Theo hướng con đường mới đi từ Đà Lạt ra Nha Trang, cách thành phố Đà Lạt khoảng 30km, ta sẽ gặp một thị trấn nhỏ huyện Lạc Dương mà dân cư chủ yếu là người dân tộc thiểu số và rất ít người Kinh. Ảnh: Bên trong hang nhìn ra ngoài (hang rộng 80 cm, cao 1 m). |
Tại con dốc Tình, đường dẫn vào hai ngọn núi: núi Khôn và núi Cao. Nơi đây, chúng ta sẽ được nhìn thấy các hang, các giếng hay một hệ thống địa đạo mà các thiếc tặc đào xới theo các mạch thiếc. Ảnh: Bên ngoài nhìn vào hang sâu hun hút, hang thì ẩm thấp. Các hang này đào thẳng vào núi theo các luồng thiếc (khi đi vào phải la lớn, cầm theo dao, cây đề phòng rắn, thú chui bên trong). |
Các giếng hào sâu 6-30 m (giếng đang khai thác và giếng cũ). Bên dưới các giếng sẽ có các đường hầm đi vào trong núi. Đôi khi có một hệ thống giếng nằm san sát nhau và đôi khi được liên thông với nhau. Khả năng sập và sạt lở rất cao, không có cây chống chắn. |
Giếng được che mưa, đào mương xung quanh tránh nước xuống và có “hệ thống” kéo đất lên. |
Dưới hầm đáy giếng, những thiếc tặc đang đào hầm, đầu đội nón bảo hiểm chỉ tránh đất rơi, rọi đèn pin, hầm tối thui, hầm chỉ vừa một người ngồi đào. (Hầm dưới giếng sâu 8m, từ thánh đáy giếng vào sâu 10 m, hầm tối tuyệt đối, chỉ dùng đèn pin và rất ngạt khí). |
Hai người thay phiên nhau đào và vận chuyển đất từ hầm ra đáy giếng rồi được kéo lên trên, mỗi giếng hầm có chừng 3- 4 người). |
Xẻ núi đất đá, bơm nước lên để đãi thiếc và canh tác các vườn cà phê nhỏ trong rừng. |
Các giếng được đào rất công phu nhưng khi bị ngập nước sẽ bị bỏ đi. |
Một đại gia đình bắt đầu mở hầm vào núi và chị em, các bà mẹ sẽ đãi thiếc suối cạnh bên. |
Các em lớn nhỏ đều không đi học mà vào rừng cùng đãi thiếc với anh chị, ba mẹ. |
Thiếc sa khoáng đãi được. |
Độc giả Nguyễn Văn Tình/ VnExpress