TÂN HOA XÃ:

"Washington cần sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh với Trung Quốc"

21/08/2012 07:07
Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã)
(GDVN) - Nếu Trung Quốc coi “chống can thiệp” là phòng thủ có chiều sâu, thì tư tưởng tác chiến mới của Mỹ là tìm cách xuyên thủng sự phòng thủ đó.
Máy bay không người lái X-47B sẽ tham gia chiến tranh trên biển tương lai.
Máy bay không người lái X-47B sẽ tham gia chiến tranh trên biển tương lai.

Trang Tân Hoa xã đưa tin cho hay, ngày 16/8, trang mạng nguyệt san “Lợi ích Mỹ” của Mỹ đã có bài viết của tác giả James Holmes, phó giáo sư chiến lược học, Học viện Quân sự Hải quân Mỹ.

Bài viết cho rằng, là một tư tưởng tác chiến chưa từng được công bố, học thuyết “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” của Quân đội Mỹ đã gây ra tranh cãi mạnh mẽ cho một bộ phận dư luận.

Các cuộc tranh cãi này chủ yếu xoay quanh 2 phương diện: Một là vấn đề kỹ thuật, hai là học thuyết này phải chăng nhằm vào Trung Quốc. Câu trả lời cho vấn đề thứ hai là: thực sự là nhằm vào Trung Quốc.

Điều này hoàn toàn không phải là “lời tiên đoán ngày tận thế”. Nhìn từ góc độ chính trị, chiến tranh với Trung Quốc vừa không phải là điều không thể tránh khỏi, vừa không phải là rất có khả năng xảy ra. Nhưng quân đội luôn đưa ra kế hoạch nhằm vào kẻ thù mạnh nhất có thể gặp phải.

Nhìn từ góc độ tác chiến, Quân đội Trung Quốc đã tạo ra thách thức “chống can thiệp” nghiêm trọng nhất đối với bất cứ đối thủ nào trong tương lai. Các bên đều phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, nếu không Mỹ chắc chắn sẽ mất đi khu vực và sự lựa chọn quan trọng.

Ở vùng biển châu Á, Quân đội Trung Quốc là “tiêu chuẩn cơ bản” đo lường Quân Mỹ có thể giành được thành công hay không, đa số người cho rằng vùng biển châu Á là nơi cạnh tranh giữa các nước lớn gay gắt nhất. Các đối thủ tiềm tàng khác, chẳng hạn Quân đội Iran, bị Lầu Năm Góc coi là thách thức “phụ thuộc”.

Hải quân sẽ phát huy vai trò chủ yếu trong "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển".
Hải quân sẽ phát huy vai trò chủ yếu trong "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển".

Nếu Quân đội Mỹ có thể đập tan sự phòng thủ “chống can thiệp” kiên cố nhất ở đó, thì sự phòng thủ yếu ớt của các đối thủ tương đối yếu khác sẽ không chịu nổi một cuộc chiến.

Sự quan tâm trọng điểm đối với “chống can thiệp” là nguyên nhân “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển nhằm vào Trung Quốc” – bởi vì Trung Quốc là “cọc tiêu” cao nhất, hoàn toàn không phải do có người dự đoán Tây Thái Bình Dương sẽ xảy ra chiến tranh.

Nếu nói “chống can thiệp” là tiến hành phòng thủ có chiều sâu, thì “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” là nghiên cứu công nghệ và chiến thuật xuyên thủ sự phòng thủ đó.

Trung Quốc cho rằng, lực lượng trên bộ là nền tảng của lực lượng trên biển, điều này làm cho Quân đội Trung Quốc coi hải quân là lực lượng thứ hai. Đặc sắc trang bị ban đầu của hải quân là bay, ẩn, nhanh. Phòng thủ trên biển được xây dựng trên nền tảng 3 loại trang bị dưới đây:

máy bay tầm ngắn cất cánh từ các sân bay duyên hải, tàu ngầm diesel lặn dưới nước và tàu tuần tra tốc độ nhanh trang bị đại pháo và tên lửa. Đây chính là mô hình ban đầu lực lượng “chống can thiệp” siêu hiện đại của Trung Quốc đến nay.

Mặc dù đã thiết lập được hạm đội tầm xa, nhưng phòng thủ bờ biển vẫn là nhiệm vụ cốt lõi của Hải quân Trung Quốc, dù rằng khu vực phòng thủ của họ đã được mở rộng rất lớn.

Chiến lược phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ lấy hệ thống quản lý chiến đấu Aegis và tên lửa đánh chặn SM-3 làm nền tảng.
Chiến lược phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ lấy hệ thống quản lý chiến đấu Aegis và tên lửa đánh chặn SM-3 làm nền tảng.

Nếu nói Hải quân Trung Quốc muốn tiến hành điều chỉnh văn hoá chế độ, tiến ra đại dương mênh mông, thì Quân đội Mỹ đang đối mặt với thách thức văn hoá nghiêm trọng hơn, cần để nó tự thích ứng với hiện thực mới.

Sau Chiến tranh Lạnh, Quân đội Mỹ coi hải quân là sự chi viện cho lực lượng trên bộ. Do không có đối thủ cạnh tranh cấp độ cao như Hải quân Liên Xô, vì vậy Hải quân Mỹ cho rằng họ là người thống trị của đại dương.

Hiện nay, cùng với thách thức “chống can thiệp” trở thành tiêu điểm quan tâm, Hải quân Mỹ đã bắt đầu nâng cấp vũ khí trang bị, đồng thời tập lại những kỹ năng đã quên khá nhiều.

Là một nước lớn lục địa của châu Á, Trung Quốc nhìn sức mạnh trên biển từ góc độ tổng thể; Mỹ - nước thống trị đại dương cho rằng, sức mạnh trên biển là sự bổ sung của sức mạnh trên đất liền. Nếu Mỹ-Trung tuyên chiến, sự khác biệt về văn hoá này sẽ có lợi cho Quân đội Trung Quốc.

Dù sao, tác chiến ở duyên hải là lĩnh vực họ hiểu rõ, còn các nhà lãnh đạo Mỹ từ lâu luôn cho rằng, họ không cần phải tiếp tục khai chiến để giành lấy quyền kiểm soát trên biển. Quân đội Mỹ chắc chắn phải từ bỏ quan điểm “thâm căn cố đế” này.

Trừ phi Hải quân và Không quân Mỹ kịp thời tiến hành chuyển đổi về văn hoá, học cách tiến hành hợp tác trên biển, nếu không Trung Quốc sẽ chiếm ưu thế.

Quân Mỹ phóng tên lửa đánh chặn THAAD.
Quân Mỹ phóng tên lửa đánh chặn THAAD.
Tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke sẽ được giao trọng trách.
Tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke sẽ được giao trọng trách.
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã)