Những “cô dâu trẻ con” kết hôn lúc nửa đêm

10/06/2011 01:18
Lễ cưới thường được tổ chức vào nửa đêm, toàn bộ ngôi làng phải giữ bí mật nếu không cảnh sát phát hiện sẽ đến "phá đám".

Lễ cưới thường được tổ chức vào nửa đêm, toàn bộ ngôi làng phải giữ bí mật nếu không cảnh sát phát hiện sẽ đến "phá đám".

>> Sinh viên bầu bí, học không tốt thi lại như thường!

>> “12 tuổi, tôi trở thành đàn bà…”

>> Những teengirl tự biến mình thành "Chí Phèo tình yêu"

>> Trả thù tình yêu bằng… đám cưới

Ai không khỏi ứa nước mắt khi nhìn hình ảnh những bé gái từ 5 tuổi kết hôn với những gã trung niên. Cặp mắt mở to hun hút đầy ám ảnh, gương mặt các bé gái phảng phất nét ngây thơ bị cướp đi một cách bạo tàn.

Đáng ra các em được chơi, được học và được vui sống hết thời thơ ấu của mình. Nhưng thay vào đó các em buộc phải làm người lớn thậm chí trước khi các em đến tuổi dậy thì.

Tahani (áo hồng) bị cưỡng hôn năm 6 tuổi với Majed, 25 tuổi
Tahani (áo hồng) bị cưỡng hôn năm 6 tuổi với Majed, 25 tuổi

Các bé gái thậm chí từ 5 tuổi vẫn bị cưỡng hôn với những lễ cưới bí mật. Ước tính mỗi năm có 10 đến 12 triệu bé gái bị cưỡng hôn ở thế giới đang phát triển.

“Mỗi lần nhìn thấy ông ta, tôi đều chạy trốn. Tôi ghét nhìn thấy ông ta." Tahani (áo hồng) bị cưỡng hôn năm 6 tuổi với Majed, 25 tuổi. Người vợ trẻ chụp hình với người bạn cùng lớp cũ, Ghada, cũng là cô dâu trẻ con, bên cạnh ngọn núi ở quê nhà Hajjah.

Ở Ấn Độ, các bé gái sẽ chính thức đính hôn với với bé trai lớn hơn 4 hay 5 tuổi. Ở Yemen, Afghanistan, Ethiopia và các nước khác có tỉ lệ tảo hôn cao, người chồng có thể là trai trẻ hoặc trung niên góa vợ hoặc kẻ bắt cóc cưỡng hiếp và sau đó xem như vợ. Ngoài ra có một số cuộc hôn nhân là trao đổi mua bán hay để giải quyết mối thù gia đình.

Tình trạng cưỡng hôn sớm bùng phát ở nhiều vùng, thường ở những nơi coi thường luật pháp. Toàn bộ cộng đồng đã ăn sâu quan niệm rằng phụ nữ trẻ làm người lớn là thích hợp nếu không trinh tiết của họ sẽ vào tay kẻ khác mà không phải là người chồng.

 
Lễ cưới thường được tổ chức vào nửa đêm, toàn bộ ngôi làng phải giữ bí mật nếu không cảnh sát phát hiện sẽ đến "phá đám".

Trong một dự án của tạp chí National Geographic, nhà báo Cynthia Gorney và nhiếp ảnh gia Stephanie Sinclair đã đến Yemen và Rajasthan ở Ấn Độ để điều tra về hủ tục gây chấn động này.

Ở Ấn Độ các cô gái kết hôn trước 18 tuổi là vi phạm pháp luật, nhưng các lễ cưới với cô dâu tuổi teen có thể được cho qua. Cô dâu càng trẻ, như chỉ mới 5 tuổi, càng phải thận trọng hơn và kiêng kị đề tên trong thiệp cưới.

Một nông dân cho biết đám cưới trẻ em là bất hợp pháp ở Ấn Độ, nhưng lễ cưới vẫn diễn ra âm thầm vào rạng sáng - sự kiện đó trở thành bí mật của cả ngôi làng. Đây là bé gái 5 tuổi Rajani bị đánh thức lúc nửa đêm khi đang say giấc và được người chú vác đến lễ cưới.

Hiếm khi nhìn mặt nhau, Rajani và chú rể đang làm lễ cưới trước ngọn "lửa thiêng". Theo tục, cô dâu trẻ vẫn sống ở nhà với bố mẹ đến tuổi dậy thì trước khi được chuyển giao cho chồng.

Một trường hợp ở Rajasthan nơi các chị gái teen của cô bé cũng đã kết hôn, cô dâu 5 tuổi Rajani đã ngủ gật trước giờ làm lễ.

Đám cưới trẻ em là bất hợp pháp ở Ấn Độ, nhưng lễ cưới vẫn diễn ra âm thầm vào rạng sáng.

Đám cưới trẻ em là bất hợp pháp ở Ấn Độ, nhưng lễ cưới
vẫn diễn ra âm thầm vào rạng sáng.

Người chú đã ẵm cô bé ra khỏi giường và vác bé đi trong ánh trăng đến thầy tu Hindu để tiến hành lễ cưới với người chồng tương lai là cậu bé 10 tuổi. Mặc dù các "cô dâu trẻ con" thường vẫn ở với cha mẹ đến lớn nhưng không phải trường hợp nào cũng vậy.

Cách đây 3 năm, trường hợp của Nujood Ali trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Cô bé người Yemen 10 tuổi tìm cách trốn khỏi nhà và tìm đường đến tòa đòi được ly hôn người đàn ông hơn 30 tuổi do cha em ép lấy đã đánh đập em. Em đã trở thành hình ảnh biểu tượng cho trẻ em đồng cảnh ngộ khắp thế giới và một cuốn sách gần đây được dịch ra 30 thứ tiếng - Tôi là Nujood, 10 tuổi và đã ly hôn. Hiện bạn ấy đã quay về với gia đình và đã trở lại trường.

Không phải bé gái nào cũng trốn thoát may mắn như vậy. Rất ít cô gái bị cưỡng hôn khi còn nhỏ có cơ hội được học hành mà còn hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng hơn. Nhiều cô gái bị cưỡng hiếp và tổn thọ do sinh đẻ vào tuổi quá trẻ.

Surita, 16 tuổi, khóc khi đi khỏi nhà, được che bằng chiếc ô truyền thống và ngồi trên xe bò chở đến ngôi làng của người chồng. Tảo hôn là chuyện mình thường trong ngôi làng nhỏ của bạn ấy ở Nepal.

Các cô gái phải cam chịu bị lạm dụng về thể xác và không dám trốn thoát vì bị dọa giết. Trường hợp khác ở Yemen, người ta phát hiện ra cô bé Yemen 10 tuổi tên Ayesha tảo hôn với người đàn ông 50 tuổi. Chị gái Fatima của em nói với các nhà báo rằng Ayesha đã hét lên khi nhìn thấy người đàn ông sắp làm chồng em.

Surita, 16 tuổi, khóc khi đi khỏi nhà, được che bằng chiếc ô truyền thống và ngồi trên xe bò chở đến ngôi làng của người chồng.

Surita, 16 tuổi, khóc khi đi khỏi nhà, được che bằng chiếc ô
truyền thống và ngồi trên xe bò chở đến ngôi làng của người
chồng.

Một số người báo cảnh sát nhưng cha của Ayesha ra lệnh cho em phải đi giày cao gót và đeo mạng che mặt. Ông còn dọa nếu bị đi tù, ông sẽ giết chết Ayesha khi ông ra tù. Cảnh sát đã lặng lẽ bỏ đi và hiện Ayesha đang sống cùng người chồng đó.

“Cô bé có điện thoại di động. Ngày nào bé cũng gọi điện cho tôi và khóc", Fatima nói.

Các hậu quả về sức khỏe không kém nghiêm trọng thậm chí còn tai hại trong một vài trường hợp. Một bác sĩ ở thủ đô Sanaa của Yemen đã liệt kê một số hậu quả khi ép bé gái quan hệ tình dục và sinh đẻ trước khi cơ thể các em trưởng thành - âm đạo bị rách và tổn thương bên trong có thể gây ra chứng hoang dâm suốt đời.

Các bé gái thường quá trẻ để hiểu khái niệm về sinh đẻ. Vị bác sĩ nói rằng các y tá bắt đầu bằng các câu hỏi như "Em có biết điều gì đang xảy ra không?" "Em có biết một đứa bé đang lớn lên trong bụng em không?".

Ít cô gái nào được trang bị kiến thức về cách chăm sóc bản thân hay trẻ sơ sinh dẫn đến tỷ lệ tử vong cao ở trẻ sơ sinh.

Những người làm việc hết mình để ngăn chặn hủ tục kết hôn bất hợp pháp, và để cải thiện cuộc sống phụ nữ, biết rằng để giải cứu các cô gái không phải là chuyện dễ dàng.

Molly Melching, nhà sáng lập tổ chức Tostan có trụ sở tại Senega nói với tờ National Geographic nói rằng nếu cách ly các em với cộng đồng thì cuộc đời các em rồi sẽ ra sao? Không nên khuyến khích các em chạy trốn. Cách bạn thay đổi một hũ tục xã hội không phải bằng cách đánh họ hay bêu nhục và nói họ cổ hũ. Chính cộng đồng đó có thể chọn cách thay đổi nhanh chóng, khi ta tuyên truyền cho họ hiểu để khích lệ họ tự thân thay đổi.

>> Sinh viên bầu bí, học không tốt thi lại như thường!

>> “12 tuổi, tôi trở thành đàn bà…”

>> Những teengirl tự biến mình thành "Chí Phèo tình yêu"

Theo Mực Tím