Hội thảo tập trung giải quyết vấn đề thiếu hụt giáo viên, tìm ra đâu là những chính sách và kinh nghiệm để đem lại hiệu quả cho những nước Châu Á. Nghiên cứu điển hình tại ba nước là Việt Nam, Bangladesh và Indonesia.
Bà Katherine Muller-Marin, Trưởng văn phòng Unesco tại Hà Nội cho biết, tổ chức Quốc tế hỗ trợ giáo viên vì mục tiêu Giáo dục cho tất cả mọi người đang thực hiện nhiệm vụ “Đánh giá, Hành động” nhằm xem xét và phân tích các chính sách và thực tiễn đang được chính phủ các nước áp dụng ,nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt giáo viên trong giáo dục cơ bản.
Bà Katherine Muller-Marin, Trưởng văn phòng Unesco tại Hà Nội cho biết, tổ chức Quốc tế hỗ trợ giáo viên vì mục tiêu Giáo dục cho tất cả mọi người đang thực hiện nhiệm vụ “Đánh giá, Hành động” nhằm xem xét và phân tích các chính sách và thực tiễn đang được chính phủ các nước áp dụng ,nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt giáo viên trong giáo dục cơ bản.
Buổi làm việc giữa Bộ Giáo dục Việt Nam và đại diện Unesco tại Hà Nội. Ảnh Xuân Trung |
Mục tiêu của nghiên cứu là cung cấp thông tin và chứng cứ cùng với các chính sách hiện hành nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt của giáo viên. Nghiên cứu cũng đưa ra các đề xuất nhằm đem lại sự tiến triển và hướng tới mục tiêu Giáo dục cho tất cả mọi người trước năm 2015, cũng như xác định các điều kiện cần thiết để các chính sách và thực tiễn đem lại hiệu quả dựa trên các biện pháp can thiệp đã được biết là hiệu quả, có thể điều chỉnh và áp dụng.
Qua những nghiên cứu này, sẽ góp phần thúc đẩy phản hồi và suy ngẫm thêm về thực tiễn, tăng cường trao đổi và nâng cao năng lực của ngành giáo dục bằng cách học hỏi cách làm có hiệu quả để được áp dụng rộng rãi. Trong hai ngày làm việc của Hội thảo, chủ yếu tập trung ở các bài học kinh nghiệm, phân tích các chính sách quốc gia nhằm giải quyết các thách thức mang tính chất đặc thù, trong đó bao gồm cả vấn đề văn hóa.
Chia sẻ về hướng nghiên cứu của tổ chức quốc tế hỗ trợ giáo viên vì mục tiêu Giáo dục cho tất cả mọi người, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, Việt Nam cũng đã xác định bước quan trọng để phát triển con người chính là đội ngũ giáo viên, chính sách tốt giáo viên sẽ nhiệt tình trong công tác. Nhưng với điều kiện còn khó khăn về kinh tế như hiện nay, việc chăm lo cho giáo viên chưa được như mong muốn. Thứ trưởng cũng cho biết, nguồn gốc giáo viên hiện nay được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau dẫn đến trình độ không được tốt, về mặt bằng cấp thì cao nhưng năng lực lại thấp.
Bà Katherine Muller-Marin, Trưởng văn phòng Unesco tại Hà Nội nói: "Chúng tôi cam kết mạnh mẽ với Nhóm công tác về giáo viên Giáo dục cho mọi người, đồng thời hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong lộ trình thực hiện các mục tiêu GDCMN ". Ảnh Xuân Trung |
“Bộ Giáo dục Việt Nam cũng có tham khảo nền giáo dục của Bangladesh, phải làm thế nào để cả xã hội cùng tham gia vào giáo dục, Việt Nam sẽ học tập nhiều hơn về vấn đề này” Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định.
Qua đây, bà Katherine Muller-Marin cũng thông báo, Unesco ở Việt Nam đã và đang phối hợp chặt chẽ với Cục nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) trong việc xây dựng các chính sách và tài liệu tập huấn liên quan đến giáo viên.
“UNESCO sẽ hỗ trợ Việt Nam trong một nỗ lực chung với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam của Bộ Ngoại giao trong quy trình kiện toàn và liên tục cập nhật một lộ trình xây dựng xã hội học tập với một tầm nhìn hướng tới nền kinh tế tri thức và một xã hội tri thức. Đây là thách thức lớn hơn cả của Việt Nam và đã được các cấp có thẩm quyền đưa thành mục tiêu” bà Katherine Muller-Marin cho biết.
Chương trình nghiên cứu của tổ chức quốc tế hỗ trợ giáo viên vì mục tiêu Giáo dục cho tất cả mọi người được thực hiện với giai đoạn từ năm 2000-2015, mục tiêu là tất cả trẻ em trên thế giới có thể tiếp cận giáo dục chất lượng. Tuy nhiên, đến năm 2006-2007 kết quả không như mong muốn khi còn nhiều quốc gia, nhất là ở Châu Á chưa đạt như mục tiêu đề ra.
Do vậy, tổ chức đã xem xét và thẩm định lại ba nước điển hình là Việt Nam, Bangladesh và Indonesia để có bản báo cáo phản biện và làm tài liệu tham khảo cho các Quốc gia khác.
Xuân Trung