Máy bay chiến đấu J-8II Trung Quốc rơi vỡ do va chạm với máy bay quân sự Mỹ năm 2001 trên biển Đông. |
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, ngày 1/4/2001, một chiếc máy bay trinh sát EP-3 của Hải quân Mỹ tiến hành nhiệm vụ do thám trên bầu trời vùng biển duyên hải đảo Hải Nam của Trung Quốc, lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc đã điều 2 máy bay chiến đấu J-8II tiến hành theo dõi và chặn đường.
Trong đó, một máy bay yểm trợ đã bay đến vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc – nới cách đảo Hải Nam 110 km (70 hải lý) về phía đông nam, và va chạm với máy bay quân Mỹ. Máy bay chiến đấu của Trung Quốc bị rơi vỡ, còn phi công Vương Vĩ nhảy dù ra khỏi máy bay song bị mất tích, sau đó được xác nhận là đã chết. Trong khi đó máy bay quân sự của Mỹ bị ép hạ cánh xuống sân bay Lăng Thủy của đảo Hải Nam.
Tờ “Nhật báo phố Wall” Mỹ ngày 5/2 cho rằng, Nhật Bản lên án Trung Quốc đã 2 lần sử dụng radar kiểm soát hỏa lực nhằm vào Hải quân Nhật Bản trong 3 tuần qua, sự leo thang tranh chấp lãnh thổ đảo Senkaku giữa hai nước đã làm gia tăng sự lo ngại leo thang xung đột quân sự Trung-Nhật.
Cuộc xung đột quân sự này có thể liên quan đến Mỹ. Tuy không phóng tên lửa, nhưng radar định vị thường báo hiệu tấn công. Trong hơn 2 tháng trước khi sự việc này xảy ra, số lần đối đầu giữa Không quân hai nước Trung-Nhật tăng vọt, trong đó Trung Quốc đã lần đầu tiên xâm nhập không phận đảo Senkaku và hai bên đều điều động máy bay chiến đấu tiên tiến.
Máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc |
Trong một cuộc họp báo ngày 5/2 tại Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho rằng, sự kiện radar “là sai lầm và sẽ phát triển thành trạng thái rất nguy hiểm”.
Khả năng va chạm máy bay tăng cao
Các quan chức ngoại giao và chuyên gia phân tích cho rằng, các nhà lãnh đạo chính trị Trung Quốc và Nhật Bản đều rất muốn tránh xảy ra đối đầu quân sự kể cả có quy mô hạn chế, nhấn mạnh rằng chiến tranh không phù hợp với lợi ích của Trung Quốc và Nhật Bản – hai nước có quan hệ thương mại và đầu tư chặt chẽ.
Ngày 5/2, nữ phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Cathy Wilkinson cho rằng: “Chúng tôi đã thấy và quan tâm đến những thông tin có liên quan đến sự kiện (radar Trung Quốc)”, đồng thời cho biết Mỹ luôn khuyến khích các bên tránh áp dụng bất cứ biện pháp nào gây ra phán đoán nhầm.
Mỹ là đồng minh quân sự lớn nhất của Nhật Bản, chịu sự ràng buộc bởi Hiệp ước an ninh giữa Mỹ-Nhật được duy trì 60 năm qua, Mỹ có nghĩa vụ phải bảo vệ Nhật Bản trong bất cứ cuộc tấn công nào. Hơn nữa, chính quyền Obama đã nói rõ ý định rằng đưa nước Mỹ thoát khỏi chiến tranh – chứ không phải là tham gia vào một cuộc chiến tranh mới.
Máy bay trinh sát EP-3 Nhật Bản. |
Nhưng, Mỹ vẫn dốc sức tăng cường quan hệ quốc phòng với Nhật Bản, đây là một phần chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang châu Á của họ. Trung Quốc coi hành động dịch chuyển chiến lược sang hướng Đông này của Mỹ là sự ngăn chặn trắng trợ của Mỹ đối với sức mạnh kinh tế, quân sự liên tục mở rộng của Trung Quốc.
Tình hình căng thẳng liên tục giữa Trung Quốc và Nhật Bản làm cho Washington rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Tuy Mỹ không muốn nhìn thấy châu Á nổ ra chiến tranh, nhưng họ cũng không muốn mạo hiểm làm suy yếu Nhật Bản, khuyến khích Trung Quốc. Điều này sẽ gây thiệt hại cho chiến lược tổng thể của họ ở Thái Bình Dương.
Làm thế nào để quản lý tranh chấp đảo Senkaku ở biển Hoa Đông sẽ có tác động to lớn tới việc Trung Quốc có trở nên kiên quyết hơn trong tranh chấp lãnh thổ biển Đông hay không.
Trong tình hình đó, Washington sẽ tiếp tục gây sức ép đối với Trung Quốc và Nhật Bản, làm cho hai bên triển khai đối thoại nhiều hơn, đồng thời khéo léo nhắc nhở Bắc Kinh, tuy Mỹ không có bất cứ lập trường nào trong tranh chấp lãnh thổ, nhưng lại công nhận quyền quản lý hành chính của Tokyo đối với đảo Senkaku.
Các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc và Nhật Bản muốn xác lập độ tin cậy về an ninh của mỗi bên và ưu thế địa-chính trị liên tục thay đổi ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương – sự tăng cường sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc đã làm cho một số nước trong khu vực cảm thấy lo ngại – làm cho tình hình căng thẳng quân sự Trung-Nhật ở biển Hoa Đông ngày càng nghiêm trọng.
Máy bay chiến đấu J-10 Trung Quốc |
Đối đầu quân sự giữa hai nước đánh dấu Trung Quốc trỗi dậy thành cường quốc quân sự, rõ ràng quyết định việc xây dựng lại cấu trúc an ninh do Mỹ đưa ra - cấu trúc này từ năm 1945 đến nay luôn chi phối châu Á. Trung Quốc và Nhật Bản đều đang khẩn trương tiến hành xây dựng quân sự, một phần nguyên nhân chính là để chuẩn bị cho chiến tranh Trung-Nhật.
Cách đây không lâu, cựu Thủ tướng Australia Kevin Rudd đã có bài viết trên tờ tạp chí “Nhà ngoại giao” Nhật Bản cho rằng, khu vực châu Á-Thái Bình Dương ngày càng giống bán đảo Balkan trước đây, Đông Á dường như đã trở thành “thùng thuốc súng trên biển” của thế kỷ 21.
Rất nhiều nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc và Nhật Bản không có nhiều khả năng lắm nổ ra chiến tranh toàn diện. Nhưng, một điểm gây lo ngại là, quân đội hai nước thiếu kênh trao đổi trực tiếp và bộ quy tắc ứng xử. Khi sĩ quan Nhật Bản muốn tiếp xúc với Quân đội Trung Quốc, tùy viên quân sự của Nhật Bản tại Bắc Kinh sẽ gửi fax đến Bộ Quốc phòng Trung Quốc, điều này có thể mất vài ngày mới nhận được phản hồi.
Tháng 6/2012, quan chức quân sự Nhật Bản và Trung Quốc đồng ý xây dựng cơ chế ứng phó khẩn cấp để tránh xảy ra xung đột ngoài ý muốn ở biển Hoa Đông. Hai nước có kế hoạch xây dựng đường dây nóng Bộ trưởng Quốc phòng, thông qua khởi động sử dụng tần số vô tuyến điện để tàu chiến và máy bay hai bên trao đổi bằng tiếng Anh, đồng thời tổ chức hội nghị thường niên, thảo luận những vấn đề hai bên quan tâm. Nhưng, từ đó đến nay, hai bên hoàn toàn không tiếp tục tiến hành thảo luận về vấn đề này.
Năm 2001, một chiếc máy bay chiến đấu Trung Quốc cất cánh chặn đường máy bay do thám Mỹ ở biển Đông, bị rơi vỡ sau khi va chạm vào cánh máy bay của Mỹ. Theo nguồn tin nội bộ cho biết, sau khi sự kiện va chạm máy bay xảy ra được vài giờ, quan chức Mỹ mãi không thể đối thoại với Quân đội và Bộ Ngoại giao Trung Quốc.Mỹ luôn thúc giục quan chức Nhật Bản khôi phục đàm phán về đường dây nóng Trung-Nhật và cho rằng, đối với việc giải quyết khủng hoảng trước khi xung đột cấp độ thấp xấu đi, thỏa thuận này rất quan trọng. Một quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ cho rằng: “ai cũng không muốn thấy quan chức cấp trung đưa ra quyết định buộc các nhà lãnh đạo quân sự hai nước phải đưa ra sự lựa chọn chiến lược gay go”.
Nữ phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Wilkinson cho rằng, Mỹ luôn thúc giục các bên tránh áp dụng các hành động có thể gây tình hình căng thẳng và tăng rủi ro phán đoán sai lầm, vì như vậy có thể làm suy yếu hòa bình, ổn định của khu vực này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho rằng, các hành động tương tự sẽ làm leo thang tình hình căng thẳng, làm gia tăng rủi ro xảy ra xung đột và phán đoán sai lầm.
Không nhượng bộ đối phươngCuối tháng 1/2013, quan hệ ngoại giao giữa hai nước Trung-Nhật hầu như đã dịu đi, khi đó một nghị sĩ cấp cao của liên minh cầm quyền Nhật Bản đã đến thăm Trung Quốc, đồng thời chuyển bức thư của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình, làm cho dư luận phán đoán rằng, hai nhà lãnh đạo này có thể giữ thái độ cởi mở cho các cuộc hội đàm cấp cao.
Tuy nhiên, đúng như ngày 5/2, Nhật Bản đã tỏ thái độ phản đối về việc radar Trung Quốc chiếu vào tàu chiến Nhật Bản, cho rằng cả Trung Quốc và Nhật Bản đều không muốn nhượng bộ, hoặc xuống nước trước đối phương. Vì vậy, tranh chấp đảo giữa Trung-Nhật hoàn toàn không có cách giải quyết đơn giản.
Ngày 2/2/2013, khi thị sát căn cứ quân sự ở Okinawa, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, Nhật Bản đang đối mặt với các hành vi khiêu khích liên tục đối với lãnh thổ, lãnh hải, không phận và chủ quyền cố hữu của họ. Ông cam kết sẽ đối diện với nguy cơ cấp bách, nổi cộm này. Căn cứ quân sự Okinawa cách khu vực đảo Senkaku không đến 300 dặm Anh, tức khoảng 480 km.
Từ lâu, ông Shinzo Abe luôn mạnh mẽ chủ trương áp dụng đường lối cứng rắn hơn với Trung Quốc. Sau khi giành thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử tháng 12/2012, Shinzo Abe cam kết tăng cường sức mạnh quân sự của Nhật Bản, đặc biệt là sức mạnh quân sự ở biển Hoa Đông. Nhiều cuộc điều tra dân ý của Nhật Bản cho thấy, người dân Nhật Bản ngày càng không có thiện cảm với Trung Quốc, trái lại ngày càng hoan nghênh Shinzo Abe.
Báo Trung Quốc tuyên truyền, máy bay chiến đấu JH-7của lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc |
Trong 20 năm qua, nền kinh tế Nhật Bản liên tục trượt dốc. Đối mặt với nền kinh tế Trung Quốc và Hàn Quốc ngày càng phát triển, người dân Nhật Bản cảm thấy rất nhiều sức ép. Họ hy vọng tiếp tục nhìn thấy một nước Nhật Bản mạnh hơn, cảm thấy không hài lòng với lập trường cứng rắn của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Báo Trung Quốc cho rằng ở TQ những người dân được tuyên truyền bằng vũ khí “dân tộc chủ nghĩa” đã gây sức ép với ông Tập Cận Bình. Họ mạnh mẽ yêu cầu chính quyền Bắc Kinh bảo vệ lợi ích lãnh thổ quốc gia. Chính quyền Bắc Kinh cho rằng, gần đây tình hình căng thẳng Trung-Nhật xấu đi là do lỗi của Nhật Bản, vì Nhật Bản đã tiến hành quốc hữu hóa đảo Senkaku vào tháng 9/2012. Trung Quốc thường xuyên đòi hỏi Nhật Bản phải từ bỏ lập trường “từ chối thừa nhận tồn tại tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước”.
Ngày 5/2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức cuộc họp báo. Khi được hỏi về việc tàu thuyền Trung Quốc xâm nhập vùng biển đảo Senkaku, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh đã đòi hỏi “Nhật Bản phải chấm dứt các hành động nhiều lần điều tàu và máy bay tời vùng biển, vùng trời đảo Senkaku, nhìn thẳng vào lịch sử và hiện thực, thực hiện các hành động có thiện chí và thực tế, cùng nỗ lực với Trung Quốc, thông qua đối thoại, đàm phán tìm biện pháp có hiệu quả để kiểm soát và giải quyết ổn thỏa vấn đề”.
Rất nhiều quan chức quân sự Trung Quốc nhấn mạnh, Trung Quốc luôn tận dụng sức mạnh quân sự tăng mới để khẳng định vị thế của mình trong khu vực cũng như ở các nơi khác. Quan điểm về vấn đề lãnh thổ của người dân Trung Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các nhà bình luận Quân đội Trung Quốc. Vài tuần gần đây, đã có vài nhà bình luận Quân đội Trung Quốc công khai nói tới khả năng nổ ra chiến tranh giữa Trung-Nhật, thậm chí chiến tranh với Mỹ.Báo chí chính thống Trung Quốc cũng đã đưa tin hàng loạt về các hoạt động diễn tập quân sự của Trung Quốc. Tờ “Giải phóng quân” vừa đưa tin về một cuộc diễn tập quân sự gần đây của Quân đội Trung Quốc, cuộc diễn tập đã mô phỏng Mỹ tiến hành can thiệp quân sự vào một cuộc xung đột có liên quan tới Trung Quốc. Bài báo cho rằng, trong cuộc diễn tập, phi công Không quân Trung Quốc đã bất ngờ nghe thấy cuộc nói chuyện tiếng Anh bằng vô tuyến điện, lập tức bị quân xanh “ngắm bắn”.
>> Hình ảnh mới nhất về siêu hạm USS Independence có thể có mặt ở Biển Đông
>> Sức mạnh siêu hạm đổ bộ Zurb của Hải quân Nga
>> Siêu hạm tuần duyên, bảo vệ chủ quyền USS Freedom của Hải quân Mỹ
>> Cận cảnh trực thăng tấn công AH-64 Apache của Lục quân Mỹ
>> Mãn nhãn với những hình ảnh siêu nét chụp tiêm kích F-35 của Mỹ
>> Thời báo Hoàn Cầu: Việt Nam đang đẩy nhanh xây dựng lực lượng hải quân
>> Thời báo Hoàn Cầu:Không tin Việt Nam có thể nâng cấp được xe tăng T-55
>> Su-30MK2 của Việt Nam lại xuất hiện trên báo Trung Quốc
>> Báo Trung Quốc đăng ảnh phi đội trực thăng EC-225 mới của Việt Nam
>> Báo Trung Quốc: Việt Nam có khả năng công, thủ mạnh nhất ĐNA