Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương 2014 (ảnh minh họa) |
Trang mạng tạp chí "The National Interest" Mỹ ngày 5 tháng 7 cho rằng, Nhật Bản và Trung Quốc tồn tại khả năng xảy ra xung đột vũ trang do nhóm đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư).
Nếu xuất hiện tình hình này, Washington sẽ đứng trước sự lựa chọn quan trọng. Ủng hộ Nhật Bản sẽ có nghĩa là khai chiến với Trung Quốc. Đây sẽ là một cuộc chiến tranh khiến Mỹ phải hao tổn sức lực.
Theo bài báo, khả năng chiến đấu trên bầu trời đảo Senkaku và tranh quyền kiểm soát xung quanh có thể là "ngang nhau", rất có thể làm cho cuộc không chiến kéo dài, khó phân thắng bại, tổn thất của hai bên đều sẽ rất nặng nề.
Điều này có nghĩa là hai bên sẽ hết sức mong muốn thông qua mở rộng xung đột tới ngoài khu vực tranh chấp để thực hiện “tốc chiến tốc thắng”.
Trong khi đó, họ càng có khả năng sẽ tìm cách tấn công quân đội và căn cứ ở ngoài khu vực hành động quân sự ban đầu, để phá hoại thực lực trên không và trên biển của đối phương ở khu vực xung quanh đảo tranh chấp.
Nhưng, bất kể một bên áp dụng biện pháp nào, bên kia có thể sau đó sẽ áp dụng biện pháp tương ứng. Kết quả tồi tệ nhất của leo thang tình hình là có khả năng xảy ra giao tranh bằng vũ khí hạt nhân.
Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương 2014: Tàu sân bay hạng nhẹ Ise lớp Hyuga Nhật Bản |
Nhà chiến lược Mỹ có thể thường xem nhẹ tính nghiêm trọng của xung đột Trung-Mỹ có khả năng phát triển thành chiến tranh hạt nhân. Nhưng, học giả chiến lược Trung Quốc rất có thể cho rằng, tổng hợp, nhân tố “hạt nhân” có lợi cho Trung Quốc, bởi vì, trong vấn đề biển Hoa Đông, Trung Quốc có một điểm ưu thế mang tính quyết định trước Mỹ là: so sánh quyết tâm. Khi khả năng gây ra thiệt hại cho đối phương của 2 đối thủ ngang nhau, người chiếm thế thượng phong là bên có quyết tâm lớn hơn.
Như vậy, quyết tâm của bên nào lớn hơn? Là Mỹ tập trung hơn cho duy trì vị thế lãnh đạo hơn 100 năm ở châu Á hay Trung Quốc tập trung hơn cho khôi phục vị thế hàng đầu vài trăm năm trước đây của họ? Đáp án có thể rất khó nói.
Nếu Mỹ xảy ra xung đột với Trung Quốc trong tình hình đánh giá thấp thực lực và quyết tâm của Trung Quốc, sau một cuộc chiến dài ngày, họ có thể sẽ phát hiện bản thân đối mặt với sự lựa chọn: Hoặc là chấp nhận thất bại hoặc là để tình hình leo thang thành chiến tranh hạt nhân.
Cho nên, trừ phi Washington nhận định quyết tâm của mình lớn hơn Trung Quốc, nếu không ngay từ đầu đã tránh xảy ra xung đột với Trung Quốc.
Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương 2014: Tàu khu trục tên lửa DDG112 Quân đội Mỹ |
Trung Quốc không ngại mạo hiểm nổ ra xung đột để thách thức Nhật Bản, điều này cho thấy họ nhìn nhận như vậy về tình hình hiện nay, hơn nữa họ cho rằng Mỹ cũng sẽ nhìn nhận như vậy. Chính vì vậy, Trung Quốc nhận định Washington sẽ từ bỏ Nhật Bản, tránh xung đột.
Điều này có nghĩa là Mỹ cần cân nhắc lại giả thiết nền tảng của chính sách châu Á. Washington cho rằng, mục tiêu chiến lược cơ bản của Mỹ ở châu Á là duy trì vị thế lãnh đạo của Mỹ và hệ thống đồng minh để duy trì vị thế này.
Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương: Tàu tuần dương tên lửa CG57 Hải quân Mỹ |