Máy bay huấn luyện L-15 do Trung Quốc chế tạo |
Trang mạng "Người đưa tin công nghiệp quân sự" Nga ngày 13 tháng 6 cho biết, Vyacheslav Vyacheslav Boguslayev, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Motor Sich Ukraine gần đây tiết lộ, công ty này có kế hoạch mỗi năm bán 40 động cơ phản lực AI-222-25F cho Trung Quốc. Nguyên văn bài viết như sau:
Boguslayev nhắc nhở cho biết, động cơ AI-222-25 chủ yếu dùng để trang bị cho máy bay huấn luyện-chiến đấu thế hệ mới Yak-130 của Nga, còn động cơ AI-222-25F chuyên dùng để trang bị cho máy bay huấn luyện phản lực L-15 của Trung Quốc.
Ông giải thích cho biết, AI-222-25F là phiên bản cải tiến của AI-222-25, lực đẩy khi đốt nhiên liệu phụ trội của AI-222-25 đạt 4,2 tấn, còn của AI-222-25F chỉ 2,5 tấn.
Nhưng, Boguslayev từ chối tiết lộ tổng số lượng động cơ AI-222-25F bán cho Trung Quốc, chỉ nhấn mạnh đây là một đơn "đặt hàng khách quan".
Trước đó từng có phương tiện truyền thông cho biết, Trung Quốc có thể đã đặt mua tới 250 động cơ AI-222-25F. Trong đó, lô động cơ AI-222-25F đầu tiên đã bàn giao cho Trung Quốc vào năm 2012.
Khi trang bị 2 động cơ AI-222-25F, tốc độ bay lớn nhất của máy bay L-15 (trọng lượng cất cánh lớn nhất 9.800 kg). Do đơn giá chỉ có 10 triệu USD, máy bay huấn luyện L-15 sẽ có triển vọng tiêu thụ không tồi trên thị trường quốc tế.
Máy bay này có tiềm năng cải tiến rất cao, trong tương lai có thể phát triển thành máy bay tác chiến hạng nhẹ có thể mang theo vũ khí “không đối không” và “không đối đất” hiện đại.
Động cơ AI-222-25F do Công ty Motor Sich sản xuất, một bộ phận mô đun do Công ty Salyut Nga cung cấp.
Động cơ AI-222-25F do Công ty Motor Sich, Ukraine chế tạo |
Theo nguồn tin từ Ukraine, AI-222-25F là một loại động cơ đầu tiên trang bị buồng đốt nhiên liệu phụ trội do Ukraine nghiên cứu phát triển. Ông cho biết, thông qua kế hoạch nghiên cứu chế tạo này, Ukraine đã nắm giữ công nghệ chế tạo có liên quan dùng cho động cơ lớp 20 tấn, trang bị cho máy bay chiến đấu.
Cùng với loại động cơ này đưa vào sản xuất hàng loạt, nó có thể sẽ từng bước thay thế động cơ RD-93 của Nga (hiện nay dùng để trang bị cho máy bay chiến đấu JF-17 Thunder do Trung Quốc-Pakistan hợp tác nghiên cứu chế tạo).
L-15 là máy bay huấn luyện tiên tiến nhất do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo cho đến nay, trọng lượng cất cánh lớn nhất của nó là 9.800 kg, trần bay thực tế 16.5000 m, dài 12,27 m, sải cánh 9,48 m. Trong kết cấu thân máy bay L-15 có 25% được chế bằng vật liệu composite.
Tuổi thọ sử dụng của máy bay này lên tới 10.000 giờ (30 năm). L-15 có thể sử dụng để đào tạo phi công nắm vững kỹ năng điều khiển các loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba như J-10, J-11 và F-16.
Công ty Hồng Đô Trung Quốc cho biết, giá bán L-15 sẽ thấp hơn nhiều những máy bay cùng loại có tính năng tương tự khác, trong đó có Yak-130 do Nga chế tạo, T-50 của Hàn Quốc và M-346 của Italy.
Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, máy bay này sẽ có triển vọng tiêu thụ không tồi trên thị trường quốc tế, đặc biệt là những nước đã trang bị máy bay huấn luyện K-8 sẽ là khách hàng tiềm năng quan trọng của L-15. Đối với những khách hàng nước đang phát triển tiềm năng, L-15 còn là máy bay chiến đấu tiên tiến có giá cả tương đối rẻ.
Máy bay huấn luyện L-15 do Trung Quốc chế tạo |
Máy bay huấn luyện K-8 do Trung Quốc chế tạo |
Máy bay chiến đấu JF-17 do Trung Quốc-Pakistan hợp tác chế tạo. |
Máy bay chiến đấu JF-17 Thunder của Trung Quốc và Pakistan hiện trang bị động cơ RD93 của Nga |