Sáng 18/4, trao đổi với báo Giáo dục Việt Nam, ông Lê Văn Hẳn – Chánh văn phòng Tỉnh uỷ Trà Vinh cho hay: “Chiều 17/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh đã tổ chức cuộc họp biểu quyết về việc ông Trần Khiêu thôi giữ các chức vụ phó bí thư Tỉnh ủy và chủ tịch UBND tỉnh. Kết quả, 46/47 phiếu đồng ý để ông Trần Khiêu thôi chức”.
Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Trần Khiêu |
Theo ông Hẳn, đây là quy trình từ dưới lên trên và phải làm như vậy chứ Ban Bí thư không quyết thẳng là cho nghỉ hay không. Và sau đó, kết quả này sẽ được Tỉnh uỷ Trà Vinh trình lên Bộ Chính trị và Ban Bí thư.
Sau đó cấp trên xem xét kết quả đề nghị của Ban thường vụ tỉnh uỷ Trà Vinh mà quyết định cho thôi tham gia Ban Chấp hành thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Bí thư Tỉnh uỷ và Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh theo nguyện vọng trong đơn xin nghỉ của đồng chí Trần Khiêu.
Khi được hỏi tại sao trong những ngày qua ông không lên tiếng để nói rõ sự thật, để dư luận biết rõ trước thông tin là “nữ phó phòng lộng hành đập xe chủ tịch tỉnh, quậy phá trụ sở UBND tỉnh Trà Vinh” của bà Trần Hồng Ly, có lôi cả tên ông vào sự việc? Ông Trần Khiêu chia sẻ: Tôi thấy chuyện này là chuyện riêng tư của những người liên quan, không đáng để tôi tham gia, trong khi vị trí của tôi là một Chủ tịch tỉnh. Tôi nghĩ đang có một người nào đó chủ mưu và khuếch đại sự việc lên. Đó là chuyện của người ta, quyền của người ta, mình không nên nói làm gì.
Trước đó, ngày 25/3, ông Trần Khiêu đã gửi đơn đến các cơ quan có thẩm quyền của T.Ư và địa phương xin nghỉ chính sách với lý do sức khỏe yếu, nhiều tuổi, thương binh và mất sức lao động 45%.
Trong một cuộc trao đổi với Giáo dục Việt Nam, trước thông tin về nộp đơn xin từ nhiệm vai trò Chủ tịch Tỉnh sớm vì chuyện ầm ĩ liên quan đến bà Trần Hồng Ly, ông Trần Khiêu nói: “Tôi xác nhận là có và cách đây lâu rồi, chứ không phải vì những chuyện khống đáng ầm ĩ của cô Ly vừa rồi.
Lúc chuẩn bị kiểm thảo Trung ương IV, tôi thấy nhiệm kỳ của mình chỉ còn mấy tháng nữa thôi, có thể xin nghỉ trước vài tháng, tạo điều kiện cho lực lượng kế cận tôi chuẩn bị cho nguồn Đại hội tới. Chuyện được chấp nhận hay không, còn tùy thuộc vào Ban Bí thư nữa.
Công việc của tôi đã làm hơn 40 năm, tôi thấy cũng “thấm” rồi, nghỉ càng sớm, càng có thời gian nghỉ ngơi. Tôi không ngồi đó mà câu nệ từng ngày với cái ghế, tham quyền cố vị làm gì nữa. Phải biết thời điểm nào đó cần kết thúc, vì sự phát triển của anh em cấp dưới.
Chia sẻ cảm giác về việc tên mình xuất hiện nhiều trên báo trong thời gian qua, ông Trần Khiêu chia sẻ: “Cuộc đời tôi đã có hơn 40 năm cống hiến, chặng đường tôi đã đi qua, có nhiều thử thách còn nghiệt ngã hơn chuyện này gấp 1000 lần . Trong những năm chiến tranh, tôi bị thương, vết này chưa lành, đã có vết mới, chết đi sống lại bao nhiêu lần nhưng tôi còn vượt qua được. Huống chi đây là chuyện nhỏ này, có gì mà mình phải để tâm nặng nề….
Nhưng cũng có những phút giây tôi ngồi ngẫm lại, thấy không được vui lắm. Thời gian sẽ trả lời tất cả, mọi việc rồi cũng sáng tỏ”.
Ông Trần Khiêu nói tiếp: “Ở đại hội trước nữa, tôi đã nói với anh em: “Thôi không tái cử nữa”, nhưng tổ chức đã quy hoạch nhân sự rồi, muốn nghỉ ngang cũng khó lắm. Chứ thật sự là tôi đã muốn nghỉ ở nhiệm kỳ vừa rồi.
Tôi xem công việc của mình giống như người lính gác. Đến phiên gác thì anh đến, xong phiên thì anh trở về để người khác đến thay. Ghế Chủ tịch Tỉnh là của Nhà nước, là của dân, chứ có phải là sở hữu của mình đâu mà sợ mất?”.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của báo Giáo dục Việt Nam xung quanh câu chuyện: có thông tin là ông đã nộp đơn xin từ nhiệm vai trò Chủ tịch Tỉnh sớm vì chuyện ầm ĩ liên quan đến bà Trần Hồng Ly, ông Trần Khiêu đã thẳng thắn: Tôi xác nhận là có và cách đây lâu rồi, chứ không phải vì những chuyện khống đáng ầm ĩ của cô Ly vừa rồi. Lúc chuẩn bị kiểm thảo Trung ương IV, tôi thấy nhiệm kỳ của mình chỉ còn mấy tháng nữa thôi, có thể xin nghỉ trước vài tháng, tạo điều kiện cho lực lượng kế cận tôi chuẩn bị cho nguồn Đại hội tới. Chuyện được chấp nhận hay không, còn tùy thuộc vào Ban Bí thư nữa.
Công việc của tôi đã làm hơn 40 năm, tôi thấy cũng “thấm” rồi, nghỉ càng sớm, càng có thời gian nghỉ ngơi. Tôi không ngồi đó mà câu nệ từng ngày với cái ghế, tham quyền cố vị làm gì nữa. Phải biết thời điểm nào đó cần kết thúc, vì sự phát triển của anh em cấp dưới.
Công việc của tôi đã làm hơn 40 năm, tôi thấy cũng “thấm” rồi, nghỉ càng sớm, càng có thời gian nghỉ ngơi. Tôi không ngồi đó mà câu nệ từng ngày với cái ghế, tham quyền cố vị làm gì nữa. Phải biết thời điểm nào đó cần kết thúc, vì sự phát triển của anh em cấp dưới.
Tuấn Nam