Đến dự với lễ khởi công có nhiều Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam, đại diện các Bộ, ngành và sự hiện diện của Đại sứ quán Nhật Bản, đại diện Bộ Công thương Nhật Bản (METI), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan Hàng Không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vv...
Đây là mốc son quan trọng trong lịch sử ngành Công nghệ Vũ trụ của Việt Nam, khi Trung tâm Vũ trụ Việt Nam được hoàn thành vào năm 2020, Việt Nam sẽ có Trung tâm Vũ trụ hiện đại hàng đầu Đông Nam Á.
Mô hình Trung tâm vũ trụ sau khi được hoàn thành. |
Trung tâm Vũ trụ Việt Nam có nguồn đầu tư 54 tỉ yên từ nguồn vốn ODA ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ. Đây là dự án đặc biệt quan trọng trong “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020”.
Đơn vị triển khai thực hiện và tiếp nhận dự án trọng điểm Quốc gia này là Trung tâm Vệ tinh Quốc gia (VNSC) trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đảm trách những nhiệm vụ quan trọng: Làm chủ công nghệ và tự chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát trái đất, có khả năng quan sát toàn lãnh thổ VN trong mọi điều kiện thời tiết bằng công nghệ rada hiện đại; Xây dựng và xử lý các dữ liệu vệ tinh phục vụ giám sát và cảnh báo sơm thiên tai, các thảm hoạ môi trường;
Dự báo sớm sản lượng nông nghiệp, nguồn lợi hải sản, cập nhật hệ thống bản đồ điện tử cho quản lý và quy hoạch đất đai; nghiên cứu và phòng chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Lễ khởi công xây dựng Trung tâm vũ trụ đầu tiên ở Việt Nam. |
Dự án được đầu tư đồng bộ thành 3 phần: Hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị; tiếp nhận và chuyển giao công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực. Với phần hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị, dự án sẽ đầu tư xây dựng Trung tâm lắp ráp, tích hợp và thử nghiệm vệ tinh nhỏ; trạm thu nhận tín hiệu vệ tinh; trung tâm nghiên cứu và triển khai; trung tâm giáo dục và đào tạo; khu điều hành, bảo tàng vũ trụ, đài thiên văn.
Phần tiếp nhận chuyển giao công nghệ sẽ tiếp nhận và tự chế tạo 2 vệ tinh nhỏ quan sát trái đất với công nghệ rađa hiện đại có độ phân giải cao, ứng dụng dữ liệu ảnh vệ tinh. Tiếp đó, khoảng 350 nhà khoa học, chuyên gia và nhà quản lý có trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ sẽ được đào tạo tại hợp phần thứ ba của dự án.
Là dự án đầu tư trọng điểm, tạo cơ sở nòng cốt để triển khai thực hiện các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ của đất nước, “Trung tâm Vũ trụ Việt Nam” sẽ góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Chiến lược và kế hoạch phát triển Công nghệ Vũ trụ của Việt Nam nhằm thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng CNVT, đưa CNVT phục vụ thiết thực và có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước.
>> Lý giải tục lệ “người ăn thịt người” cổ xưa
>> 10 sinh vật kỳ dị nhất hành tinh ít người biết đến
>> Khám phá thế giới sinh vật muôn màu trong rừng già Amazon
>> Những "thuỷ quái" từng được cần thủ Jeremy Wade đưa lên bờ
>> Nghệ thuật 'siêu đẳng' của động vật khi ngụy trang (P2)
>> Sốc với cảnh cá voi lưng gù chết trong bể bơi của người
>> Kỳ hoa dị thảo trên vùng đảo huyền bí Socotra