Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 15 tháng 6 dẫn tờ "Asahi Shimbun" Nhật Bản ngày 14 tháng 6 đưa tin tháng 5 ngày 29 tháng 5, tàu chiến Trung Quốc có thể đã sử dụng radar điều khiển hỏa lực ngắm bắn tàu hộ vệ và máy bay tuần tra của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản trên biển Hoa Đông.
Radar mới của tàu khu trục Type 052D thứ hai chạy thử trên biển |
Một nguồn tin chính phủ Nhật Bản tiết lộ, hiện trường xảy ra vụ việc nằm ở vùng biển bên phía Nhật Bản tại tuyến trung gian Nhật-Trung ở biển Hoa Đông, cách không xa mỏ dầu khí đang bị Trung Quốc khai thác, tàu hộ vệ Trung Quốc có thể đã sử dụng radar điều khiển hỏa lực ngắm bắn tàu hộ vệ Sawagiri DD 157 của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Theo bài báo, chiều cùng ngày, nó cũng có thể đã có hành động tương tự đối với máy bay tuần tra P-3C đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra chấp pháp ở vùng biển xảy ra vụ việc khi đó.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, loại hành vi này có tính khiêu khích, nhưng do không có chứng cứ xác thực, vì vậy chưa công khai.
Bài báo cho rằng, về sự kiện ngày 29 tháng 5, sau khi phân tích số liệu như tàu hộ vệ, Nhật Bản còn không thể xác định phải chăng thật sự từng bị radar điều khiển hỏa lực ngắm bắn.
Bài báo còn cho biết, ngày 30 tháng 1 năm 2013, tàu hộ vệ Hải quân Trung Quốc từng sử dụng radar điều khiển hỏa lực ngắm bắn tàu hộ vệ Lực lượng Phòng vệ Biển ở biển Hoa Đông.
Ngày 19 tháng 1 cùng năm, phía Trung Quốc cũng đã có hành động tương tự đối với máy bay trực thăng của Lực lượng Phòng vệ Biển khi bay qua bầu trời biển Hoa Đông. Nhưng, Bộ Quốc phòng Trung Quốc phủ nhận, cho rằng, quan điểm của Nhật Bản "không phù hợp với sự thực".
Tác dụng của radar điều khiển hỏa lực là ngắm bắn mục tiêu trước khi sắp bắn đạn, tên lửa nhằm nắm chắc tốc độ và vị trí của nó.
Trung Quốc điều tàu tuần tra đến mỏ dầu khí Xuân Hiểu trên biển Hoa Đông |
Nhật Bản sẽ tiếp tục cảnh giới, theo dõi biển
Ngày 13 tháng 6 đưa tin, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga ngày 13 tháng 6 họp báo, đã bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc rằng máy bay Lực lượng Phòng vệ tiếp cận bất thường máy bay quân sự Trung Quốc.
Ông Yoshihide Suga cho biết: "Sự việc tiếp cận không phù hợp với sự thật", đồng thời tiết lộ Bộ Ngoại giao Nhật Bản đêm ngày 12 tháng 6 đã đưa ra phản đối với Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản, yêu cầu rút lại cáo buộc này.
Ông Yoshihide Suga nhấn mạnh: "Trong tương lai vẫn sẽ tiếp tục triển khai hoạt động cảnh giới, theo dõi ở vùng biển xung quanh nước ta, bảo đảm chu đáo".
Ông Yoshihide Suga cho biết, bản thân ông đã xem qua video này: "Cái mà Trung Quốc tuyên bố không có căn cứ sự thực. Máy bay của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản luôn duy trì khoảng cách cụ thể, ổn định".
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga |
Trong cuộc họp báo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera tiết lộ, xét thấy máy bay quân sự Trung Quốc liên tiếp tiếp cận bất thường, xem xét kêu gọi Trung Quốc tái khởi động tham vấn nhằm xây dựng cơ chế liên lạc giữa cơ quan quốc phòng hai nước. Ông cho biết: "Tránh xảy ra tình huống bất trắc là đồng thuận của hai nước Trung-Nhật".
Trong cuộc họp báo, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cũng cho rằng: "Thông qua đối thoại và cơ chế liên lạc trên biển tiến hành trao đổi là rất quan trọng. Hy vọng Trung Quốc cũng có thể tiếp nhận quan điểm này".
Không ít nhà quan sát đều cảnh báo, do khu vực này có rất nhiều trang bị quân sự, rủi ro lớn nhất chính là sự đụng độ ngoài ý muốn.