Máy bay chiến đấu J-15 trên đường băng tàu sân bay Liêu Ninh |
Nguyệt san “Hàng không vũ trụ” Nga đưa tin, Trung Quốc hiện còn đang tiếp tục thử nghiệm tàu sân bay Liêu Ninh và máy bay chiến đấu hải quân J-15. Những hình ảnh về hoạt động thử nghiệm này được tuyên truyền phổ biến trên các trang mạng Trung Quốc.
Theo bài báo, hoạt động tập cất cánh trên đường băng của máy bay tiêm kích J-15 ban đầu được tiến hành ở Trung tâm nghiên cứu khoa học căn cứ không quân Diêm Lương, Tây An, ở đó đã xây dựng cơ sở có kích thước tương tự với kiến trúc trên đường băng tàu sân bay.
Bài báo cho rằng, Trung Quốc đã chế tạo riêng động cơ phản lực WS-10H 2 trục phiên bản hải quân cho máy bay chiến đấu J-15 (2x12800 kgf). Giống như máy bay chiến đấu Su-33 của Nga, máy bay hải quân của Trung Quốc có cánh đuôi tương tự và cánh máy bay diện tích lớn, hơn nữa cánh đuôi và cánh máy bay đều có thể gấp lại.
So với máy báy chiến đấu Su-27/J-11B, máy bay J-15 sử dụng bánh đáp phiên bản tăng cường, có hai bánh trước. Phần đuôi của máy bay có móc cản, có thể đảm bảo cho máy bay hạ cánh với góc đón gió lớn. Buồng lái phi công có máy hiển thị đa năng. Vũ khí trên máy bay gồm có các loại do Trung Quốc tự sản xuất như tên lửa chống hạm YJ-83K, tên lửa không đối không PL-8 và PL-12.
J-15 chuẩn bị cất cánh |
Có tin cho biết, máy bay chiến đấu hải quân thử nghiệm Trung Quốc được hoàn thành lắp ráp tại công ty máy bay Thẩm Dương vào năm 2008, bay lần đầu tiên vào ngày 31 tháng 8 năm 2009, trang bị động cơ AL-31F (2x12500 kgf) Nga, ngày 6 tháng 5 năm 2010 lần đầu tiên cất cánh kiểu nhảy cầu tại cơ sở trên đất liền.
Hiện nay, có tổng cộng 4 máy bay mẫu J-15 tham gia các hoạt động bay thử, số hiệu lần lượt là 551, 553, 554 và 556, hơn nữa trong số đó 3 máy bay đầu rất có thể trang bị động cơ nội địa WS-10H, máy bay thứ tư trang bị động cơ AL-31F do Nga chế tạo.
Được biết, Trung Quốc còn có kế hoạch chế tạo máy bay J-15 phiên bản huấn luyện-chiến đấu 2 chỗ ngồi, dự kiến đặt tên là J-15S.
Máy bay J-15 tập cất/hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh |