Theo ông Sơn, sau khi UBND TP.Hội An có yêu cầu thu hồi diện tích gần 4ha mà nhà trường đang thuê thì lãnh đạo Trường đã liên hệ với nhiều đơn vị tại Hội An để tìm hướng giải quyết.
Hiện Trường này đã trình phương án lên UBND và tỉnh ủy Quảng Nam xem xét theo hướng sẽ trả lại một phần mặt bằng phía trước cho đơn vị thi công. Còn khoảng 1,5 ha đất trống phía sau sẽ được xây dựng các phòng học tạm cho sinh viên.
Trường Đại học Phan Châu Trinh đề nghị cho mượn lại một phần đất để làm phòng học. Ảnh: AN |
“Quá trình học tạm này chỉ diễn ra khoảng hơn một năm. Đến tháng 6/2017 thì Trường sẽ khởi công xây dựng trường học tại một địa điểm khác ở phường Cẩm Thanh (Hội An), một năm sau thì hoàn thành” ông Sơn nói.
Hàng trăm sinh viên phập phồng, lo lắng vì Trường bị thu hồi đất(GDVN) - “Tối hậu thư” yêu cầu trả mặt bằng trước ngày 1-12 nhưng nhà trường vẫn chưa tìm được cơ sở mới khiến hàng trăm sinh viên lo lắng, không biết sẽ học ở đâu. |
Năm học 2016, Trường Đại học Phan Châu Trinh tuyển sinh được hơn 100 sinh viên. Hiện toàn trường có 15 lớp với hơn 700 người.
Ông Sơn cho rằng, đối với các trường đại học, cao đẳng khác thì số lượng sinh viên lên đến hàng ngàn người mới khó giải quyết. Còn trường chỉ có vài trăm sinh viên nên việc bố trí phòng học cũng đơn giản hơn.
“Khó khăn nhất là việc di chuyển hết toàn bộ các trang thiết bị, tài sản của nhà trường đến nơi khác. Vì không tìm được chỗ chứa. Chúng tôi cũng mong cơ quan chức năng tạo điều kiện cho nhà trường giải quyết vướng mắc này” ông Sơn cho hay.
Nếu như phương án “mượn” lại 1,5 ha không được chấp thuận thì Trường cũng đã liên hệ với một số trường học xung quanh như: Trường Trung cấp điện lực miền Trung, Trường thủy lợi, Trường Trần Quý Cáp… để thuê phòng học cho sinh viên.
“Đối với sinh viên đang theo học tại Trường sẽ không có ảnh hưởng gì. Bảo đảm việc dạy và học vẫn diễn ra bình thường. Chúng tôi đã trực tiếp làm việc với sinh viên và giáo viên để ổn định tình hình” ông Sơn nói thêm.
Công bố mô hình trường đại học phi lợi nhuận kiểu mới(GDVN) - Sáng 22/8, Hội thảo Điều lệ trường đại học tư thục phi lợi nhuận do Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập tổ chức đã bàn luận một số vấn đề liên quan. |
Liên quan đến việc nhà Trường đang nợ hơn 300 triệu đồng tiền bảo hiểm xã hội của cán bộ, giáo viên, ông Sơn cho biết, sẽ giải quyết dứt điểm trong tháng 12 này.
“Mặc dù nguồn thu của trường thấp hơn thời gian trước nhưng Hội đồng quản trị đã thống nhất đảm bảo nguồn vốn đầu tư. Nhà trường vẫn trả lương đầy đủ cho cán bộ, giáo viên” ông Sơn nói.
Đối với số sinh viên đang ở trong ký túc xá nhà trường sẽ phải chuyển ra ngoài thuê trọ trong thời gian đến.
Theo tìm hiểu, nguyện vọng của nhiều giáo viên, sinh viên trong trường lúc này là mong chính quyền địa phương tạo thuận lợi cho việc dạy và học diễn ra bình thường. Sau khi hoàn thành việc xây dựng trường mới thì sẽ di chuyển toàn bộ, trả hết mặt bằng.
“Nếu nhà trường khó khăn thì việc học của chúng em cũng sẽ có nguy cơ đứt ghánh giữa đường. Tụi em chỉ mong được học bình thường để lấy bằng tốt nghiệp, ra trường kiếm việc làm” Huỳnh Thị Ngọc A. (sinh viên năm 3, khoa Quản trị kinh doanh) chia sẽ.
Trước đó, như Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam đã đưa tin, năm 2005, Trường Đại học Phan Châu Trinh được UBND TP.Hội An cho mượn diện tích hơn 4,8 ha để xây dựng Trường.
Hết thời hạn cho mượn, chính quyền yêu cầu trả đất nhưng Trường có đơn xin tỉnh Quảng Nam gia hạn đến tháng 12-2015 vì lý do chưa có điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở mới và được tỉnh chấp nhận nhận.
Sau nhiều lần dây dưa, UBND TP.Hội An đã ra “tối hậu thư” buộc nhà trường giao đất trước ngày 1/12 khiến nhiều sinh viên, giáo viên lo lắng Trường sẽ bị giải thể, sinh viên không nhận được bằng.