Trung Quốc đã chế tạo 7 tàu ngầm lớp Nguyên, nhưng Hải quân Trung Quốc không vừa lòng. |
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 27/4 dẫn nguồn tờ nguyệt san “Kanwa Defense Review” Canada tháng 5 (xuất bản trước) cho biết, người đứng đầu ngành công nghiệp quân sự Nga (không nêu tên) tiết lộ, cuối năm 2012, Trung Quốc và Nga đã ký thỏa thuận xác nhận “về hợp tác nghiên cứu, chế tạo tàu ngầm diesel thế hệ mới”. Đây là lần đầu tiên người đứng đầu công nghiệp quân sự Nga trực tiếp xác nhận việc này với truyền thông phương Tây.
Bài viết cho rằng, rất nhiều thông tin cho đó là tàu ngầm lớp Amur, nhưng quan chức công nghiệp quân sự Nga cho biết: Đây là cách nói không hoàn toàn chính xác, kế hoạch ban đầu của hai bên lấy tàu ngầm lớp Amur làm nền tảng, nhưng rất nhiều kết cấu và thiết bị bên trong sẽ được cải tạo theo yêu cầu của Trung Quốc, vì vậy đã là “tàu ngầm tiên tiến thế hệ tiếp theo” phiên bản Trung Quốc.
Thỏa thuận này sơ bộ quyết định, Nga sẽ chế tạo 2 tàu ngầm cho Trung Quốc, đồng thời chế tạo 2 tàu ngầm khác tại Trung Quốc. Nhưng, hợp đồng chính thức còn chưa được ký kết.
Bài viết đặt nghi vấn, tại sao Trung Quốc lại quay trở lại với thời đại tàu ngầm do Nga chế tạo? Bài viết cho rằng, sau khi sở hữu 8 tàu ngầm Type 636/877 lớp Kilo, Hải quân Trung Quốc trong 10 năm qua đã chế tạo 7 tàu ngầm lớp Nguyên.
Tàu ngầm lớp Amur do Nga chế tạo |
Đối với vấn đề này, cấp cao giới công nghiệp quân sự Nga đã tiết lộ nhiều chi tiết: Trung Quốc luôn muốn tích hợp “hệ thống đẩy không phụ thuộc vào không khí” (AIP, do họ tự nghiên cứu chế tạo) vào tàu ngầm do Nga chế tạo, thỏa thuận thực tế chỉ là trên nền tảng công nghệ hiện có của tàu ngầm lớp Amur, tiếp tục hợp tác nghiên cứu, thiết kế và tích hợp công nghệ AIP và công nghệ khác do Trung Quốc tự sản xuất.
Bài viết cho rằng, vấn đề xuất khẩu máy bay chiến đấu đa năng Su-35 và tàu ngầm lớp Amur cho Trung Quốc thực ra là một kế hoạch cả gói, có ý nghĩa chính trị to lớn. Nó đồng thời cũng phần nào cho thấy, tàu ngầm lớp Nguyên do Trung Quốc tự chế tạo đã không làm cho Hải quân Trung Quốc vừa lòng về độ sâu lặn và thời gian lặn.
Quan chức công nghiệp quân sự Nga cho biết: “Bắt đầu từ khoảng 2 năm trước, nhân viên kỹ thuật Trung Quốc luôn tiếp xúc với các nhà thiết kế tàu ngầm của chúng tôi, hy vọng tìm hiểu nhiều hơn tính năng lặn và vấn đề AIP của tàu ngầm lớp Amur, vì vậy chúng tôi suy đoán, tàu ngầm do Trung Quốc tự chế tạo có thể gặp khó khăn về độ sâu khi lặn, điều này đương nhiên có nghĩa là tiếng ồn của nó càng dễ bị dò được. Vì vậy, chúng tôi đã đưa ra kế hoạch hợp tác nghiên cứu chế tạo, họ bày tỏ đồng ý đối với vấn đề này và đã ký thỏa thuận”.
Như vậy, tại sao lại lựa chọn tàu ngầm lớp Amur chứ không phải lớp Kilo? Bài viết cho rằng, Trung Quốc rất có thể hy vọng, ngoài các tàu ngầm thông thường hạng nặng như tàu ngầm lớp Kilo, lớp Nguyên, tiếp tục chế tạo một loại tàu ngầm hạng trung (cỡ vừa) lớp 1.700 tấn, thực hiện phân công nhiệm vụ khác nhau. Hiện nay, một chiếc tàu ngầm lớp Lada (phiên bản xuất khẩu gọi là lớp Amur) đang được Hải quân Nga tiến hành chạy thử.
Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Trung Quốc |
Theo bài viết, tàu ngầm lớp Amur luôn là tàu ngầm được quân Nga muốn trang bị trọng điểm, nhưng về công nghệ hoàn toàn không hoàn thiện làm cho Hải quân Nga lực bất tòng tâm, đã tạm thời gác lại kế hoạch trang bị 3 chiếc tốp đầu tiên.
Điều tương tự với việc mua máy bay chiến đấu Su-35 là, xác nhận việc ký kết thỏa thuận (thỏa thuận ý định, bản ghi nhớ) hoàn toàn không thể bảo đảm cuối cùng rằng, vấn đề xuất khẩu tàu ngầm lớp Amur cho Trung Quốc sẽ được bảo đảm 100%, mà vẫn còn những biến số.
Được biết, thiết bị sonar của tàu ngầm lớp Amur gồm có sonar mạn tàu và sonar mảng kéo tiếng ồn nhỏ. Hệ thống chỉ huy kiểm soát được nhất thể hóa, có 6 màn hình hiển thị màu đa chức năng, trong đó 2 chiếc là loại “2 tầng”. Tàu ngầm này có chức năng tiến hành trao đổi liên kết dữ liệu với tàu ngầm khác và tàu chiến mặt nước.
Vũ khí gồm có ngư lôi tầm xa và tầm trung, tên lửa chống hạm dòng Club-S, trong đó tầm phóng của tên lửa chống hạm Type 3M-54E đạt 220 km, áp dụng phương thức tấn công dưới tốc độ siêu âm đoạn giữa, và tốc độ siêu âm đoạn cuối.
Bài viết chỉ ra, tên lửa săn ngầm của loại tàu ngầm này là 97ER1, sau khi rời ống phóng lên không, thiết bị đẩy tên lửa điểm hỏa, bay đến vùng biển tàu ngầm đối phương, sau đó tiếp tục thả ngư lôi, tầm phóng 40 km, ý tưởng tác chiến “ngầm đối ngầm” này thường không được các nước NATO tiếp nhận.
Ngoài ra, bình ắc-quy của tàu ngầm này được phân thành 2 cụm, mỗi cụm 126 chiếc, tiên tiến hơn rất nhiều so với pin của tàu ngầm lớp Kilo Type 877 bán cho Trung Quốc trước đây.Tàu ngầm diesel lớp Lada Nga (phiên bản xuất khẩu là lớp Amur) |