Lãnh đạo bệnh viện khẳng định đã thử thuốc trước khi tiêm
Cái chết đột ngột của bệnh nhân Nguyễn Xuân Hồng (SN 1938, trú xã Cẩm Thăng, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) tại Bệnh viện ĐK Hà Tĩnh vào ngày 12/8 đã gây bức xúc cho người nhà bệnh nhân dẫn đến việc đánh 4 y, bác sĩ và đập phá tại khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện này.
Người nhà nạn nhân Hồng tỏ ra bức xúc và cho rằng phía bệnh viện ĐK Hà Tĩnh nói đã thử thuốc cho người nhà mình trước khi tiêm là bịa đặt |
Sau cái chết đột ngột trên, lãnh đạo bệnh viện ĐK Hà Tĩnh đã khẳng định cái chết của bệnh nhân Hồng là do sốc phản vệ chưa rõ nguyên nhân. Trước việc người nhà nạn nhân cho rằng các bác sĩ tại bệnh viện này đã phớt lờ việc ông Hồng bị dị ứng thuốc kháng sinh nhưng vẫn cố tình tiêm hai loại kháng sinh dẫn đến cái chết oan uổng cho nạn nhân.
Trả lời về vấn đề trên cả ông Nguyễn Viết Đồng - GĐ Bệnh viện ĐK Hà Tĩnh cho biết; Trước lúc tiêm thuốc kháng sinh cho ông Nguyễn Xuân Hồng, các bác sĩ của bệnh viện này đã tiến hành thử test kháng sinh cho bệnh nhân nhưng thấy kết quả âm tính. Nguyên nhân bệnh nhân Hồng tử vong là do sốc phản vệ.
Cùng chung quan điểm trên ông Lê Quế - Phó GĐ Bệnh viện ĐK Hà Tĩnh cũng cho rằng; Hai loại kháng sinh mà Khoa chấn thương tiêm cho bệnh nhân Hồng không nằm trong loại quy định của Bộ Y tế về việc phải thử thuốc. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân các bác sĩ đã tiến hành thử thuốc như vậy đã rất là thận trọng.
Trước đó ông Lê Quế - Phó GĐ Bệnh viện ĐK Hà Tĩnh cho biết hai loại kháng sinh tiêm cho bệnh nhân hồng không nằm trong loại phải thử test trước khi tiêm theo quy định của Bộ y tế |
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí mới đây của ông Đào Xuân Lý, Phó trưởng khoa Chấn thương, Bệnh viện ĐK Hà Tĩnh người trực tiếp chỉ định tiêm hai loại thuốc kháng sinh rikazim, Ciprofloxacin Kabi cho ông Hồng cũng khẳng định có test thử thuốc cho ông Hồng trước khi tiêm.
Ông Lý cho rằng: “ Mặc dù hai loại kháng sinh tiêm cho ông Hồng là Trikazim, Ciprofloxacin Kabi theo quy định của Bộ y tế không cần phải test thử. Tuy nhiên, vì bệnh nhân có tiền sử dị ứng nên mới cho test thử đúng quy trình cẩn thận như vậy”.
Ông Lý cũng khẳng định sau khi test thử thấy bệnh nhân Hồng âm tính với hai loại kháng sinh trên nên mới chỉ định cho ông Phan Văn Hà – Điều dưỡng khoa chấn thương tiêm cho nạn nhân.
Ông Đào Xuân Lý - Phó khoa chấn thương, Bệnh viện ĐK Hà Tĩnh người trực tiếp chỉ định tiêm hai loại kháng sinh cho bệnh nhân Hồng cũng khẳng định đã tiêm thuốc cho bệnh nhân sau khi đã thử test |
Ông Lý cũng phủ nhận thông tin việc hợp thức hoá thủ tục test thử kháng sinh cho bệnh nhân Hồng trong hồ sơ trước khi cơ quan Công an vào cuộc điều tra.
Rõ ràng tất cả những lời khẳng định của người trực tiếp chỉ định tiêm kháng sinh và lãnh đạo Bệnh viện ĐK Hà Tĩnh đều cho rằng nạn nhân đã được test thử thuốc cẩn thận trước khi tiêm. Nhưng câu hỏi đầy uẩn khúc đặt ra tại sao nạn nhân âm tính với thuốc kháng sinh khi test thử nhưng vẫn bị tử vong do sốc phản vệ thì vẫn còn phải chờ sự vào cuộc điều tra của các cơ quan chức năng.
Nạn nhân được thử thuốc trước khi tiêm là không đúng?
Trong khi lãnh đạo Bệnh viện ĐK Hà Tĩnh khẳng định đã test thử thuốc cho bệnh nhân Hồng trước khi tiêm. Thậm chí Đào Xuân Lý, Phó trưởng khoa Chấn thương người trực tiếp chỉ định tiêm hai loại kháng sinh dẫn đến việc sốc phản vệ của bệnh nhân Hồng còn cho rằng khi đó người nhà bệnh nhân Hồng còn vui vẻ đồng ý.
Hai loại kháng sinh đã tiêm cho bệnh nhân Hồng dẫn đến việc nạn nhân bị sốc phản vệ và tử vong |
Nhưng trước những thông tin đó từ phía các bác sĩ và lãnh đạo Bệnh viện ĐK Hà Tĩnh người nhà nạn nhân Hồng đã phản pháo lại những khẳng định đó từ phía Bệnh viện. Họ cho biết người nhà họ không được thử thuốc trước khi tiêm.
Chị Trần Thị Diên, (con dâu nạn nhân Hồng) người đã trực tiếp chăm sóc cho bệnh nhân bức xúc nói: “Thông tin mà họ (lãnh đạo, bác sĩ Bệnh viện ĐK Hà Tĩnh – PV) nói thử thuốc trước khi tiêm cho bố chồng tôi là bịa đặt. Trước đó gia đình tôi đã cảnh báo với các bác sĩ tạ bệnh viện bố chồng tôi bị dị ứng hai loại kháng sinh này. Nếu ông Lý nói có thử phản ứng thuốc và nói tôi vui vẻ đồng ý thì tôi sẵn sàng đối chất trực tiếp với ông ấy”.
Chị Diên cũng cho biết thêm; Trước khi được tiêm thuốc ông Hồng sức khoẻ vẫn bình thường và không có biểu hiện gì khác lại. Trước khi ông Hồng được tiêm thuốc nạn nhân vẫn vui vẻ nói chuyện bình thường và khi điều dưỡng Hà đến tiêm thuốc ông Lý cũng không hề có mặt tại đó.
Trước đó bức xúc trước cái chất đầy uẩn khúc của người thân mình nhiều người nhà bệnh nhân Hồng đã đánh 4 y, bác sỹ và đập phá tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện ĐK Hà Tĩnh |
Cùng chung nỗi bức xúc đó ông Nguyễn Ngọc Châu, (em trai ông Hồng) cho biết thêm; Trong biên bản làm việc với gia đình sau khi xảy ra vụ việc GĐ bệnh viện cũng chỉ ghi là thuốc không phải thử chứ không nói đến việc thử thuốc cho bệnh nhân trước khi tiêm.
Hỗ trợ gia đình nạn nhân vì người nhà nạn nhân có nhiều mối quan hệ?
Một điều khá quan trong nữa cho thấy sự uẩn khúc trong vụ việc này khi một lãnh đạo Bệnh viện huyện Cẩm Xuyên nơi bệnh nhân Hồng điều trị trước khi được chuyển lên Bệnh viện ĐK Hà Tĩnh thì nạn nhân đã 2 lần điều điều trị tại bệnh viện này.
Trước đó, do tiền sử bệnh nhân Hồng bị dị ứng thuốc kháng sinh nên phía Bệnh viện ĐK Cẩm Xuyên cũng đã tiến hành thử test thuốc cho bệnh nhân này và cho kết quả dương tính trái ngược hoàn toàn lời khẳng định nạn nhân âm tính khi test thử thuốc như ông Đào Xuân Lý, Phó trưởng khoa Chấn thương, Bệnh viện ĐK Hà Tĩnh đã nói.
Cũng do nguyên nhân này mà trước khi ông Hồng chuyển viện nên Bệnh viện ĐK huyện Cẩm Xuyên đã lưu ý rất cẩn thận trong giấy chuyển viện việc dị ứng thuốc kháng sinh của nạn nhân để cảnh báo. Vậy thực chất bệnh nhân Hồng có được test thử thuốc trước khi tiêm tại khoa Chấn thương, bệnh viện ĐK Hà Tĩnh hay không lại có thêm một chứng cứ rõ ràng về sự trái ngược kết quả trên để đặt ra nhiều nghi vấn uẩn khúc trong sự việc này.
Cùng với đó trong đoạn băng làm việc giữa người nhà bệnh nhân Hồng và phía Bệnh viện ĐK tỉnh Hà Tĩnh được người nhà cung cấp đăng trên báo Vietnamnet thì ông Nguyễn Viết Đồng - GĐ Bệnh viện ĐK Hà Tĩnh cho rằng việc hỗ trợ nạn nhân là do người nhà nạn nhân có quan hệ với một vị lãnh đạo tên Đ.
“Ở đây tôi nói với các bác, các anh, các chị ( người nhà bệnh nhân Hồng – PV) tôi rất chia sẻ với nỗi đau thương mất mát này và những ca tương tự như thế này chúng tôi không hỗ trợ. Vì chúng tôi không có điều kiện! Nhưng cũng vì tỉnh cảm ở chỗ này là nhiều bên nữa và cũng thậm chí là của cả anh Đ ngoài nữa nên chúng tôi hỗ trợ 20 triệu để lo cho ông (bệnh nhân Hồng – PV). Còn sau này có gì ta bàn tiếp sau”, trích lời của ông Đồng trong đoạn băng ghi âm buổi làm việc giữa bệnh viện ĐK Hà Tĩnh với người nhà bệnh nhân Hồng.
Vậy thực tế cho thấy liệu rằng nếu người nhà bệnh nhân Hồng không có mối quan hệ đó thì sự việc sẽ được phía ban lãnh đạo Bệnh viện ĐK Hà Tĩnh xử lý như thế nào? Liệu rằng có hay không việc lãnh đạo bệnh viện này đang giải quyết vụ việc này theo kiểu là do mối quan hệ?
X. Hoà - Hồng Lĩnh