Trong nhiều năm qua, Trung Quốc tích cực tiến hành khảo sát Bắc Cực - nơi được cho là giàu tài nguyên dầu khí. |
Ngày 15/5 Hội đồng Bắc Cực đã kết nạp thêm vài nước quan trọng nhất trên thế giới tham gia quản lý Bắc Cực với tư cách là quan sát viên.
Bài báo đăng trên trang mạng Hoàn Cầu của TQ cho rằng, đây là sự phát triển tích cực của quản trị toàn cầu trong vấn đề đặc biệt này, có lợi cho việc làm hòa dịu và quản lý các loại vấn đề "các vùng chung" trên toàn cầu, trong đó xoay quanh Bắc Cực. Theo bài báo, trong vấn đề này, Trung Quốc "tùy việc mà xét, quyết không thể để nó bị chính trị hóa mở rộng".
Bất cứ khu vực nào trên thế giới hiện nay đều đang đối mặt với thách thức toàn cầu, hơn nữa chỉ dựa vào sức mạnh và nỗ lực của khu vực sẽ không thể giải quyết cơ bản những thách thức toàn cầu này. Người châu Âu không thể giải quyết những thách thức toàn cầu mà họ đối mặt, phải để cho những người không thuộc châu Âu cùng giải quyết (tuy nhiên đối với một số vấn đề liên quan đến an ninh khu vực như vấn đề Biển Đông, Hoa Đông, Trung Quốc lại rêu rao kịch liệt rằng không cần bên ngoài can thiệp vào, không cần quốc tế hoá - đa phương hoá).
Ngay từ trước khi Obama lên cầm quyền, người Mỹ đã cho rằng, cho dù là một siêu cường như Mỹ cũng không thể chỉ lo thân mình, mà phải cùng với các nước khác giải quyết các vấn đề toàn cầu - Hoàn Cầu báo lập luận. Luận điệu này có thể thấy khi muốn có phần thì phía TQ sẽ tự vơ về mình bằng những cách lý giải "hợp lý", "công minh" như thật.
Khu vực Bắc Cực là khu vực đặc biệt trên thế giới, cũng đang đứng trước các thách thức toàn cầu ngày càng gia tăng. Chỉ bất kỳ một "quốc gia Bắc Cực" nào và Hội đồng Bắc Cực do họ thành lập cũng đều không thể độc lập giải quyết được các thách thức toàn cầu mà khu vực Bắc Cực phải đối mặt.
"Vấn đề Bắc Cực bất kể là vấn đề của phương diện nào, từ biến đổi khí hậu đến khai thác tài nguyên, đều sẽ gây ảnh hưởng tới các khu vực và các nước khác trên thế giới. Cho nên, cho dù không phải là của khu vực này, cũng có quyền lợi có những quyền phát ngôn nhất định đối với vấn đề hiện diện ở khu vực này!."- Hoàn Cầu.
Tàu phá băng - khảo sát khoa học Tuyết Long - Trung Quốc |
Bài báo cho rằng, cần phải giải quyết đầy đủ những thách thức lâu dài của Bắc Cực, phải để cho những nước gây ảnh hưởng đến sự thay đổi của môi trường Bắc Cực và bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của Bắc Cực tham gia vào tiến trình quản lý Bắc Cực.
Lần này, điều làm cho Trung Quốc gia nhập Hội đồng Bắc Cực với tư cách là quan sát viên, chính là nhu cầu cấp bách của quản trị toàn cầu từ phía TQ và là một quá trình thỏa hiệp giữa địa-chính trị hẹp hòi và lợi ích quốc gia.
Một số quốc gia Bắc Cực không muốn Trung Quốc can thiệp vào các vấn đề của Bắc Cực, vì nó liên quan đến tranh đoạt địa-chính trị. Nhưng báo Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc can thiệp quản lý Bắc Cực là một "việc tốt", "việc lớn" hiếm có, "có lợi cho các nước Bắc Cực"!.
Trung Quốc muốn tăng cường hiện diện ở Bắc Cực. |
Như vậy, Trung Quốc muốn công khai rằng, sự phát triển của bản thân họ gây ảnh hưởng lâu dài tới sinh thái Bắc Cực. Bài báo khuyến khích: "Các nước Bắc Cực có thể thông qua cơ chế này duy trì tiếp xúc với Trung Quốc, buộc Trung Quốc gánh trách nhiệm quốc tế để bảo vệ sinh thái Bắc Cực". Một số quan điểm địa-chính trị cho rằng, Trung Quốc chỉ sử dụng tư cách quan sát viên để gia nhập và tìm cách can dự xây dựng lại trật tự thiên hạ.
Theo bài báo, dư luận rất quan tâm đến việc Trung Quốc gia nhập Hội đồng Bắc Cực - điều này "không thích hợp".
Dư luận Trung Quốc từng cho rằng, nếu Bắc Cực tan băng thì sẽ mở ra "con đường thương mại" quan trọng cho họ trong tương lai. Trong hình là tàu khảo sát khoa học tiên tiến của Trung Quốc. |