24h “bắc nồi nấu cháo trên lưng người làm báo” Vấn đề bản quyền trên báo chí internet đang nhức nhối trong thời gian gần đây. Và mới đây, người ta lại ngã ngửa vì một “đại gia” trong làng tin tức online là 24h lại vướng phải vết xe đổ của những tờ tin lá cải đã bị truyền thông chính thống vạch mặt trước đó.
Để có một sản phẩm báo chí, những người làm nghề báo chân chính phải lăn lộn vất vả, đổ mồ hôi, thậm chí là máu. Sự dấn thân của những người làm báo luôn được xã hội ghi nhận và công sức của họ không dễ gì bị tước đoạt. |
Ăn cắp tin bài trái phép, xáo xào tin bài của các báo điện tử khác, vi phạm nghiêm trọng bản quyền, tước đoạt mồ hôi công sức của những người làm báo... là tất cả những thủ thuật 24h đã làm để bước lên vị trí hàng đầu về doanh thu quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam. Những ngày gần đây, đồng loạt các Bộ, ban, ngành, các cơ quan nhà nước và UBND các tỉnh, thành phố đều nhận được thông báo 1432 của Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo về sự việc các trang web “đội lốt” các cơ quan báo chí gây hiểu nhầm. Thông báo 1432 mặc dù chưa đề cập cụ thể đến các cách thức tác nghiệp kiểu “bắc nồi nấu cháo” trên lưng người làm báo nhưng cộng đồng báo chí Việt Nam đều đã nhận ra việc này từ lâu. Chỉ có điều, lâu nay, làng báo vẫn thường chỉ quen quyết liệt với các vấn đề xã hội mà quên quyết liệt với chính “miếng cơm manh áo” của mình. Và sự “dĩ hòa vi quý” đó chính là điều kiện để website của các công ty quảng cáo kiểu như 24h “bắc nồi nấu cháo nấu trên lưng người làm báo” để kiếm bộn tiền và sống vương giả. Trang web 24h.com.vn ngang nhiên dành lấy miếng bánh quảng cáo – nguồn sống lớn nhất của các trang báo điện tử lớn và chính thống như: Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Vnexpress, Dân trí, VietnamNet…
Công nghệ "đạo bài" của 24h Cũng như các trang tin chuyên “ăn cắp” tin bài, 24h.com.vn cũng áp dụng triệt để chiêu này. Cuối mỗi bài viết chỉ có 1 dòng tên nguồn rất nhỏ và ở vị trí rất khó để thấy. Thậm chí còn ghi nguồn theo kiểu “24h.com.vn (Theo báo điện tử VTCnews)” Nghiêm trọng hơn là việc lấy các tin bài này không có sự xin phép với nguồn tin. Một loạt các tờ báo chính thống như Tiền Phong, PetroTimes, VTCnews, Khoa học đời sống… đều bị 24h.com.vn “chôm chỉa”.
Công nghệ "đạo bài" của 24h Cũng như các trang tin chuyên “ăn cắp” tin bài, 24h.com.vn cũng áp dụng triệt để chiêu này. Cuối mỗi bài viết chỉ có 1 dòng tên nguồn rất nhỏ và ở vị trí rất khó để thấy. Thậm chí còn ghi nguồn theo kiểu “24h.com.vn (Theo báo điện tử VTCnews)” Nghiêm trọng hơn là việc lấy các tin bài này không có sự xin phép với nguồn tin. Một loạt các tờ báo chính thống như Tiền Phong, PetroTimes, VTCnews, Khoa học đời sống… đều bị 24h.com.vn “chôm chỉa”.
Những nội dung sex, shock, rẻ tiền... được 24h khai thác triệt để, kể cả trong mục "Thông tin doanh nghiệp" |
Để có cái nhìn khách quan về vấn đề này, phóng viên báo Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với người đứng đầu các báo điện tử này và đều nhận được lời khẳng định là: Không có bất cứ sự hợp tác nào với 24h và việc 24h lấy tin bài là chưa xin phép. Báo Giáo dục Việt Nam cũng nhiều lần là nạn nhân của 24h.com.vn. Có trường hợp, sau khi đăng tải, tòa soạn có điều chỉnh, cập nhật thông tin để chính xác hơn, trong khi 24h vẫn giữ nguyên sai sót cũ, gây hiểu nhầm và tạo ra sự khó chịu cho độc giả của báo Giáo dục Việt Nam. Nguy hiểm hơn, 24h còn “xào xáo” lại tin bài của các tờ báo điện tử khác, đổi title, “thêm mắm thêm muối” đến mức tác giả khó có thể nhận ra đây là bài viết của mình. Thêm một bài viết “Thế giới quý bà "khát tình"” được đăng tải trên 24h.com ngày 26/5. Trên thực tế, đây là bài viết được “xào” lại từ 2 bài Góc nhìn: Thế giới quý bà "thác loạn khát tình" của báo Thể thao văn hóa (26/5) và bài Xâm nhập thế giới "khát tình" của các quý bà thác loạn của Giadinh.net (26/5). Ngoài ra, dưới mỗi bài viết, ban biên tập trang web 24h.com có dành phần comment (bình luận) cho độc giả và có nút like, share lên các mạng xã hội khác. Về nội dung thì khỏi phải bàn, đặc biệt là ở Eva.vn – trang web phụ của 24h.com.vn. Nội dung ở trang web này không khác mấy so với các trang web phòng the, websex. Độc giả có thể xem ảnh chụp màn hình ở tiểu mục “Thông tin doanh nghiệp” của Eva.
Ông Tô Văn Long, Trưởng phòng Quyền tác giả - Cục Bản quyền tác giả Việt Nam cho biết, những tin, bài báo chí là một loại tài sản trí tuệ, tuy là tài sản vô hình nhưng vẫn được bảo vệ về bản quyền tác giả, đơn vị chịu trách nhiệm sản xuất ra bài báo đó.
Theo Nghị định 47/2009/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan thì mức phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm bản quyền như Báo Mới có thể bị phạt ở mức cao nhất từ 400 – 500 triệu đồng đối với hàng hóa có giá trị trên 500 triệu đồng.
Theo Nghị định 47/2009/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan thì mức phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm bản quyền như Báo Mới có thể bị phạt ở mức cao nhất từ 400 – 500 triệu đồng đối với hàng hóa có giá trị trên 500 triệu đồng.
Trong bài tới, phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam sẽ có bài đăng tải về ý kiến các TBT của các tờ báo và các cơ quan chức năng lên tiếng mời độc giả đón đọc...
Hoàng Nghi Xuân