Giấc mộng tàu sân bay Trung Quốc bắt đầu từ “Melbourne”
Cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Thượng tướng Lưu Hoa Thanh, từng làm Tư lệnh Hải quân Trung Quốc đã viết trong một cuốn hồi ký rằng, ngay từ thập niên 1970, Trung Quốc đã từng tổ chức luận chứng chuyên đề về tàu sân bay.
Khi thăm Mỹ vào tháng 5/1980, đoàn của Lưu Hoa Thanh đã được Mỹ sắp xếp thăm quan tàu sân bay Kitty Hawk, khí thế mạnh mẽ và khả năng tác chiến hiện đại của con tàu này đã gây ấn tượng sâu sắc. “Nhưng rất đáng tiếc, khi đó khả năng kinh tế của đất nước (Trung Quốc) chưa được, kế hoạch phát triển tàu sân bay đành phải chờ đợi” – Lưu Hoa Thanh viết.
Tuy nhiên, sự chờ đợi của người Trung Quốc cũng không phải hoàn toàn vô ích. Nhà bình luận quân sự Trung Quốc, Trương Triệu Trung tiết lộ, 27 năm trước, ông này cùng đồng nghiệp đã đến khảo sát một chiếc tàu sân bay nghỉ hưu bị hải quân nước ngoài bỏ đi ở Quảng Châu – tàu sân bay Melbourne.
Đây là lần đầu tiên các chuyên gia quân sự Trung Quốc tìm tòi nghiên cứu một chiếc tàu sân bay thực sự.
Tàu sân bay Melbourne vốn là tàu sân bay lớp Majestic được Anh thiết kế trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Khi nhận được yêu cầu của Hải quân Australia, Anh đã cải tạo chiếc tàu sân bay này gồm máy phóng hơi nước và đường băng hạ cánh góc nghiêng có tính tiêu chí của một chiếc tàu sân bay cỡ lớn và vừa hiện đại.
Tàu sân bay này đã biên chế cho Hải quân Australia vào tháng 10/1955. Nhưng, sau khi được biên chế, tàu sân bay Melbourne thường xảy ra sự cố, cuối cùng, Australia quyết định bán đi đống sắt vụn này.
Tháng 3/1985, một công ty đóng tàu ở Quảng Châu đã bỏ thầu mua được chiếc tàu chiến này và tiến hành giải quyết nó. Khi đó, trang bị và hệ thống điện tử của tàu sân bay đã bị gỡ bỏ, nhưng cáp hãm đà và máy phóng trên đường băng vẫn còn giữ lại.
Nghe nói, khi đó một đại diện quân đội của nhà máy đóng tàu đã nhìn ra vấn đề và thông báo cho Bộ Tư lệnh Hải quân. Bộ Trang bị của Hải quân Trung Quốc đã điều 30 người đến tham quan, Trương Triệu Trung cũng nằm trong số đó.
Các quân nhân Trung Quốc hiểu được giá trị của chiếc tàu sân bay sắp bị tháo dời. Trương Triệu Trung và các đồng nghiệp trẻ khác đã rất nhiệt tình nghiên cứu tàu sân bay, tất cả họ đều ở trong một lán trại bên cạnh tàu sân bay với điều kiện thời tiết oi bức, bắt đầu điều tra nghiên cứu các loại chi tiết của từng khoang tàu sân bay…
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Thượng tướng Lưu Hoa Thanh, từng làm Tư lệnh Hải quân Trung Quốc đã viết trong một cuốn hồi ký rằng, ngay từ thập niên 1970, Trung Quốc đã từng tổ chức luận chứng chuyên đề về tàu sân bay.
Tàu sân bay tương lai của TQ (ảnh hình hoạ do cư dân mạng TQ chế) |
Khi thăm Mỹ vào tháng 5/1980, đoàn của Lưu Hoa Thanh đã được Mỹ sắp xếp thăm quan tàu sân bay Kitty Hawk, khí thế mạnh mẽ và khả năng tác chiến hiện đại của con tàu này đã gây ấn tượng sâu sắc. “Nhưng rất đáng tiếc, khi đó khả năng kinh tế của đất nước (Trung Quốc) chưa được, kế hoạch phát triển tàu sân bay đành phải chờ đợi” – Lưu Hoa Thanh viết.
Tuy nhiên, sự chờ đợi của người Trung Quốc cũng không phải hoàn toàn vô ích. Nhà bình luận quân sự Trung Quốc, Trương Triệu Trung tiết lộ, 27 năm trước, ông này cùng đồng nghiệp đã đến khảo sát một chiếc tàu sân bay nghỉ hưu bị hải quân nước ngoài bỏ đi ở Quảng Châu – tàu sân bay Melbourne.
Đây là lần đầu tiên các chuyên gia quân sự Trung Quốc tìm tòi nghiên cứu một chiếc tàu sân bay thực sự.
Tàu sân bay Thi Lang của TQ chạy thử lần 6 |
Tàu sân bay Melbourne vốn là tàu sân bay lớp Majestic được Anh thiết kế trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Khi nhận được yêu cầu của Hải quân Australia, Anh đã cải tạo chiếc tàu sân bay này gồm máy phóng hơi nước và đường băng hạ cánh góc nghiêng có tính tiêu chí của một chiếc tàu sân bay cỡ lớn và vừa hiện đại.
Tàu sân bay này đã biên chế cho Hải quân Australia vào tháng 10/1955. Nhưng, sau khi được biên chế, tàu sân bay Melbourne thường xảy ra sự cố, cuối cùng, Australia quyết định bán đi đống sắt vụn này.
Tháng 3/1985, một công ty đóng tàu ở Quảng Châu đã bỏ thầu mua được chiếc tàu chiến này và tiến hành giải quyết nó. Khi đó, trang bị và hệ thống điện tử của tàu sân bay đã bị gỡ bỏ, nhưng cáp hãm đà và máy phóng trên đường băng vẫn còn giữ lại.
Tàu sân bay Thi Lang của TQ chạy thử lần 6 |
Tàu sân bay Thi Lang của TQ chạy thử lần 6 |
Nghe nói, khi đó một đại diện quân đội của nhà máy đóng tàu đã nhìn ra vấn đề và thông báo cho Bộ Tư lệnh Hải quân. Bộ Trang bị của Hải quân Trung Quốc đã điều 30 người đến tham quan, Trương Triệu Trung cũng nằm trong số đó.
Các quân nhân Trung Quốc hiểu được giá trị của chiếc tàu sân bay sắp bị tháo dời. Trương Triệu Trung và các đồng nghiệp trẻ khác đã rất nhiệt tình nghiên cứu tàu sân bay, tất cả họ đều ở trong một lán trại bên cạnh tàu sân bay với điều kiện thời tiết oi bức, bắt đầu điều tra nghiên cứu các loại chi tiết của từng khoang tàu sân bay…
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Đông Bình