Có thể bạn quan tâm
> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông
> Mục mới: Nóng trên mạng
Trong một bài viết đăng trên website của hãng tin Kyodo, phóng viên Ko Hirano cho rằng việc người dân Trung Quốc được “tự do” tiến hành những cuộc biểu tình chống Nhật lớn cuối tuần qua cho thấy Trung Quốc quyết không từ bỏ tuyên bố chủ quyền đối với nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, ngay cả khi tình hình có nguy cơ leo thang đến mức không thể kiểm soát được.
Tuy giới lãnh đạo Trung Quốc nỗ lực giữ ổn định xã hội trước thềm đại hội toàn quốc đảng Cộng sản lần thứ 18, nhưng đến nay Trung Quốc không tỏ dấu hiệu nào ngăn cản phong trào biểu tình chống Nhật có khả năng kéo dài ít nhất là đến hôm thứ Ba, ngày kỉ niệm 81 năm Nhật Bản xâm lược Mãn Châu.
Tuy nhiên người ta cho rằng giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn đang theo dõi sát sao diễn biến tình hình để đảm bảo các cuộc biểu tình chống Nhật Bản không biến thành phong trào chống nhà nước hoặc chống đảng trong thời điểm chuyển giao quyền lực nhạy cảm.
Sau lần đụng độ giữa tàu Trung Quốc và Nhật Bản gần Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9 năm 2010, một số cuộc biểu tình chống Nhật Bản đã chuyển thành biểu tình chống chính phủ bộc lộ sự thất vọng của quần chúng về khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn và nạn tham nhũng trong bộ máy chính quyền.
Những dấu hiệu tương tự cũng đã xuất hiện trong cuộc biểu tình hôm thứ Bảy vừa qua ở Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây. Trong khi phần đông người biểu tình giơ biểu ngữ kiểu “Người Nhật hãy cút khỏi Trung Quốc” thì một bộ phận mang theo ảnh Mao Trạch Đông với nội dung chống phân biệt giàu nghèo và các mâu thuẫn khác trong xã hội.
Trong khi đó, giới trí thức Trung Quốc đã bày tỏ lo ngại rằng những căng thẳng leo thang và chủ nghĩa dân tộc ở hai nước sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cả nền kinh tế Trung Quốc và Nhật Bản.
Tân Hoa xã dẫn lời ông Vương Dật Châu, Phó viện trưởng Viện Kinh tế Chính trị thế giới thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc rằng nếu các cuộc biểu tình chống Nhật Bản leo thang thêm thì cả nền kinh tế và các công ty Nhật Bản “sẽ là nạn nhân”. Và tình hình bạo lực đã bắt đầu chứng minh cho nhận định này.
Người biểu tình Trung Quốc hôm thứ Bảy đã tiến hành cướp phá các nhà máy, cửa hiệu và nhà hàng Nhật Bản ở Trung Quốc, buộc công ty Ito-Yokado phải đóng cửa toàn bộ 5 siêu thị ở Thành Đô, tỉnh Sichuan vào hôm Chủ nhật.
Tương tự, công ty Seven & Holdings cũng có kế hoạch đóng cửa 40 cửa hàng tiện dụng ở Thành Đô vì lý do an toàn.
Theo Tân Hoa xã, đến cuối tháng 6, Nhật Bản đã đầu tư 83,97 tỉ USD vào Trung Quốc, trở thành nước đứng đầu trong số “các nhà đầu tư nước ngoài hào phóng nhất” tại Trung Quốc. Các công ty Nhật Bản đã tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động bản địa và đóng thuế cho ngân sách địa phương. Việc các công ty Nhật Bản phải đóng cửa sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế Trung Quốc.
> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông
> Mục mới: Nóng trên mạng
Trong một bài viết đăng trên website của hãng tin Kyodo, phóng viên Ko Hirano cho rằng việc người dân Trung Quốc được “tự do” tiến hành những cuộc biểu tình chống Nhật lớn cuối tuần qua cho thấy Trung Quốc quyết không từ bỏ tuyên bố chủ quyền đối với nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, ngay cả khi tình hình có nguy cơ leo thang đến mức không thể kiểm soát được.
Người biểu tình Trung Quốc tấn công hàng rào an ninh |
Tuy giới lãnh đạo Trung Quốc nỗ lực giữ ổn định xã hội trước thềm đại hội toàn quốc đảng Cộng sản lần thứ 18, nhưng đến nay Trung Quốc không tỏ dấu hiệu nào ngăn cản phong trào biểu tình chống Nhật có khả năng kéo dài ít nhất là đến hôm thứ Ba, ngày kỉ niệm 81 năm Nhật Bản xâm lược Mãn Châu.
Tuy nhiên người ta cho rằng giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn đang theo dõi sát sao diễn biến tình hình để đảm bảo các cuộc biểu tình chống Nhật Bản không biến thành phong trào chống nhà nước hoặc chống đảng trong thời điểm chuyển giao quyền lực nhạy cảm.
Sau lần đụng độ giữa tàu Trung Quốc và Nhật Bản gần Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9 năm 2010, một số cuộc biểu tình chống Nhật Bản đã chuyển thành biểu tình chống chính phủ bộc lộ sự thất vọng của quần chúng về khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn và nạn tham nhũng trong bộ máy chính quyền.
Người biểu tình chống Nhật ở Bắc Kinh hôm thứ Bảy |
Những dấu hiệu tương tự cũng đã xuất hiện trong cuộc biểu tình hôm thứ Bảy vừa qua ở Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây. Trong khi phần đông người biểu tình giơ biểu ngữ kiểu “Người Nhật hãy cút khỏi Trung Quốc” thì một bộ phận mang theo ảnh Mao Trạch Đông với nội dung chống phân biệt giàu nghèo và các mâu thuẫn khác trong xã hội.
Trong khi đó, giới trí thức Trung Quốc đã bày tỏ lo ngại rằng những căng thẳng leo thang và chủ nghĩa dân tộc ở hai nước sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cả nền kinh tế Trung Quốc và Nhật Bản.
Tân Hoa xã dẫn lời ông Vương Dật Châu, Phó viện trưởng Viện Kinh tế Chính trị thế giới thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc rằng nếu các cuộc biểu tình chống Nhật Bản leo thang thêm thì cả nền kinh tế và các công ty Nhật Bản “sẽ là nạn nhân”. Và tình hình bạo lực đã bắt đầu chứng minh cho nhận định này.
Nhà máy Toyota ở Thanh Đảo, Sơn Đông, Trung Quốc bị người biểu tình quá khích đốt phá |
Người biểu tình Trung Quốc hôm thứ Bảy đã tiến hành cướp phá các nhà máy, cửa hiệu và nhà hàng Nhật Bản ở Trung Quốc, buộc công ty Ito-Yokado phải đóng cửa toàn bộ 5 siêu thị ở Thành Đô, tỉnh Sichuan vào hôm Chủ nhật.
Tương tự, công ty Seven & Holdings cũng có kế hoạch đóng cửa 40 cửa hàng tiện dụng ở Thành Đô vì lý do an toàn.
Theo Tân Hoa xã, đến cuối tháng 6, Nhật Bản đã đầu tư 83,97 tỉ USD vào Trung Quốc, trở thành nước đứng đầu trong số “các nhà đầu tư nước ngoài hào phóng nhất” tại Trung Quốc. Các công ty Nhật Bản đã tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động bản địa và đóng thuế cho ngân sách địa phương. Việc các công ty Nhật Bản phải đóng cửa sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế Trung Quốc.
Bảo Thành (Nguồn: Kyodo)