Võ Nguyên Giáp và Catherine Karnow: cuộc gặp không thể quên

04/10/2013 22:46
Theo HUFFINGTON POST/Redsvn
(GDVN) - Tờ Huffington Post của Mỹ từng đăng tải bải viết của nữ nhà báo Catherine Karnow về cuộc gặp gỡ của bà với Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1994.
Tướng Giáp được người Pháp gọi là “Ngọn núi lửa phủ tuyết”, ông là người chỉ huy của trận đánh nổi tiếng Điện Biên Phủ vào tháng 5/1954, giúp Việt Nam giành được độc lập từ Pháp. Ông cũng là vị tướng đã chỉ huy quân đội giải phóng Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, với chiến thắng cuối cùng vào tháng 4/1975.
Nhà báo Catherine Karnow và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, năm 1994. Ảnh: Catherine Karnow.
Nhà báo Catherine Karnow và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, năm 1994. Ảnh: Catherine Karnow.

Nữ nhà báo Catherine Karnow kể: Năm 1994, tôi trở thành nhà báo phương Tây đầu tiên được Đại tướng mời tới thăm Điện Biên Phủ với tư cách cá nhân. Thời điểm của chuyến đi là một tuần trước ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biện phủ, 7/5.Vài ngày trước đó, tôi đã có mặt ở nhà Đại tướng, chụp ảnh ông và ăn tối cùng các thành viên trong gia đình.

Tôi xin được nói chuyện ngoài lề một chút, về việc vì sao mình lại có mình lại có được mối quan hệ thân mật với nhân vật lịch sử huyền thoại của Việt Nam. Cha tôi, Stanley Karnow, là nhà báo nổi tiếng đồng thời cũng là một sử gia về cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông đã phỏng vấn tướng Giáp cho tờ New York Times vào năm 1990. Một vài tháng sau đó tôi đã đến Việt Nam gặp tướng Giáp, chụp ảnh ông và gia đình, và mối quan hệ kéo dài cho đến ngày nay.

Người Pháp gọi ông là ngọn núi lửa phủ tuyết. Ảnh: Catherine Karnow.
Người Pháp gọi ông là ngọn núi lửa phủ tuyết. Ảnh: Catherine Karnow.

Ngày 1/5/1994 đã đến. Tôi đã rất hồi hộp trước chuyến đi từ Hà Nội đến Điện Biên Phủ. Lần này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ thăm lại trận địa và nghĩa trang liệt sĩ, ông sẽ trở về Mường Phăng lần đầu tiên sau 40 năm. Đó là nơi ông và các đồng đội đã trú ẩn trong khu doanh trại bí mật trong rừng vào những tháng đầu tiên của chiến dịch. Từ nơi đó ông đã lên kế hoạch cho trận đánh Điện Biên Phủ nổi tiếng.

Chiến lược của tướng Giáp có điểm gì xuất sắc? Về cơ bản, ông đã khiến đối phương hoàn toàn ngỡ ngàng khi đưa được lực lượng pháo binh hạng nặng lên các sườn núi, vây quanh trận địa của người Pháp và dành cho họ những đòn pháo kích kinh hoàng.

Các cựu chiến binh Điện Biên Phủ say mê nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện. Ảnh: Catherine Karnow.
Các cựu chiến binh Điện Biên Phủ say mê nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện. Ảnh: Catherine Karnow.

Chiếc máy bay phản lực thương mại cỡ lớn của chúng tôi hạ cánh xuống sân bay. Tôi được đưa về một khách sạn, trong khi Đại tướng nghỉ ở một nhà khách lớn trên đỉnh đồi. Chúng tôi sẽ thăm trận địa Điện Biên Phủ vào ngày hôm sau.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến Điện Biên Phủ bằng trực thăng quân đội. Tôi thì đi bằng xe Jeep, một hành trình dài 6 giờ trên địa hình núi đá gập ghềnh. Đây là một vùng có bệnh sốt rét, nhưng tôi không có thời gian để đi chủng ngừa. Tôi sẽ có mặt ở Điện Biên Phủ vào đầu giờ trưa, và Đại tướng cũng sẽ đến vào khoảng thời gian đó.

Hàng trăm người đã tụ tập trên trận địa để chờ đợi sự xuất hiện của chiếc trực thăng chở Đại tướng. Vì chiếc máy bay có thể hạ cánh bất cứ lúc nào, tôi cầm sẵn chiếc máy ảnh đã lên phim ở vị trí chụp tốt nhất.

Những người dân tộc Thái Đen chờ đợi sự hiện diện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Catherine Karnow.
Những người dân tộc Thái Đen chờ đợi sự hiện diện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Catherine Karnow.

Hàng giờ trôi qua, tôi không mang theo đồ ăn, ngoài một bình nước soda cam. Trời rất nóng và mặt trời không ngừng lên cao. Nếu đi tìm nơi tránh nắng, có thể tôi sẽ bỏ lỡ những khoảnh khắc quý giá.

Thật ngớ ngẩn khi tôi thậm chí còn không mang đủ phim để có thể thoải mái chụp những người dân địa phương. Điều này thật là tồi tệ, khi đó là những khung cảnh rất đáng để ghi lại. Đó là những người dân tộc Thái Đen trong trang phục truyền thống, những em nhỏ đeo khăn quáng đỏ cầm biểu ngữ.

Tôi đã bắt đầu cảm thấy mờ mắt và kiệt sức vì đói.

Cuối cùng, tiếng động cơ bắt đầu vang vọng trên bầu trời, và chúng tôi nhìn thấy chiếc máy bay lớn tiến về. Người dân đồng loạt chạy về phía chiếc máy bay trực thăng đang hạ cánh. Đại tướng vẫy tay chào đám đông.

Máy bay trực thăng chở Đại tướng đến Điện Biên Phủ. Ảnh: Catherine Karnow.
Máy bay trực thăng chở Đại tướng đến Điện Biên Phủ. Ảnh: Catherine Karnow.

Sau đó, chúng tôi bắt đầu chuyến đi dài lên núi để thăm sở chỉ huy bí mật trong rừng. Chúng tôi đã phải đi trên những tấm ván gỗ hẹp bắc trên dòng suối và trèo qua các gốc cây đổ. Đối với một người đàn ông ở tuổi 83, sức khỏe của Đại tướng quả là tuyệt vời.

Khi Đại tướng trở về nơi mà ông đã dành nhiều tháng để chỉ duy và đưa chuộc chiến cuối cùng đến thắng lợi, người dân đã chào đón ông với sự tôn kính và niềm vui lớn lao.

Người dân chào đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Catherine Karnow.
Người dân chào đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Catherine Karnow.

Chúng tôi vào trong túp lều nhỏ, nơi mà Đại tướng đã vạch ra các chiến lược của mình cho trận đánh 40 năm về trước. Trên vách lều là bản sao của tấm bản đồ mà ông và các đồng đội đã sử dụng.

Tướng Giáp đã kể lại những kỷ niệm của mình trong những tháng ngày chỉ huy chiến dịch tại đây. Ông nói: "Điều hối tiếc duy nhất của tôi là người chỉ huy cùng với tôi ngày hôm đó không còn với chúng ta và để góp mặt ở đây ngày hôm nay”.

Đó là thời khắc thật trọng đại, khi tôi đứng trong một túp lều nhỏ ở giữa rừng rậm của miền Bắc Việt Nam, nơi đã chứng kiến một huyền thoại sống, một con người đã khẳng định được tư cách của mình trong lịch sử.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong túp lều đã gắn bó với mình bốn mươi năm trước. Ảnh: Catherine Karnow.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong túp lều đã gắn bó với mình bốn mươi năm trước. Ảnh: Catherine Karnow.















Theo HUFFINGTON POST/Redsvn