Video: Phẫu thuật chó hai đầu, thí nghiệm từng gây chấn động thế giới

18/08/2011 03:35
(GDVN) – Người ta đã cho phép quay lại những thước phim tư liệu về công trình phẫu thuật gây sốc dư luận này.

(GDVN) – Năm 1954, bác sỹ người Nga Vladimir Demikhov đã làm cả thế giới chấn động khi công khai một sinh vật mà lúc đó báo chí dùng từ “quái vật” để miêu tả một con chó được cấy ghép hai chiếc đầu vẫn sống nguyên trên thân một con chó berger trưởng thành.

Thí nghiệm gây sốc này được các phẫu thuật gia Liên Xô tiến hành ở một phòng thí nghiệm có căn cứ ở ngoại ô thu đô  Moscow.

Bác sỹ Vladimir Demikhov bên những thí nghiệm khoa học gây sốc của mình
Bác sỹ Vladimir Demikhov bên những thí nghiệm khoa học gây sốc
của mình

Bác sỹ Vladimir Demikhov đã trực tiếp thực hiện việc cấy đầu, bả vai và hai chân trước của một con chó con vào phần trên cổ của một con chó berger Đức đã trưởng thành.

 

Vladimir Demikhov đã công khai công trình của mình trước các phóng viên của tất cả các hãng thông tấn lớn trên thế giới.

Cả hai chiếc đầu và thân mình con chó sau phẫu thuật một thời gian vẫn sống y nguyên, có thể thở, chơi đùa như mình thường. Thậm chí chúng còn có thể tự liếm sữa khi được cho ăn.

Chúng thậm chí còn có thể tự liếm sữa
Chúng thậm chí còn có thể tự liếm sữa

Khi được công bố, phần đầu chó con được cấy ghép bên trên luốn cố gắng cắn tai của đầu phía dưới như thể hai con chó đang chơi đùa, cắn lộn lẫn nhau.

 

Người ta đã cho phép quay lại những thước phim tư liệu về công trình phẫu thuật gây sốc dư luận này.

Vladimir Demikhov đã thừa nhận rằng ông đã tiến hành thí nghiệm trên mặc dù bị Bộ y tế Liên Xô lúc đó cấm. Người trợ lý đắc lực cùng ông thực hiện thí nghiệm này là bác sỹ giải phẫu V.  Gorianov.

 

Nơi họ tiến hành thí nghiệm là một căn hầm y tế tại Viện Sklifosovsky. Thực tế là phải phẫu thuật trong hầm bởi Viện nghiên cứu Sklifosovsky chưa từng được trang bị và cũng chưa bao giờ thiết kế một phòng thí nghiệm để tiến hành các thí nghiệm tương tự.

Bác sỹ Vladimir Demikhov
Bác sỹ Vladimir Demikhov



Các nhà khoa học giải phẫu trên của Nga đã tiến hành thí nghiệm trong điều kiện còn thiếu cả ánh sáng, bàn mổ là loại được đóng từ gỗ thông thường, ngoài ra còn có 1 chiếc máy hút bụi cũ nát thay vì được trang bị máy nén khí chuyên dụng cho ngành y.

 

Chính vì không được cấp phéo tiến hành phẫu thuật cho thí nghiệm này nên sau khi thực hành xong bác sỹ Vladimir Demikhov đang mang con chó này về một căn hộ công xã để chăm sóc.

Chính vì không có đủ điều kiện nên con chó hai đầu đầu tiên do Vladimir Demikhov phẫu thuật đã chết sau đó không lâu.

 

Trong 15 năm liên tục, bác sỹ Vladimir Demikhov đã tiến hành phẫu thuật tổng cộng 20 con chó hai đầu, tất cả chúng đều không sống được lâu sau phẫu thuật vì nhiều lý do khác nhau, đặc biệt là do cơ chế tự đào thải của sinh vật.

 

Những con chó hai đầu sống được lâu nhất là 1 tháng sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, đây cũng là một công trình kỳ tích trong lĩnh vực y khoa của thế giới.

 

Các nhà khoa học giải thích rằng những chiếc đầu chó khi được phẫu thuật thì chúng được nối với nhau thông qua nhưng mạch máu. Chính vì đầu trên bị cắt bỏ phổi và tim nên phải sử dụng chung bộ phận của thân chó chủ.

Vladimir Demikhov cho biết mục đích của thí nghiệm là để khẳng định việc có thể cứu sống người ốm hoặc bị thương nặng bằng cách truyền máu mạnh khoẻ từ một người khác.

 

Năm 1967, mục tiên này đã lọt vào tay một phẫu thuât gia phương tây khác là bác sỹ Christian Barnard. Tuy nhiên, người ta đã phải thừa nhận rằng bác sỹ Vladimir Demikhov mới là người đầu tiên đặt nền móng cho phát hiện này.

Cơ chế sống của chó hai đầu
Cơ chế sống của chó hai đầu

Ngay bản thân phẫu thuật gia Christian Barnard cũng phải thừa nhận rằng Demikhov mới xứng đáng là bậc thầy trong nghành giải phẫu và thí nghiệm y khoa.

>>Click here để xem video tư liệu về chó hai đầu

{iarelatednews articleid='10753,10659,10570,10656,10571,9880,10234,10177,9878,9745,9933,9877,9687,9813,9636,9470,9676,9681'}

Bình Nguyên (tư liệu từ Báo Nga)

alt