Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-41 Trung Quốc xuất hiện trên đường đi do dân mạng chụp |
Trang mạng tổ hợp công nghiệp quân sự Nga ngày 15 tháng 1 đưa tin, chuyên gia quân sự Nga Sergei Tikhonov ngày 13 tháng 1 viết bài trên tuần san "Chuyên gia" chỉ ra, 5 năm trước, mức độ tăng chi tiêu quân sự của Trung Quốc đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Nga. Nhưng, trong tương lai không xa, về giá trị tuyệt đối, Moscow chưa chắc có thể đuổi kịp Bắc Kinh.
Nếu như cân nhắc đến nhân tố sức mua, quy mô chi tiêu quân sự của Trung Quốc sẽ tiếp cận mức của Mỹ, trong khi đó 3 năm trước tiền chi cho nhu cầu quân sự của Mỹ còn nhiều hơn tổng số các nước khác trên thế giới cộng lại.
Thông qua nhìn lại tình hình thực hiện các chương trình công nghiệp quân sự quan trọng những năm qua của Trung Quốc, có thể nhìn thấy hiệu quả giá thành của chi tiêu quân sự Trung Quốc rốt cuộc cao bao nhiêu.
Đương nhiên, không cần thiết phân tích toàn bộ ngành nghề của toàn bộ hệ thống công nghiệp quân sự trong khuôn khổ này, vì vậy có thể lấy ví dụ phân tích phần nhạy cảm nhất của nó, đặc biệt là công nghệ tên lửa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chiến lược quân sự quốc gia tương lai.
“Đông Phong-41 chọc thủng hệ thống phòng thủ toàn cầu của Mỹ”
Năm 2009, Quân đội Trung Quốc đã khởi động chương trình mang tên 41H, tổng cộng có 156 viện nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp công nghiệp tham gia. Căn cứ vào đánh giá của nhà phân tích độc lập Nhật Bản, Trung Quốc đã chi tổng cộng 1,1 tỷ USD trong chương trình dài 5 năm, kết quả vào năm 2014 đã truyền đi một thông điệp với thế giới: Bắc Kinh đã bắn thử thành công tên lửa tốc độ siêu cao mới có thể chọc thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-41 Trung Quốc xuất hiện trên đường đi do dân mạng chụp |
Như vậy, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba sở hữu loại vũ khí này, sau Nga và Mỹ. Nó chính là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lắp nhiều đầu đạn độc lập Đông Phong-41, tốc độ bay có thể đạt 6 Mach.
Các chuyên gia quân sự nước ngoài, trong đó có chuyên gia Mỹ đều thừa nhận, nó thực sự có thể chọc thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, bao gồm hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối và hệ thống tên lửa phòng không Patriot.
Đông Phong-41 có thể tiêu diệt mục tiêu trong vòng 15.000 km, có thể lắp 12 đầu đạn hạt nhân. Căn cứ vào thông tin trên hãng tin Kyodo Nhật Bản, Quân đội Mỹ đã biết được tên lửa Đông Phong-41 được thử nghiệm ở miền tây Trung Quốc vào ngày 2 tháng 12 năm 2014.
Bắc Kinh chuẩn bị trang bị loại tên lửa kiểu mới này trước năm 2020. Trong khi đó, tên lửa Trident III Mỹ có tính năng kỹ chiến thuật tương tự tên lửa Trung Quốc, được chế tạo 12 năm trước, chi phí nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm lên tới 16 tỷ USD.
Đông Phong-21D: Loại tên lửa đạn đạo chống hạm đầu tiên trên thế giới
Năm 2010, chính quyền Trung ương Trung Quốc đã lệnh cho doanh nghiệp công nghiệp quân sự nghiên cứu phát triển hệ thống tên lửa chống hạm tương lai, yêu cầu loại tên lửa này có thể cơ động quá tải tối đa 4,5 g, có thể chọc thủng hệ thống phòng thủ tên lửa tầm gần và tầm trung trên biển.
Chỉ đến năm 2014, Trung Quốc đã bắn thử loại đầu tiên trên thế giới, cũng là một loại tên lửa đạn đạo chống hạm duy nhất hiện nay - Đông Phong-21D. Loại tên lửa này còn có thể dùng làm phương tiện lắp vũ khí chống vệ tinh và chống tên lửa, tầm bắn 900 hải lý.
Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21D Trung Quốc |
Đương nhiên, trước khi tên lửa Đông Phong -21D (Mỹ gọi là CSS-5 MOD-4) trang bị cho Quân đội Trung Quốc, nhà nghiên cứu chế tạo trang bị tên lửa Trung Quốc còn phải giải quyết rất nhiều vấn đề nan giải. Nhưng tướng Mỹ hiện đã thừa nhận nó tạo ra mối đe dọa tiềm tàng cho Hải quân Mỹ.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cho rằng, tên lửa Đông Phong -21D có thể phá hoại tự do hàng hải của Mỹ, làm giảm năng lực chiến lược của Mỹ. Cựu Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Đô đốc Roughead chỉ ra, tên lửa Đông Phong-21 là một loại vũ khí đặc biệt đáng lo ngại. Điều được an ủi là, tàu sân bay Mỹ có thể cơ động, Quân đội Mỹ có thể chống lại hệ thống của loại vũ khí này.
Còn hiệu quả chi phí của Đông Phong -21D, hiện vẫn chưa tìm được thông tin chi phí của chương trình liên quan. Nhưng bất kể thế nào, từ khi đưa ra nhiệm vụ cho đến thử nghiệm thuận lợi chỉ mất thời gian 4 năm, điều này gây ấn tượng.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã đạt được thành tích rõ rệt về bộ phận dưới nước của lực lượng hạt nhân "tam vị nhất thể", hơn nữa luôn giữ bí mật thành công trước khi bắt đầu thử nghiệm. Trung Quốc hiện đã chế tạo được tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phiên bản nội tương tự Bulava của Nga, trang bị cho tàu ngầm hạt nhân, trong khi đó, chỉ có khả năng cơ động kém một chút, về điều chỉnh hướng đi cũng không có khả năng lớn như Bulava do Nga chế tạo.
Tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D Trung Quốc |
Trung Quốc tạm thời vẫn chưa sở hữu hệ thống chỉ thị mục tiêu vệ tinh thực sự phù hợp yêu cầu như Mỹ, Nga. Tên lửa Cự Lang-2 của Trung Quốc được Bộ Quốc phòng Mỹ gọi là CSS-N-4, thuộc tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn lớp 2, chủ yếu trang bị cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn Type 094. Tàu ngầm Type 094 Trung Quốc ở mức độ rất lớn đã sao chép tàu ngầm hạt nhân Borey Type 955A của Nga.
Cự Lang-2 được nghiên cứu chế tạo trên nền tảng tên lửa xuyên lục địa Đông Phong-31, đã tiến hành cải tiến để trang bị và sử dụng phù hợp với tàu ngầm. Ngoài đầu đạn đơn, tên lửa Cự Lang-2 cũng có thể lắp 3 - 4 đầu đạn độc lập, tầm bắn 8.000 - 12.000 km.
Căn cứ vào thông tin tình báo của Nhật Bản, Bắc Kinh đã bỏ ra thời gian chỉ 2 năm rưỡi, từ tháng 8 năm 2009 triển khai nhiệm vụ liên quan, đến tháng 3 năm 2012 đã hoàn thành bắn thử thành công, đã thực hiện được chương trình này.