Vị "bác sĩ" của các siêu xe trong "Hành trình siêu xe"

03/07/2012 08:10
Nghĩa Phạm
(GDVN) - Anh Lê Minh Đạt - phó tổng giám đốc công ty cổ phần ôtô Phú Đạt là cái tên được các ông chủ siêu xe thường xuyên gọi điện để nhờ tư vấn mỗi khi gặp sự cố trong hành trình Car & Passion lần 1. Và tất nhiên, anh Đạt chính là vị "bác sĩ" uy tín nhất cho các siêu xe trong hành trình Car & Passion 2011. 
SIÊU XE HƯ TẠI ĐƯỜNG SIÊU XẤU

Kevin German, người Mỹ, phóng viên ảnh tự do đang sinh sống ở TP.HCM, người theo chân Car&Passion 2011 viết trên blog của mình: "Mỗi khi đoàn xe đi qua một ngôi làng, người dân nhìn với ánh mắt như thể họ đang xem tàu vũ trụ. Tôi cũng nhận ra những chiếc xe trị giá hàng triệu đô-la Mỹ không thích hợp nơi này. Đường quá xấu, một số xe phải chở bằng xe tải. Bạn cũng không thể đi trên 100 km/h".

Siêu xe Lamborghini LP640 bị hư hộp số đã phải nhờ sự trợ giúp của xe tải để tham dự Car & Passion lần 1 tại Đà Nẵng.
Siêu xe Lamborghini LP640 bị hư hộp số đã phải nhờ sự trợ giúp của xe tải để tham dự Car & Passion lần 1 tại Đà Nẵng.

Anh Đạt cho biết, hầu hết các siêu xe mang đến để anh kiểm tra và khắc phục lỗi thì lý do chính do đường phố Việt Nam quá xấu, đông đúc không thích hợp để chạy đúng vận tốc xe. Siêu xe di chuyển trên đường phố Việt Nam thường xuyên ở tốc độ 60 – 90 km/h thì ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống vận hành của xe, chính việc giảm tốc và tăng tốc thường xuyên là nguyên nhân gây hư hỏng xe.

Câu chuyện vui từ chuyến đi Car & Passion lần 1 khi đoàn đến Nha Trang, anh chàng taxi đã di dỏm thông báo trên hệ thống nội bộ rằng anh vừa chở Cường dollar vì anh lấy cái cớ siêu xe Lamborghini LP640 màu đen bị hư hỏng đã phải chuyên chở bằng xe tải.

Siêu xe được kiểm tra bảo dưỡng tại công ty cổ phần Phú Đạt.
Siêu xe được kiểm tra bảo dưỡng tại công ty cổ phần Phú Đạt.

Đúng như cảnh báo sau khi kiểm tra từng siêu xe cho chuyến đi Car & Passion lần 1, chiếc Lamborghini LP640 màu đen di chuyển quá chậm trong đường phố Sài Gòn đã phải rời cuộc chơi và di chuyển theo đoàn trên xe tải. Nhưng theo anh, nguyên nhân chính vẫn từ kinh nghiệm của người trực tiếp lái xe.

Khi hỏi anh có biết ai lái xe tài “cứng” trong dân chơi siêu xe, thì anh trả lời dứt khoát: “Cường dollar,  vì Cường từng tham gia một khóa đào tạo lái siêu xe chuyên nghiệp” – tôi tin lời khen của anh vì thực tế đã chứng minh khi suốt đoạn đường từ Sài Gòn đi Đà Nẵng trong chuyến đi Car & Passion lần 1, Cường dollar luôn trực tiếp điều khiển xe cũng như dẫn đầu để điều phối đoàn.

Đường sá Việt Nam là một cản trở với những chủ siêu xe.

Đường sá Việt Nam là một cản trở với những chủ siêu xe.


Những dòng siêu xe và xe cao cấp di chuyển tại đường phố Việt Nam thường xuyên bị báo lỗi hệ thống giảm xốc do mặt đường quá nhiều “ổ gà” không thích hợp như thiết kế ban đầu để chạy ở đường cao tốc.

Tuy là những lỗi rất dễ khắc phục, nhưng nếu không cập nhật phần mềm thì chủ xe phảithông báo hãng và chờ khá lâu hãng để đưa chuyên gia sang Việt Nam để xóa lỗi trên hệ thống.

PHẦN MỀM CHUYÊN DỤNG

Các siêu xe nhập về ngày càng tăng, nhưng nhiều hãng xe lại chưa cung cấp dịch vụ sau bán hàng tại Việt Nam, điều này gây không ít khó khăn và tốn kém cho chủ xe.

Với  siêu xe, bảo dưỡng định kỳ rất tốn kém, nhất là với những siêu xe có tốc độ cao 300- 400km/h. Quá trình bảo dưỡng gồm thay toàn bộ dầu nhớt, kiểm tra xe, xóa lỗi và cài đặt bảo dưỡng để đảm bảo nó có thể tiếp tục phóng với tộc độ hơn 300 km/h, thì mỗi năm chủ nhân cũng phải chi cả chục ngàn USD. 

Đấy là chưa kể lốp xe, cứ chạy khoảng 5.000km là phải thay và giá của 1 bộ lốp cũng  hàng chục ngàn USD. Cũng tương tự như vậy là bộ vành xe cứ chạy khoảng 20.000 km phải thay và chi phí của một bộ 4 vành này cũng thật không rẻ, khoảng 15.000 USD tới 50.000 USD/bộ. Chính vì vậy mà siêu xe không thường xuyên ra đường nhiều.

Chỉ 3 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhậpp về thêm 10 siêu xe.
Chỉ 3 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhậpp về thêm 10 siêu xe.

Ngoài máy chẩn đoán, mỗi dòng xe lại phải mua phần mềm chuyên dụng riêng mới có thể xóa lỗi và kiểm tra chi tiết những hỏng hóc. Giá phần mềm mua tại hãng có mức giá trung bình 44.000 USD, nhưng hầu hết đều sử dụng phần mềm nhập từ Hồng Kong, Đài Loan, Trung Quốc đã được bẻ khóa với giá giảm một nửa. 

Sau khi định “bệnh” cho xe bằng phần mềm chuyên dụng, chuyên gia bắt đầu công việc tiếp theo là tra cứu hệ thống phụ tùng để biết chính xác mã số qui định của hàng cho từng dòng xe. Sau đó bước cuối cùng là tra cứu giá cả chính xác theo bảng giá của hãng và đặt hàng phụ tùng thay thế. Chi phí thấp nhất cho một lần kiểm tra và xóa lỗi hệ thống đơn giản cho siêu xe với mức từ 4.000USD đến 5.000USD. 

Gầm xe chỉ cách mặt đường 10cm là một trở ngại khi chạy tại Việt Nam.
Gầm xe chỉ cách mặt đường 10cm là một trở ngại khi chạy tại Việt Nam.

Anh Đạt cho biết, hai hãng xe Maybach và Bently lại càng “khó chịu” hơn khi những hỏng hóc liên quan đến động cơ thì hoàn toàn không có phụ tùng thay thế mà phải nhập nguyên cả dàn động cơ xấp xỉ 2/3 giá trị xe. 
Ferrari, Lamborghini... mỗi khi bảo hành, bảo dưỡng, gặp sự cố phải thay thế phụ tùng thì việc nhập phụ tùng từ chính hãng dành cho các siêu xe hiện mất nhiều thời gian.

Nếu không mua được phần mềm cho dòng xe cần sữa chữa, trước hết chủ xe phải liên lạc với chính hãng bằng cách viết thư điện tử và chờ đợi cả thời gian dài đến hàng tháng trời nhưng có khi phụ tùng về chưa chắc đã chính xác như thứ cần thay thế. Vì vậy mỗi lần xe hỏng đều phải mời chuyên gia từ Mỹ, Đức, Hồng Kông... sang, tiền vé máy bay, đi lại ăn ở khách sạn hạng sang vô cùng tốn kém.

Có trường hợp, chủ nhân của chiếc Rolls Royce Phantom  bị hỏng hệ thống lọc không khí, ông đã liên lạc với chính hãng, sau hãng đã phải cử 1 chuyên gia bay sang Việt Nam xem xét, đánh giá tình trạng hiện tại của xe, kiểm tra xe hỏng hóc như thế nào, lên phương án sửa chữa, sau đó bay về báo cáo. Khi có phụ tùng,một chuyên gia khác của hãng lại bay sang Việt Nam mang theo các trang thiết bị để thay thế. 

Cả quá trình này mất tới hơn 1 tháng. Thời gian đó, 2 chuyên gia bay đi bay về 4 lần rồi tiền công, tiền mua phụ tùng vốn được làm bằng những kim loại đắt tiền, chi phí ăn ở cho chyên gia rất tốn kém. Cả gói sửa chữa đó mất tới trên 20.000 USD.

Siêu xe khi đã hỏng phải bỏ ra hàng chục nghìn USD mỗi lần để sửa chữa là chuyện thường, thậm chí có trường hợp chiếc Lamborghini Gallardo SE vừa nhập về Việt Nam đã phải tạm xuất sang Mỹ để sửa chữa.

Với thu nhập bình quân 1.000 USD/năm thì không chi tiêu gì cả, một người Việt sẽ mất 750 năm mới có thể mua siêu xe có giá 750.000 USD.
Với thu nhập bình quân 1.000 USD/năm thì không chi tiêu gì cả, một người Việt sẽ mất 750 năm mới có thể mua siêu xe có giá 750.000 USD.

Để chơi siêu xe, ngoài chi phí mua xe, chủ xe còn phải thật sự am hiểu về dòng xe thì mới có thể giảm thiểu những chi phí phát sinh do hư hỏng khi vận hành xe. Như anh từng có cách khen khéo với đại gia Minh “nhựa” khi luôn bán xe đúng thời điểm, vì theo anh Đạt với các dòng siêu xe thì sau khi đã sử dụng sau 3 năm tức là hết thời gian bảo hành chính hãng thì thường xuyên “trái gió trở trời”.
Nghĩa Phạm