Tạp chí “Không quân” Mỹ ra số tháng 2 đã có bài viết nhan đề “Cuộc cách mạng của Không quân Trung Quốc” của Richard Halloran.
“Phải có khả năng của một cường quốc không quân số 1”
Bài viết cho rằng: “Thời đại trang bị lạc hậu, huấn luyện thiếu thốn, tư duy lạc của Không quân Trung Quốc đã kết thúc, không còn quay trở lại nữa”.
Tháng 1/2011, Trung Quốc lần đầu tiên công bố bay thử máy bay chiến đấu tàng hình J-20 ngay vào dịp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là Robert Gates đang có chuyến thăm Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc bay thử |
Robert Gates từng hỏi Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào: “Đây chỉ là sự trùng hợp hay cố tình khoe khoang?”. Hồ Cẩm Đào đáp lời rằng, kế hoạch bay thử đã được định ra từ trước, không có liên quan đến chuyến thăm của Gates.
Dù sự thực là thế nào thì sự xuất hiện của máy bay J-20 chứng minh rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã hạ quyết tâm xây dựng lực lượng không quân của họ tương xứng với vị thế cường quốc thế giới của họ, ngang bằng với các nước tiên tiến khác trên thế giới.
Tướng Lưu Á Châu - nhà chiến lược của Không quân Trung Quốc từng nhấn mạnh, Không quân Trung Quốc phải xây dựng được khả năng chiến lược cần có của một cường quốc không quân số một.
Báo cáo cho biết, Không quân Trung Quốc đang chuyển đổi. 10 năm trước, trang bị chính của Không quân Trung Quốc vẫn là mô phỏng thiết kế những năm 1950 của Liên Xô, huấn luyện binh sĩ không đầy đủ, tư tưởng tác chiến lỗi thời.
Nhưng hiện nay, Không quân Trung Quốc đang trở thành một lực lượng không quân hiện đại hướng tới thế kỷ 21. Vị thế của Không quân được nâng cao, thậm chí có thể làm lung lay vị thế “anh cả” của Lục quân trong Quân đội Trung Quốc.
Không quân Trung Quốc được thành lập sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời và đã trải nghiệm thực tế chiến đấu trong Chiến tranh Triều Tiên.
Sau khi kết thúc Chiến tranh Triều Tiên, Trung Quốc tiến hành huấn luyện bộ đội theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hiệp ước Warsaw, mỗi năm phi công được bay 120 giờ, chỉ bằng một nửa giờ bay của phi công Mỹ.
Trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, sức mạnh của Không quân Mỹ đã làm chấn động lớn Không quân Trung Quốc. Lưu Á Châu ví von rằng, nó giống như Vạn Lý Trường Thành, tuy là tự hào dân tộc, nhưng cuối cùng lại không thể ngăn chặn được các cuộc xâm lược của dân tộc du mục phương Bắc.
Sau đó, Không quân Trung Quốc bắt đầu thoát khỏi ảnh hưởng của Liên Xô, chuyển sang học tập Mỹ.
Các nhà lãnh đạo Không quân Trung Quốc muốn chuyển đổi Không quân Trung Quốc từ một quân chủng hỗ trợ chi viện cho lực lượng mặt đất, sang một quân chủng chiến lược.
Không quân Trung Quốc bắt đầu tin theo lý luận quyền kiểm soát trên không của Giulio Douhet.
Ba nhiệm vụ cốt lõi
Tác giả cho rằng, Không quân có 3 nhiệm vụ cốt lõi:
Thứ nhất, bảo vệ vùng trời, đặc biệt là trung tâm chính trị Bắc Kinh. Trong 7 đại quân khu của Trung Quốc, Đại quân khu Bắc Kinh rõ ràng có trách nhiệm lớn hơn. Xung quanh thành phố này tập trung rất nhiều căn cứ không quân.
Máy bay chiến đấu J-10 của Không quân Trung Quốc |
Thứ ba, phát triển khả năng điều động lực lượng quân sự đến biển Đông và Thái Bình Dương.
Đây là nhiệm vụ cốt lõi mới nhất nhằm tiến ra “chuỗi đảo thứ hai” – chuỗi đảo này kết nối với căn cứ không quân Anderson ở Guam với Nhật Bản.
Trong khi đó, Kadena, Yokota và Misawa của Nhật Bản đều là căn cứ quan trọng của Không quân Mỹ.
“Khả năng tác chiến tiếp cận Không quân Mỹ”
Về trang bị, trước đây Không quân Trung Quốc phụ thuộc vào Nga, sản xuất máy bay Liên Xô theo giấy phép, sau đó đo vẽ bản đồ đảo ngược, tiến hành phỏng chế.
Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, nước Nga khó khăn đã bán cho Trung Quốc máy bay chiến đấu Su-27 tiên tiến. Trong 15 năm sau, Nga trở thành nhà cung ứng vũ khí lớn nhất của Trung Quốc.
Báo cáo của Công ty Rand cho biết, Trung Quốc hiện đã trang bị hơn 300 máy bay chiến đấu hiện đại, đồng thời đang tiếp tục sản xuất.
Trong đó bao gồm máy bay chiến đấu Su-27, Su-30, và máy bay chiến đấu J-10 tự nghiên cứu chế tạo, có tính năng tương đương với máy bay F-16 của Mỹ.
Biên đội máy bay chiến đấu J-10 của Không quân Trung Quốc. |
Rất nhiều máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc đều có thể mang theo tên lửa không đối không vượt tầm nhìn và vũ khí dẫn đường chính xác. Máy bay ném bom tầm trung H-6 đã có thể phóng tên lửa hành trình.
Trung Quốc đang thử nghiệm và phát triển nhiều loại máy bay trang bị hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm trên không.
Máy bay của Không quân Trung Quốc đã có các khả năng như bay thấp, do thám trên biển, bay trong đêm, hoạt động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Đồng thời, Không quân Trung Quốc cũng đã mua rất nhiều tên lửa đất đối không S-300 của Nga, đồng thời tự sản xuất tên lửa HQ-9 có tính năng tương tự. Công ty Rand cho biết, năng lực của Không quân Trung Quốc đã “bắt đầu tiếp cận Không quân Mỹ”.
Chiến lược chống can dự và phong tỏa khu vực
Ngoài ra, Không quân Trung Quốc đang phát triển chiến lược mà Không quân Mỹ gọi là “chống can dự và phong tỏa khu vực”. Có 6 xu hướng phát triển lớn là:
1. Tầm quan trọng của phòng ngự khu vực trọng yếu đang giảm đi, thay vào đó là tầm quan trọng của phòng ngự trên phạm vi lớn đang dần dần tăng lên.
Trước đây, Trung Quốc chú trọng bảo vệ các đô thị, các công trình công nghiệp và quân sự, nhưng sự thay đổi trên chính là sự thay đổi lớn nhất về quan điểm.
Hiện nay, Trung Quốc muốn đẩy tuyến đầu tác chiến đến đối thủ, muốn triển khai sớm hơn hoạt động đánh chặn đường không.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba của không quân Đại quân khu Thành Đô tiến hành huấn luyện tại cao nguyên Tây Tạng. |
Khi phi công Trung Quốc đối mặt với tình huống đối phương có số lượng máy bay nhiều hơn, khả năng do thám và tấn công mạnh hơn, khi đó tiến hành “chiến tranh du kích” sẽ có thể tăng cường khả năng sống sót.
Tính cơ động sẽ giúp cho lực lượng không quân tập trung giành lấy lợi thế nhất định trước đối phương trong thời gian ngắn, tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng của Quân đội Trung Quốc tiêu diệt đối phương.
3. Với sự thúc đẩy hiệu quả hơn của các chiến dịch tấn công, “phòng không bảo vệ” đang nhường vị trí cho “phòng không tấn công”.
Theo đó, Không quân Trung Quốc sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào “tấn công và phòng thủ hợp nhất”.
Công ty Rand giải thích là: “Tích cực tiến hành các chiến dịch phản kích với nhiều loại quy mô khác nhau nhằm phân tán và làm suy yếu đối phương, phá vỡ kế hoạch và đập tan các đợt tấn công của đối phương, từng bước buộc kẻ thù rơi vào thế bị động, cuối cùng nắm được quyền chủ động trên chiến trường”.
4. Phòng không đang phát triển theo xu hướng “thông tin hóa”.
Hiện nay, thông tin đã là thành phần cốt lõi của sức mạnh quân sự, cần nắm chắc ưu thế về thông tin trong toàn bộ quá trình tác chiến phòng không.
5. Xu hướng thống nhất giữa phòng không với phòng thủ trong vũ trụ.
Theo đó phải có chỉ huy và kiểm soát thống nhất, xác định rõ nhiệm vụ kiểm soát vũ trụ và phụ trách vệ tinh… cho các bộ phận.
6. Xu thế phòng không liên hợp.
Xu thế này nằm trong xu thế lớn chuyển đổi mô hình tư duy của Quân đội Trung Quốc sang tác chiến liên hợp. Hiện nay, Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn trong vấn đề này.
Ngoài ra, Không quân Trung quốc đang tập trung vào tuyển dụng và huấn luyện phi công.
Phương pháp đào tạo phi công của Không quân Trung Quốc có những dấu hiệu rất giống với Mỹ. Không quân Mỹ triển khai hợp tác với Viện Công nghệ Massachusetts và Đại học Công nghệ California để đào tạo sĩ quan trẻ.
Trong khi đó, tháng 9/2011, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, Không quân Trung Quốc cũng đang hợp tác với Đại học Thanh Hoa để đào tạo phi công.
Được biết, học viên phi công sẽ được đào tạo 3 năm tại Đại học Thanh Hoa, sau đó học năm cuối cùng tại Đại học Hàng không Trung Quốc.
Các nguồn tin cho biết, từ năm 2012, Không quân Trung Quốc còn có kế hoạch tuyển chọn và đào tạo phi công ở Đại học Bắc Kinh và Đại học Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh.
Trong huấn luyện bay, hiện nay thời gian bay của phi công Không quân Trung Quốc đã tăng lên tới 200 giờ mỗi năm, điều này đã rất gần với tiêu chuẩn của Không quân Mỹ.