Trong tương lai gần, Hải quân Nga chuẩn bị thử nghiệm tổ hợp mới và nếu thu được thành công những cơ hội mới sẽ mở ra không chỉ riêng cho lực lượng chiến đấu cơ phục vụ cho hải quân.
Hạ cánh trên boong tàu là thao tác phức tạp và không dành cho những ai yếu bóng vía: nếu trong điều kiện bình thường đường băng của một phi cơ chiến đấu có chiều dài 2.000 mét và bề rộng 50 mét, thì trên boong tàu sân bay mặt bằng hạ cánh bị rút ngắn 10 lần và thu hẹp gấp rưỡi.
Thêm vào đó, đường băng nổi còn di động và lắc lư. Hỗ trợ phanh máy bay có các thiết bị dây cáp (trong trường hợp xấu nhất sử dụng cả vách tường ngăn khẩn cấp). Nhưng phi công vẫn phải đốt nhiên liệu khi đáp xuống đường băng, để phòng trường hợp bắt trượt dây cáp máy bay có cơ hội lấy lại độ cao.
Con số các phi công nắm trình độ hạ cánh trên boong tàu sân bay không phải là nhiều, trong khi bất kỳ biến động thời tiết đều có thể giảm số lượng phi công sẵn sàng cất cánh. Không người chỉ huy nào quyết định bay nếu điều kiện hạ cánh dự kiến quá phức tạp đối với phi công.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga. |
Đối với đội ngũ phi công của Hải quân Nga, hạn chế về thời tiết vốn là một yếu tố trở ngại lớn: các căn cứ chính của cả hai hạm đội đại dương Nga đều bố trí tại những khu vực có nhiều biến động khí hậu. Ngoài ra, ở phía Bắc còn tồn tại yếu tố đêm cực.
Hệ thống hạ cánh "mù" được gọi tắt là SRNK (tổ hợp định vị vệ tinh) sẽ cho phép tăng đáng kể độ chính xác khi xác định vị trí máy bay. Cơ sở của tổ hợp là một hệ thống dẫn đường vệ tinh đã được sử dụng lâu nay, nhưng điểm khác là máy bay đang chuẩn bị hạ cánh sẽ trao đổi tín hiệu trực tiếp với một thiết bị khác được trang bị cho tổ hợp.
Điểm tính toán bổ sung sẽ góp phần cải thiện giao động tọa độ xuống dưới 10 cm, đồng thời so sánh tương quan với các tọa độ của tàu, có căn cứ biến động trên sóng của boong tàu sân bay.
Nhiệm vụ của phi công là duy trì mốc mục tiêu xuất hiện trên ô hiển thị trên kính trước khớp với điểm ấn định, điều này sẽ cho phép người lái hạ cánh chuẩn xác trong cả trường hợp tầm nhìn bằng không.
Nhiệm vụ của phi công là duy trì mốc mục tiêu xuất hiện trên ô hiển thị trên kính trước khớp với điểm ấn định, điều này sẽ cho phép người lái hạ cánh chuẩn xác trong cả trường hợp tầm nhìn bằng không.
Trên lý thuyết, đây là giải pháp lý tưởng loại bỏ mọi tai nạn. Thử nghiệm sơ bộ đối với SRNK đã thu được một số kết quả - chiến đấu cơ Su-30 có trang bị tổ hợp mới đã thực hiện vài lần hạ cánh trên boong tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov.
Nếu các thí nghiệm tổng kết đem lại thành công, SRNK có thể được cài đặt trên các Su-33 đang hoạt động, cũng như MiG-29K trong tương lai. Những chiến đấu cơ mới có hi vọng sẽ tham gia biên chế lực lượng không quân của Hải quân Nga trong thời gian tới.
Theo Tiền Phong