Ngày 14 tháng 11, tờ "Jane's Defense Weekly" Anh cho biết, Trung tâm đào tạo huấn luyện không quân quốc gia nằm ở một sân bay lân cận thành phố Saki, Ukraine. Phân đội phi công tàu sân bay Hải quân Nga sắp rút khỏi căn cứ này. Theo truyền thông Nga và Ukraine, nhà vận hành hiện đang cân nhắc cho lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc thuê căn cứ này.
Trong biên đội Hải quân Ukraine không có tàu sân bay, vì vậy, đối với Ukraine, căn cứ huấn luyện này hoàn toàn không sử dụng, nhưng, hiện nay, ở các khu vực khác Liên Xô cũ hoàn toàn không có căn cứ tương tự, vì vậy, Hải quân Nga đã phải dựa vào Trung tâm đào tạo huấn luyện không quân quốc gia để tiến hành huấn luyện cho phi công tàu sân bay duy nhất hiện có Kuznetsov của Nga.
Ngày 29 tháng 6 năm 2013, máy bay chiến đấu J-15 cất cánh kiểu nhảy cầu, cự ly ngắn trên tàu sân bay Liêu Ninh |
Căn cứ này có nhiều đường băng lắp thiết bị hãm đà mô phỏng dùng để huấn luyện hạ cánh cho máy bay hải quân, loại máy bay trang bị cho tàu sân bay. Căn cứ này còn được thiết kế mô phỏng đầu tàu sân bay Kuznetsov để cho máy bay cất cánh kiểu nhảy cầu. Căn cứ vào truyền thông Nga, Bộ Quốc phòng Nga năm 2012 đã trả tiền thuê căn cứ này khoảng 700.000 USD.
Quan chức Ukraine từng cho biết, nếu Nga không thể hoặc không sẵn sàng chi tiền cao hơn để tiếp tục sử dụng căn cứ này, thì sẽ cung cấp căn cứ này cho lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc sử dụng. Vấn đề này đến nay không chỉ nói để đấy rồi thôi, bởi vì Quốc hội Ukraine sắp xem xét một dự luật, dự luật này nhằm phê chuẩn để Bộ Quốc phòng Ukraine cho Trung Quốc thuê căn cứ này.
Nếu không đạt được thỏa thuận với lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc, là phương án chuẩn bị sẵn, Ukraine còn có thể cho Hải quân Ấn Độ thuê căn cứ này. Nhưng một chuyên gia hàng không hải quân Ukraine công tác đã hơn 20 hăm ở căn cứ này cho biết: "Các công trình, thiết bị hiện có của Trung tấm đào tạo huấn luyện không quân quốc gia và thể chế huấn luyện đã vận dụng hơn 20 năm đều phù hợp hơn với yêu cầu của Trung Quốc".
Máy bay chiến đấu J-15 sao chép máy bay chiến đấu Su-33 của Nga |
Chuyên gia này cho rằng: "Trên thực tế, lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc hiện nay đang sử dụng máy bay hải quân Su-30 lậu". Điều ông muốn nói đến chính là máy bay hải quân J-15 đã được Trung Quốc tiến hành huấn luyện cất/hạ cánh nhiều lần ở trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Ông còn cho rằng: "J-15 hầu như giống với máy bay hải quân Su-33 nguyên bản, vì vậy để cung cấp một cơ chế huấn luyện cho phi công tàu sân bay Trung Quốc, hầu như không cần tiến hành thay đổi gì cũng có thể làm được".
Theo chuyên gia này: "Hải quân Ấn Độ hiện nay sử dụng loại máy bay hải quân MiG-29K mới nhất, loại máy bay chiến đấu này có sự khác biệt rất lớn so với Su-33, muốn phù hợp với yêu cầu huấn luyện của loại máy bay chiến đấu này thì phải tiến hành rất nhiều điều chỉnh đối với phần cứng và chương trình huấn luyện của Trung tâm đào tạo huấn luyện không quân quốc gia. Không ai muốn đi đầu tư cải tạo căn cứ này để đáp ứng nhu cầu của một khách hàng duy nhất rất có thể không phải là khách hàng trung thành (tức là chưa chắc quay trở lại)".
Quan chức này còn nói, Ấn Độ không có khả năng lớn quan tâm đến Trung tâm đào tạo huấn luyện không quân quốc gia, bởi vì "Nga bán tàu sân bay "Đô đốc Gorshkov" cho Hải quân Ấn Độ có kèm theo nhiều hợp đồng, trong đó có một hợp đồng chính là huấn luyện cho phi công Ấn Độ. Hợp đồng huấn luyện này trị giá khoảng 60 triệu USD, vì vậy, người Nga tuyệt đối không muốn để khoản tiền này rơi vào tay người Ukraine".
Máy bay J-15 cất cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh. |
Bài báo cho rằng, một sự thực có thể sẽ làm giảm mối quan tâm của Trung Quốc đối với Trung tâm đào tạo huấn luyện không quân quốc gia, đó là Trung Quốc đã xây dựng Viện nghiên cứu bay thử Trung Quốc. Cho dù như vậy, trước đây đã có nhiều quan chức Trung Quốc bày tỏ rất quan tâm tới Trung tâm đào tạo huấn luyện không quân quốc gia. Dự đoán, họ sẽ có thái độ hoan nghênh đối với việc có cơ hội học tập và nắm chắc kỹ năng chuyên nghiệp của Ukraine trong lĩnh vực này.
Tờ "Jane's Defense Weekly" trước đây từng cho rằng, so với các nước mới nổi có năng lực tác chiến tàu sân bay khác, trong quá trình phát triển chương trình tàu sân bay của mình, Trung Quốc rất ít được sự ủng hộ của các đối tác quốc tế có kinh nghiệm.
Điều này chắc chắn sẽ làm tăng rủi ro sự cố và sẽ kéo dài thời gian hình thành sức chiến đấu thực sự cho máy bay hải quân Trung Quốc. Đối với Hải quân Trung Quốc hoặc Ban lãnh đọ Đảng Cộng sản Trung Quốc, những điều này đều không thể chấp nhận được, bởi vì họ đã đầu tư rất nhiều thời gian và tiền bạc để cải tạo tàu sân bay Liêu Ninh và xây dựng hạ tầng cơ sở có liên quan.
Máy bay J-15 hạ cánh xuống tàu sân bay Liêu Ninh |