Tướng học giả quân sự Trần Hổ khi còn là Đại tá, Tổng biên tập tạp chí "Quân sự thế giới" Trung Quốc. |
Tân Hoa xã vừa có bài viết nhan đề “Trần Hổ điểm binh: Mỹ chưa chắc thực sự muốn ngăn chặn sự leo thang giữa Trung-Nhật” của Thiếu tướng học giả Trần Hổ, Viện khoa học quân sự Quân đội Trung Quốc.
Trần Hổ dẫn nguồn tờ “Asahi Shimbun” Nhật Bản cho rằng, 8 tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã tiến hành tấn công vòi rồng đối với tàu “Toàn Gia Phúc” và tàu tuần tra hộ tống của nó. Nhìn vào hình ảnh có thể thấy, tàu tuần tra Đài Loan cũng sử dụng vòi rồng để đáp trả tàu Nhật.
Theo Trần Hổ, từ nửa cuối năm 2012 đến nay, tranh chấp đảo Senkaku đã diễn ra trong một khoảng thời gian tương đối dài, xung quanh cuộc tranh chấp này, Trung Quốc và Nhật Bản đều liên tục “xuất chiêu”. Ở đảo Senkaku và vùng biển xung quanh, các cuộc đối đầu giữa lực lượng của hai bên cũng liên tục xảy ra.
Trong thời gian đó, Nhật Bản đã áp dụng một loạt thái độ và hành động cứng rắn, ví dụ như tiến hành “diễn tập quân sự đoạt đảo”, triển khai lực lượng, tuyên bố sẽ tiến hành bắn cảnh báo đối với máy bay của Trung Quốc nếu xâm phạm không phận vùng biển đảo Senkaku… Một loạt động thái này gây xôn xao dư luận ở Trung Quốc và quốc tế, đặt ra một câu hỏi rằng: liệu tranh chấp đảo Senkaku có xảy ra xung đột quân sự hay không?
8 tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản vừa tập trung đuổi tàu Toàn Gia Phúc và tàu tuần tra của Đài Loan ra khỏi vùng biển đảo Senkaku. |
“Ngưỡng” xảy ra xung đột ở đảo Senkaku rất cao?
Về xung đột quân sự, theo quan điểm của Trần Hổ, có thể xem xét khả năng xung đột quân sự ở đảo Senkaku lớn đến đâu từ góc độ địa lý quân sự.
Nhìn vào bản đồ, mọi người có thể phát hiện thấy một vấn đề rất rõ là, đảo Senkaku và vùng biển xung quanh đều nằm trong phạm vi kiểm soát hỏa lực phòng thủ bờ biển của cả hai bên Trung Quốc và Nhật Bản.
Đối với Nhật Bản, hòn đảo cách Senkaku gần nhất chỉ hơn 100 km, tầm phóng của tên lửa bờ đối hạm Nhật Bản hoàn toàn có thể bao trùm lên đảo Senkaku và vùng biển xung quanh. Còn đối với Trung Quốc, đất liền nước này cách đảo Senkaku không quá hơn 300 km; hỏa lực tên lửa phòng thủ bờ biển tầm xa cũng có thể bao trùm lên đảo Senkaku và vùng biển xung quanh.
Trong tình hình như vậy, có thể tượng tượng được, một khi xảy ra xung đột, trên thực tế, bất kể tàu bên nào đều rất khó sống sót và hoạt động có hiệu quả ở vùng biển này. Cho nên, một khi tranh chấp đảo Senkaku gây ra xung đột quân sự, quy mô xung đột rất khó được kiểm soát. Hoặc là đánh rồi dừng, hoặc là sẽ liên quan đến cuộc tấn công đối với hỏa lực phòng thủ bờ biển, xung đột sẽ nhanh chóng leo thang.
Tàu Nhật phun vòi rồng quyết đuổi tàu Đài Loan xâm phạm |
Tình hình này đã tạo ra một “ngưỡng” rất cao đối với việc hai bên sử dụng thủ đoạn sức mạnh quân sự phục vụ cho tranh chấp. Bởi vì, họ phải cân nhắc tới khả năng không thể kiểm soát được xung đột.
Về phương diện này, khả năng xảy ra xung đột, đặc biệt là khả năng xảy ra xung đột tương đối lớn hầu như hoàn toàn không lớn lắm. Nhưng, ở một góc độ khác, kết luận này có thể quá lạc quan.
Tướng Trung Quốc cho rằng, hiện nay, rất nhiều phương tiện truyền thông và chuyên gia đều coi Mỹ là lực lượng kiềm chế xung đột quân sự. Rất nhiều người cho rằng, người Mỹ không muốn Trung-Nhật xảy ra đối đầu và xung đột quân sự trực tiếp ở khu vực này. Bởi vì, một khi xảy ra xung đột sẽ liên quan đến Mỹ, sẽ buộc Mỹ phải can thiệp vào một cuộc xung đột và chiến tranh không mong muốn.
Theo ông Trần Hổ, thực ra, quan điểm này hơi quá lạc quan, thậm chí hơi ngây thơ. Bởi vì, đối với Mỹ, nếu Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra xung đột quân sự, bất kể là ai thắng ai thua, thì Mỹ đều là người chiến thắng.
Nếu Trung Quốc thắng Nhật Bản, thì Nhật sẽ càng lệ thuộc vào đồng minh Nhật-Mỹ, để bản thân càng gắn kết hơn với Mỹ, đây là một kết quả mà Mỹ muốn nhìn thấy.
Nếu Nhật Bản thắng Trung Quốc sẽ gây ra một loạt rối loạn ở Trung Quốc, từ đó đạt được mục tiêu ngăn chặn Trung Quốc của Mỹ.
Mỹ chủ động gây sức ép, ngăn chặn Nhật Bản sử dụng biện pháp xung đột quân sự để giải quyết vấn đề đảo Senkaku – về logic, tiền đề này hoàn toàn không tồn tại.
Đối với Mỹ, điều họ muốn làm là, một khi xảy ra xung đột, họ sẽ không bị lôi kéo quá nhiều vào cuộc xung đột này. Cho nên, quan điểm đặt hy vọng vào Mỹ, hy vọng Mỹ ngăn chặn để làm giảm rủi ro là một quan điểm có khoảng cách tương đối so với thực tế.
Thực ra không chỉ có Mỹ, ở phạm vi lớn hơn, một số nước có thái độ vây quanh xem xét cuộc tranh chấp Trung-Nhật, họ cũng đều không có lý do sử dụng sức mạnh của mình, cưỡng ép ngăn chặn Trung-Nhật tránh xảy ra xung đột.
“Trung-Nhật có xảy ra xung đột quân sự hay không tùy thuộc vào Nhật Bản”
Tướng Trần Hổ tự “nhận tốt, nhận hay về mình” mà cho rằng: “Trung Quốc không muốn gây leo thang tranh chấp, không muốn gây đối đầu ở cấp cao hơn”. Ông này đòi hỏi Nhật phải “nhìn thẳng vào sự thật”, đồng thời đổ lỗi, quả quyết: “Tranh chấp đảo Senkaku có biến thành xung đột quân sự hay không tùy thuộc vào hành động của Nhật Bản”.
“Nếu Nhật muốn áp dụng biện pháp quân sự thì có thể sẽ xảy ra xung đột quân sự. Ngược lại, Nhật không có quan điểm như thế thì khả năng xảy ra xung đột quân sự ở đảo Senkaku sẽ gần như con số không”.
Bàn về yếu tố ảnh hưởng tới quyết sách của Nhật Bản, ông Trần Hổ tỏ ra rất biết “chỉ mặt đặt tên”, cho rằng, yếu tố này chính là “nhận thức của nhà cầm quyền Nhật Bản đối với quan hệ Trung-Nhật, với xu hướng tương lai của quan hệ Trung-Nhật”.
“Nếu họ nhận thức được đường hướng tương lai, nhận thức được tầm quan trọng của quan hệ Trung-Nhật đối với tương lai của Nhật Bản, thì khả năng xảy ra xung đột tương đối thấp, nếu không thì ngược lại”.
Trong quyết sách của Nhật Bản, theo ông, nếu Nhật cho rằng họ có khả năng chiến thắng tương đối lớn trong xung đột quân sự, thì khả năng xung đột quân sự sẽ càng lớn, ngược lại nếu Nhật cho rằng khả năng thua tương đối lớn thì Nhật sẽ không có các hành động “lấy trứng chọi đá”.
Theo quan điểm vừa đấm vừa xoa, vừa đổ lỗi vừa dọa nạt này, bài viết kết luận rằng một cách khó chấp nhận rằng: "Trung Quốc đầu tư, tăng cường lực lượng cho khu vực đảo Senkaku thực chất là một nhân tố để ngăn chặn xung đột quân sự".
Như vậy, đối với những hòn đảo của các nước láng giềng có chủ quyền rõ ràng dựa trên những bằng chứng pháp lý và lịch sử chắc chắn, có một kẻ luôn chủ trương, chủ động kêu gào “phải sẵn sàng đánh và đánh thắng”, phải dốc sức đầu tư quân sự để chiếm đoạt các hòn đảo đó lẽ nào được gọi là “ngăn chặn xung đột quân sự” hay sao? Người ta sẽ nghĩ gì về “con đường phát triển hòa bình”, về “hợp tác cùng thắng”, nó là thật hay là giả?
Máy bay chiến đấu F-2A và F-4EJ của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản. |
Máy bay chiến đấu J-10 của Không quân Trung Quốc. Không loại trừ khả năng xảy ra xung đột quân sự giữa Trung-Nhật ở đảo Senkaku |
>> Hình ảnh mới nhất về siêu hạm USS Independence có thể có mặt ở Biển Đông
>> Sức mạnh siêu hạm đổ bộ Zurb của Hải quân Nga
>> Siêu hạm tuần duyên, bảo vệ chủ quyền USS Freedom của Hải quân Mỹ
>> Cận cảnh trực thăng tấn công AH-64 Apache của Lục quân Mỹ
>> Mãn nhãn với những hình ảnh siêu nét chụp tiêm kích F-35 của Mỹ
>> Thời báo Hoàn Cầu: Việt Nam đang đẩy nhanh xây dựng lực lượng hải quân
>> Thời báo Hoàn Cầu:Không tin Việt Nam có thể nâng cấp được xe tăng T-55
>> Su-30MK2 của Việt Nam lại xuất hiện trên báo Trung Quốc
>> Báo Trung Quốc đăng ảnh phi đội trực thăng EC-225 mới của Việt Nam
>> Báo Trung Quốc: Việt Nam có khả năng công, thủ mạnh nhất ĐNA