Có thể bạn quan tâm
> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông
> Mục mới: Nóng trên mạng
Tờ China Times xuất bản tại Đài Loan ngày 17/9 đưa tin, chính phủ Trung Quốc đã phải có biện pháp mạnh can thiệp vào các cuộc biểu tình chống Nhật Bản trên khắp 50 thành phố, trong đó có nhiều cuộc biểu tình biến thành các cuộc bạo động vào ngày 15/9.
Khi được tự do biểu tình, đám đông bắt đầu hướng sự bất mãn của mình không chỉ vào xe cộ, cửa hiệu, nhà hàng Nhật Bản mà ngay cả một phòng trưng bày đồng hồ Rolex và một cửa hàng McDonald cũng bị cướp phá mà không có lý do nào liên quan tới vấn đề tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Theo lệnh của nhà chức trách Trung Quốc, các quản trị viên của trang Weibo bắt đầu xóa các ngôn từ cực đoan liên quan đến vấn đề này. Các bức ảnh bạo lực cũng bị gỡ xuống.
Tờ Vượng báo xuất bản tại Đài Loan 17/9 cho hay, trước khi các cuộc biểu tình nổ ra vào ngày 15/9, các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc, trong đó có Tân Hoa Xã, Nhân dân Nhật báo và Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đã nhận được công điện của Bộ Ngoại giao nước này cấm không được đưa tin về các cuộc biểu tình chống Nhật Bản.
Rõ ràng là nhà chức trách Trung Quốc đã đoán trước được rằng các cuộc biểu tình sẽ biến thành bạo động. Sau khi các cuộc biểu tình leo thang vượt khỏi tầm kiểm soát, các tờ báo địa phương ở Trung Quốc mới bắt đầu viết bài chỉ trích những kẻ phá rối trật tự và cướp bóc ở các thành phố khác.
Một bài báo trên tờ Tin tức Bắc Kinh ngày 16/9 đã so sánh người biểu tình với các thành viên Nghĩa Hòa Đoàn diễn ra từ năm 1899 đến năm 1901 vốn nổi tiếng với thái độ bài ngoại. Cuối cùng họ đã bị liên quân 8 nước tiêu diệt vì đã giết hại người nước ngoài vô tội sống trên đất Trung Quốc.
Tờ Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh cũng lên án những kẻ cướp bóc làm bị thương chính đồng bào mình thay vì phản đối Nhật Bản.
Theo tờ Vượng báo Đài Loan, tuy người dân Trung Quốc được giới chức Bắc Kinh bật đèn xanh cho phép tuần hành biểu tình trên đường phố, nhưng họ chỉ được phép biểu tình chống nước ngoài. Mục tiêu biểu tình không được phép là chính phủ, lãnh đạo Trung Quốc.
Cũng theo bài bình luận trên tờ báo này, chính phủ Trung Quốc cho phép người dân biểu tình chống Nhật Bản và chống Mỹ là vì họ muốn hướng sự chú ý của dư luận khỏi các vấn đề nội tại như tình trạng các quan chức tham nhũng và lạm quyền.
Để duy trì trật tự chính trị và ổn định xã hội, các phong trào biểu tình của dân chúng phải được chính phủ Trung Quốc đưa vào quy củ khi có dấu hiệu vượt khỏi tầm kiểm soát.
> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông
> Mục mới: Nóng trên mạng
Tờ China Times xuất bản tại Đài Loan ngày 17/9 đưa tin, chính phủ Trung Quốc đã phải có biện pháp mạnh can thiệp vào các cuộc biểu tình chống Nhật Bản trên khắp 50 thành phố, trong đó có nhiều cuộc biểu tình biến thành các cuộc bạo động vào ngày 15/9.
Khi được tự do biểu tình, đám đông bắt đầu hướng sự bất mãn của mình không chỉ vào xe cộ, cửa hiệu, nhà hàng Nhật Bản mà ngay cả một phòng trưng bày đồng hồ Rolex và một cửa hàng McDonald cũng bị cướp phá mà không có lý do nào liên quan tới vấn đề tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Người biểu tình đụng độ với lực lượng cảnh sát vũ trang |
Theo lệnh của nhà chức trách Trung Quốc, các quản trị viên của trang Weibo bắt đầu xóa các ngôn từ cực đoan liên quan đến vấn đề này. Các bức ảnh bạo lực cũng bị gỡ xuống.
Tờ Vượng báo xuất bản tại Đài Loan 17/9 cho hay, trước khi các cuộc biểu tình nổ ra vào ngày 15/9, các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc, trong đó có Tân Hoa Xã, Nhân dân Nhật báo và Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đã nhận được công điện của Bộ Ngoại giao nước này cấm không được đưa tin về các cuộc biểu tình chống Nhật Bản.
Rõ ràng là nhà chức trách Trung Quốc đã đoán trước được rằng các cuộc biểu tình sẽ biến thành bạo động. Sau khi các cuộc biểu tình leo thang vượt khỏi tầm kiểm soát, các tờ báo địa phương ở Trung Quốc mới bắt đầu viết bài chỉ trích những kẻ phá rối trật tự và cướp bóc ở các thành phố khác.
Một người biểu tình ném trả lựu đạn hơi cay về phía cảnh sát |
Một bài báo trên tờ Tin tức Bắc Kinh ngày 16/9 đã so sánh người biểu tình với các thành viên Nghĩa Hòa Đoàn diễn ra từ năm 1899 đến năm 1901 vốn nổi tiếng với thái độ bài ngoại. Cuối cùng họ đã bị liên quân 8 nước tiêu diệt vì đã giết hại người nước ngoài vô tội sống trên đất Trung Quốc.
Tờ Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh cũng lên án những kẻ cướp bóc làm bị thương chính đồng bào mình thay vì phản đối Nhật Bản.
Theo tờ Vượng báo Đài Loan, tuy người dân Trung Quốc được giới chức Bắc Kinh bật đèn xanh cho phép tuần hành biểu tình trên đường phố, nhưng họ chỉ được phép biểu tình chống nước ngoài. Mục tiêu biểu tình không được phép là chính phủ, lãnh đạo Trung Quốc.
Cũng theo bài bình luận trên tờ báo này, chính phủ Trung Quốc cho phép người dân biểu tình chống Nhật Bản và chống Mỹ là vì họ muốn hướng sự chú ý của dư luận khỏi các vấn đề nội tại như tình trạng các quan chức tham nhũng và lạm quyền.
Để duy trì trật tự chính trị và ổn định xã hội, các phong trào biểu tình của dân chúng phải được chính phủ Trung Quốc đưa vào quy củ khi có dấu hiệu vượt khỏi tầm kiểm soát.
Bảo Thành (Nguồn: China Times)