Vụ cưỡng chế Hải Phòng: Những phát ngôn gây "sốc" và đáng chú ý nhất

05/02/2012 06:00
Thành Chung (tổng hợp)
(GDVN) - Xung quanh vụ cưỡng chế ở Hải Phòng có rất nhiều phát ngôn của chính quyền, người nhà ông Vươn, các chuyên gia, luật sư... khiến độc giả phải chú ý.
1. Những phát ngôn "nóng" của lãnh đạo Hải Phòng

"Việc lực lượng chức năng phá nhà ông Vươn là do các đối tượng cố thủ trong đó"
Đó là khẳng định của ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng đã nói trước báo chí vào ngày 12/1. Khi được hỏi liệu UBND huyện có cưỡng chế nhầm vị trí đất và tháo dỡ nhầm ngôi nhà của ông Vươn? Ông Hiền trả lời thẳng thẳn: "Hai căn nhà trên phần đất được cho là cưỡng chế nhầm sở dĩ đã bị tháo dỡ (thực tế đã bị đánh sập hoàn toàn - PV) là do khi cưỡng chế các đối tượng gây án đã ẩn nấp trong đó".

Ngôi nhà của ông Vươn chỉ còn là đống gạch vụn.
Ngôi nhà của ông Vươn chỉ còn là đống gạch vụn.
Thủ phạm phá nhà ông Vươn là người dân(?) Sáng 17/1 tại Hà Nội, trong cuộc giao ban báo chí thường kỳ ông Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, lại khẳng định, thủ phạm phá nhà ông Vươn là người dân! Ông Thoại nhấn mạnh, việc cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn là đúng pháp luật. "Các đồng chí ở huyện báo cáo do người dân bất bình nên vào phá ngôi nhà này chứ không phải chính quyền" - ông Thoại quả quyết.
Huyện Tiên Lãng khẳng định không phá nhà ông Vươn
Sáng 2/2, Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng Ngô Ngọc Khánh trả lời trực tiếp trên Đài tiếng nói Việt Nam (kênh VOV1) vụ cưỡng chế đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn.

Ông Khánh khẳng định, chính quyền không phá nhà ông Vươn.
Ông Khánh khẳng định, chính quyền không phá nhà ông Vươn.
Người phát ngôn UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) khẳng định, việc thu hồi đất của gia đình ông Vươn hoàn toàn đúng đắn và đoàn cưỡng chế không ra lệnh cũng như không có ai tham gia việc phá nhà dân. "Tôi khẳng định rằng đoàn cưỡng chế không có một lệnh nào và không có một ai tham gia việc phá nhà dân. Còn việc nhà nằm ngoài khu vực cưỡng chế, đồng thời nó là khu vực gây án nên việc phá hay thế nào thì đã có cơ quan chức năng làm rõ", ông Khánh nói.
“Tôi không lệnh cho anh em phá nhà Vươn!”
Đó là khẳng định của đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc công an TP. Hải Phòng trả lời báo chí xung quanh việc ngôi nhà của ông Vươn, ông Quí nằm bị san phẳng.
Đại tá Đỗ Hữu Ca cũng cho hay: Việc cưỡng chế tại Tiên Lãng là nhiệm vụ của huyện Tiên Lãng. Chỉ khi xảy ra sự việc Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý nổ súng chống người thi hành công vụ, công an TP mới tăng cường lực lượng, nhất là khi đối tượng sử dụng các phương tiện gây mức độ sát thương lớn."Nhà sập thì phải hỏi huyện" Đó là khẳng định của ông Lê Thanh Liêm - Chủ tịch UBND xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng Cũng theo vị chủ tịch xã này, nhà của ông Quý nằm ngoài diện tích cưỡng chế. Việc nhà ông Quý bị giật sập và huy động máy xúc để cưỡng chế thì “phải hỏi huyện, xã không nắm được”. “Xã chỉ có trách nhiệm tiếp nhận diện tích cưỡng chế, còn việc tiến hành cưỡng chế như thế nào là do huyện chứ chúng tôi không liên quan”, vị chủ tịch này cho biết.

“Là một điều đáng tiếc với Hải Phòng”

Trả lời báo chí vào ngày 1/2, ông Dương Anh Điền, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, cho biết: sau khi có báo cáo kết quả về ủy ban, nếu phát hiện thấy có dấu hiệu sai phạm của cơ quan nào, cá nhân nào sẽ xử lý, không bao che.

“Sai đến đâu xử đến đấy, đồng chí nào sai thì phải xử lý theo sai phạm đó. Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng, cứ theo luật mà làm, thượng tôn pháp luật”, ông Điền nhấn mạnh.

"Bài học lớn đó là về phương thức tổ chức cưỡng chế"

Trả lời trên báo Thanh Niên, ông Đan Đức Hiệp, Phó chủ tịch UBND TP. Hải Phòng cho rằng: "Hải Phòng rút ra bài học sâu sắc từ vụ việc ở Tiên Lãng. Có rất nhiều điều cần được rút kinh nghiệm, nhưng bài học lớn đó là về phương thức tổ chức cưỡng chế.

Các vụ cưỡng chế đất đai bao giờ cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Trong công tác dân vận, cũng cần những người có trí tuệ, am hiểu kiến thức, có uy tín để có thể giải thích, thuyết phục người dân thay đổi nhận thức. Điều quan trọng là phải có chủ trương, chính sách đúng đắn, minh bạch.

Sau đó là phải giải thích cho người dân hiểu và tự nguyện chấp hành.  Khi xảy ra sự việc, công tác thông tin với báo chí, để giải thích với dư luận cũng chưa được đầy đủ, nên dẫn đến còn có nhiều ý kiến khác nhau, gây hiểu lầm giữa nhân dân với chính quyền"

Cưỡng chế đầm tôm được dư luận nhân dân "đa số ủng hộ"
Đại diện UBND xã Vinh Quang lẫn Mặt trận tổ quốc huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) cho rằng, cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Vươn nhằm đảm bảo công bằng khi mà diện tích đất của người dân hạn hẹp.
Ông Vũ Thế Tuyền, Chủ tịch UBMTTQ huyện Tiên Lãng cho rằng: "Chúng tôi đã chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc xã, các đoàn thể vận động để anh Vươn sớm nhận thức và chấp hành quy định song anh cố tình không chấp hành. Vì thế, chính quyền phải cưỡng chế để đảm bảo công bằng cũng như tăng cường quản lý nhà nước chặt chẽ hơn diện tích bãi bồi ven sông ven biển".
Cũng theo ông Tuyền: "Mặt trận Tổ quốc phải ủng hộ cao việc cưỡng chế thu hồi đất vì nó đúng đắn", ông Tuyền nói và cho biết thêm, dư luận nhân dân "đa số ủng hộ".Hoa lợi trong đầm “không có cái gì” Chiều ngày 31/1, trên báo Giáo dục Việt Nam, ông Ngô Ngọc Khánh, CVP UBND huyện Tiên Lãng thông tin: “Ngay trong ngày, sau buổi cưỡng chế, chúng tôi quản lý đầm rồi thì đoàn cưỡng chế đã tháo cống thông thủy”. Và theo ông Khánh, khi đó hoa lợi trong đầm “không có cái gì”. Ông Khánh cũng cho biết thêm, việc làm trên dựa theo nguyên tắc, trước khi thu hồi có thông báo cho chủ đầm thu hoạch hoa lợi. Tuy nhiên, theo chị Phạm Thị Hiền (vợ ông Đoàn Văn Quý), toàn bộ 5.000 con cá vược loại 1-1,5 kg/con, 7.000 con cá trắm, trọng lượng 2-3 kg/con, 3.000 con cua giống trong đầm đã bị đánh bắt hết. Tính tổng trị giá cá nuôi đã lên tới hơn 1,5 tỉ đồng, chưa kể cua, tôm tự nhiên và hàng ngàn buồng chuối.2. Tiếng nói từ người nhà ông Vươn
"Khi em về thì người ta đã đánh bắt gần hết..."
Trả lời báo Thanh Niên, bà Phạm Thị Hiền (vợ ông Đoàn Văn Quý) cho biết,  toàn bộ 5.000 con cá vược loại 1-1,5 kg/con, 7.000 con cá trắm, trọng lượng 2-3 kg/con, 3.000 con cua giống đã bị đánh bắt hết. Tính tổng trị giá cá nuôi đã lên tới hơn 1,5 tỉ đồng, chưa kể cua, tôm tự nhiên và hàng ngàn buồng chuối. “Khi em về thì người ta đã đánh bắt gần hết, trong đầm bây giờ em không thấy tăm cá, cua nào ngoi lên. Chính những người từng mua cua, cá nhà em những năm trước đã đến đây mua của họ”, bà Hiền nói.
Vợ, con của ông Vươn và ông Quý (Ảnh: TP)
Vợ, con của ông Vươn và ông Quý (Ảnh: TP)
Chúng tôi hỏi “họ” là ai, bà Hiền cho biết, đó là người nhà gia đình T.K, một chủ đầm gần đó. “Chính nhà này đã cho người xuống tiếp quản đầm nhà em ngay sau khi anh Vươn bị bắt”, bà Hiền nói.Ở trong lều từ mùng 1 Tết
Cũng theo bà Hiền cho biết: "“Mãi hôm 29 tết, những người của xã rút đi, đến sáng mùng 1, chúng em xuống lại khu đầm để dựng tạm căn lều bạt, em và chị Thương ở đó từ mùng 1 tết”.Không có quà Tết Chiều 27-1 (mùng 5 Tết), chia sẻ với phóng viên Báo Người Lao Động, bà Phạm Thị Hiền, vợ của ông Đoàn Văn Quý và bà Nguyễn Thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn (xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) cùng cho biết trong những ngày Tết, chính quyền địa phương không đả động gì đến việc thăm hỏi, hỗ trợ Tết.Chuẩn bị khởi kiện UBND huyện Tiên Lãng
Trao đổi với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam, chị Phạm Thị Báu (em dâu Vươn) cho biết gia đình chị đang làm các thủ tục pháp lý để khởi kiện UBND huyện Tiên Lãng về việc hủy hoại tài sản công dân. Gia đình đã được 2 đoàn luật  nhận lời tư vấn và bào chữa miễn phí. Đó là công ty Luật Hồng Bách và công ty Luật Phú Lợi đến từ Hà Nội. Chị nói thêm, cách đây ít ngày gia đình chị đã cùng với luật sư hoàn tất các thủ tục trong vụ kiện này. Đồng thời với việc kiện, gia đình chị cũng chuẩn bị gửi đơn tố giác tới nhiều cơ quan, ban ngành chức năng liên quan. Nội dung tố giác là việc ông Đỗ Trung Thoại – Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng; ông Đỗ Hữu Ca - Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng đã phủ nhận việc Hội đồng cưỡng chế huyện Tiên Lãng chiếm đoạt, hủy hoại tài sản và đổ lỗi cho người dân, bao che cho việc làm của cấp dưới…3. Những  "phản pháo" từ chuyên gia, lãnh đạoVụ Tiên Lãng "là một bài học cho cả nước" Đó là khẳng định của Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước. Đại tướng  khẳng định: “Vụ việc ở Tiên Lãng là một bài học mà chính quyền cả nước phải rút kinh nghiệm. Để kéo dài nhiều vụ sai phạm của chính quyền địa phương như vậy và xử lý không nghiêm cán bộ sai phạm thì sẽ làm mất lòng tin của nhân dân”. Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh cũng cho biết, khi ông còn công tác, đã có nhiều trường hợp cán bộ sai phạm về quản lý đất đai bị xử lý nghiêm. “Chính quyền sai trong phương án cán bộ còn phải thôi chức, chưa nói đến làm sai như vụ việc ở huyện Tiên Lãng”."Vụ Tiên Lãng là một tổn thất chính trị lớn"
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, nguyên đại biểu quốc hội khóa X nói rằng, ông theo dõi rất sát diễn biến của vụ cưỡng chế đầm nuôi trồng thủy sản ở Tiên Lãng. Chính vì thế, ông cảm thấy thất vọng về cách quản lý của chính quyền địa phương nơi này.
"Chuyện cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng không còn là câu chuyện của một địa phương, mà có tính chất nghiêm trọng, ảnh hưởng tới lòng tin của nhân dân với chính quyền. Tôi không hiểu ý nghĩa của pháp luật trong vụ cưỡng chế này là gì khi người dân phản kháng tiêu cực rồi phải đi tù, còn người thi hành luật pháp cũng bị thương vong", tướng Thước nói."MTTQ Việt Nam sẽ phản biện " Ngày 31/1 ông Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban T.Ư MTTQVN cho biết: MTTQ Việt Nam sẽ phản biện. “Mặt trận sẽ phản biện báo cáo về vụ việc này chứ không kết luận vấn đề. Mặt trận phải làm theo chức năng của mình, phải phản biện những kết luận của chính quyền và cơ quan bảo vệ pháp luật” - ông Kim nói.Vụ thu hồi đất ở Tiên Lãng- Hải Phòng: Việc cưỡng chế đã sai!
Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Đặng Hùng Võ cho biết, Luật đất đai năm 1993 là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước vào thời điểm đó. Luật này quy định thời hạn giao đất là 20 năm, còn Luật đất đai 1987 không quy định thời hạn này.
GS Đặng Hùng Võ cho rằng việc cưỡng chế là sai.
GS Đặng Hùng Võ cho rằng việc cưỡng chế là sai.

Vì vậy, theo ông Võ, nếu UBND huyện Tiên Lãng giao đất cho người dân 10 ngày trước khi Luật đất đai 1993 có hiệu lực thì sau đó cần phải điều chỉnh thời hạn giao đất lên 20 năm như luật định. Còn việc giao đất năm 1997 và đến năm 2007 quyết định thu hồi là sai. “Huyện Tiên Lãng và TP Hải Phòng không trả lời về việc này có nghĩa là họ đã sai”, ông Võ nhấn mạnh. Cũng theo nguyên Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường, cái sai nữa của UBND huyện Tiên Lãng là hành vi thu hồi do hết hạn nhưng lại không căn cứ vào khoản 10, điều 38 Luật đất đai. Bởi khi hết hạn giao đất nhưng người dân khai thác có hiệu quả và Nhà nước không có dự án cần thu hồi thì người dân đương nhiên tiếp tục được kéo dài thời gian giao đất.Cần khởi tố ngay vụ phá nhà ông Vươn
Đó là khẳng định của Luật sư Phạm Văn Sinh, được đăng tải trên Vnexpress: "cho dù là ai gây ra sự việc trên thì rõ ràng việc phá hủy căn nhà trên là trái pháp luật và đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự và cơ quan có thẩm quyền phải khởi tố vụ án để điều tra giải quyết". Xử lý nghiêm cán bộ sai phạm
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM trong buổi giao ban báo chí đầu xuân, ngày 31-1, ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị - Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, nhận xét việc báo chí đưa tin, phân tích đa chiều vụ cưỡng chế thu hồi đầm thủy sản ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng là đúng đắn và cần thiết. “Tôi đã điện thoại cho Thành ủy Hải Phòng, yêu cầu làm rõ vụ việc. Hành vi chống người thi hành công vụ là phải lên án, xử lý nhưng cán bộ mà cấp đất sai, thu hồi đất sai thì phải điều tra, xử lý nghiêm” - ông Huynh nói.Chính quyền cơ sở bất chấp pháp luật
Sau khi thực hiện giám sát về vụ cưỡng chế thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phòng), trao đổi với báo chí Luật sư Lê Đức Tiết- Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật MTTQ VN cho biết: Qua những tài liệu mà chúng tôi có được và về tận nơi tìm hiểu sự việc, chúng tôi cho rằng chính quyền cơ sở ở đây làm việc không căn cứ vào pháp luật. Pháp luật cũng như chính sách của Đảng, Nhà nước đều nhất quán là khuyến khích người dân khai hoang phục hóa, sử dụng đất đai có hiệu quả, làm ích nước lợi nhà.  Còn pháp luật về đất đai quy định rõ đối với đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản phải giao 20 năm. Sau thời hạn này, nếu người dân có nhu cầu sử dụng thì được ưu tiên giao lại.Lý do thu hồi đất của ông Vươn không minh bạch
Chiều 2/2, tại buổi làm việc với UBND TP Hải Phòng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Duy Lượng khẳng định: “Đất nuôi trồng thủy sản tại đầm Đoàn Văn Vươn là đất canh tác nông nghiệp, mục đích thu hồi đất phải rõ ràng, chẳng hạn để phục vụ cho thủy điện, khu công nghiệp… chứ theo lý do huyện Tiên Lãng đưa ra là để thu hồi đầm ở xã Vinh Quang thì không minh bạch”.

Thông tin hấp dẫn:

Cô gái bị xăm rết

Quan chức chơi cờ tiền tỷ

Những con đường đầy bao cao su

Bạo hành dã man ở Vĩnh Phúc

Bắt cóc trẻ sơ sinh ở bệnh viện Phụ sản TƯ

Lạc vào thế giới đêm Hà Thành

Điều kỳ diệu về cụ rùa Hồ Gươm

Những câu chuyện ở Trường bắn

Chọc gậy bánh xe

Bộ trưởng Đinh La Thăng

Tra tấn ôsin dã man

Sát thủ Lê Văn Luyện

Các chùm ảnh: Hay, đặc sắc

Hình ảnh cực độc chỉ có ở Việt Nam

Hình ảnh ghi tư các lễ hội Việt Nam

Hình ảnh cực độc: Ngộ nghĩnh như trẻ em

Thành Chung (tổng hợp)