Ông Đỗ Quốc Khánh – người được mệnh danh là “thần đèn xứ Bắc”, được biết tới với khả năng di chuyển những công trình nặng tới 3000 tấn đã nói với PV Báo Giáo dục Việt Nam những vấn đề nổi cộm trong công tác cứu hộ hiện nay, chưa được quan tâm đúng mức.
"Về bản chất, cuộc giải cứu đã thất bại"
Khi việc giải cứu hai đứa trẻ khỏi đống đổ nát trong vụ nổ gas gây sập nhà ở phố Tạ Quang Bửu bất thành, hàng trăm bạn đọc gửi chia sẻ về Báo Giáo dục Việt Nam đều tỏ ra rất lo lắng với khả năng “cứu trợ khẩn cấp” của lực lượng chức năng. Theo “thần đèn” Đỗ Quốc Khánh: “Sau mỗi vụ cháy, sập nhà, chết người… dù lực lượng chức năng đã cố gắng, nhưng kết mang lại không như mong đợi, cụ thể trong vụ việc này hai cháu bé đã tử vong, mà khi sập nhà người dân xung quanh còn nghe thấy tiếng khóc, tiếng kêu cứu.
Vậy thì bản chất của cuộc ứng cứu này đã thất bại rồi, dù xét dưới gốc độ nào đi nữa cũng là thất bại”.
Ông Khánh cho hay, ở Việt Nam hiện nay chưa có khung pháp lý chi tiết cho vấn đề cứu hộ, tính chuyên nghiệp của những người tham gia cứu hộ chưa cao nếu không muốn nói là còn quá thấp, không quy được trách nhiệm cho đơn vị nào cả, chẳng xử được ai cả và cũng có nghĩa là tai nạn chẳng may rơi vào nhà nào thì nhà đó đành phải chịu thiệt hại.
“Tôi làm trong lĩnh vực xử lý sự cố xây dựng đã 26 năm nay và biết rằng có có nhiều việc chúng tôi tham gia còn vượt ra ngoài khung pháp lý, cho nên triển khai công việc vô cùng khó khăn. Thí dụ, tôi vừa đi đăng ký kinh doanh ‘Giám định Xây dựng’ – tức là nếu chẳng may hai đơn vị có kiện nhau thì chúng tôi là những đơn vị sẽ được chỉ định hoặc được thuê để giám định thiệt hại, nhưng Việt Nam thì chưa cấp phép việc này.
Theo quy luật phát triển thì tới một lúc nào đó chúng ta cũng sẽ có, nhưng vấn đề là bao lâu thì không có câu trả lời, vì vậy chuyện chúng ta chưa có một đội ngũ chuyên nghiệp để ứng phó với các tình huống khẩn cấp như vụ việc này là chuyện dễ hiểu”, ông Khánh chia sẻ.
Sở Cứu hộ?
Vụ nổ gas gây sập nhà là chuyện đã rồi, nhưng điều mà dư luận quan tâm lúc này là tại sao việc đưa các cháu nhỏ ra ngoài lại mất một khoảng thời gian quá dài như vậy?
Về vấn đề này, ông Khánh lý giải: “Tôi tin là các anh em thực hiện nhiệm vụ đã cố gắng lắm rồi, bản thân họ cũng mong sẽ cứu được các cháu. Tuy nhiên, phải thẳng thắn mà nói với nhau rằng, chuyên môn của các đơn vị ứng cứu chưa sâu, chúng ta có Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy nhưng chủ yếu là để dập lửa, mà cũng chỉ là ngăn chặn nguy cơ cháy lan, chứ đúng nghĩa từ ‘cứu” thì chưa phải, nhất là chuyện giải quyết các vấn đề sau cháy, sập nhà, sập công trình… thì càng khó khăn.
Tôi nghĩ rằng để đảm bảo đúng với ý nghĩa của các tình huống khẩn cấp thì chúng ta phải có Sở Cứu hộ các tình huống khẩn cấp mới đúng, trong đó có cả cứu hỏa và các bộ phận chuyên môn khác thì mới nâng cao được khả năng bảo vệ tính mạng con người.
Đây là một sự cố với nhà dân thôi, nếu chẳng may xảy ra sự cố với một Nhà máy điện hạt nhân hay một Nhà máy hóa chất cỡ lớn thì ứng cứu thế nào đây? Muốn giải quyết được vấn đề thì phải quy tụ được nhiều chuyên gia giỏi ở các lĩnh vực khác nhau, còn nếu cứ xông vào thì có khi chẳng cứu được mà còn ‘nướng’ thêm cả một đội quân, điều đó là hoàn toàn có căn cứ nếu chúng ta nghĩ tới những vụ việc có thể xảy ra ở các công trình tầm cỡ như Nhà máy điện hạt nhân hay Nhà máy hóa chất, các công trình vài chục tầng…”.
Cơ chế, môi trường pháp lý hiện nay của chúng ta chưa thể tạo ra một đội ngũ chuyên nghiệp đúng nghĩa để đối phó với những tình huống này chứ chưa nói tới những vụ liên quan đến tính mạng của vài chục, vài trăm người. Điều quan trọng ở đây là những người có trách nhiệm phải tạo ra sự đổi mới, nhìn xa hơn, phải có cương lĩnh, mục tiêu, rồi mới tới tập huấn. Không thể chờ sự cố xảy ra rồi mới xử lý, vì như vậy thì sẽ có hàng trăm vụ, chết hàng trăm người rồi cũng chưa chắc gì đã làm tốt.
“Tôi cho rằng, đổ mồ hôi trên thao trường còn hơn là đổ mồ hôi và cả nước mắt trên chiến trường. Thí dụ khi tôi thực hiện di chuyển thành công tòa nhà nặng 3000 tấn ở Khu công nghệ cao Phú Cát ra một vị trí cách đó 50m thì những nhà khoa học nghe trình bày của tôi không tin, nhưng sự thật là di chuyển thành công.
Việc tính toán di chuyển ra sao thì đó là bí quyết, nhưng tôi xin nói thế này, để lập được kỳ tích ấy tôi đã phải mất tới 10 năm học tập, nghiên cứu, đặt ra nhiều phương án, nhiều giả thuyết, bởi thế mà tôi biết những gì chờ mình khi dịch được 1m, 10m và khi về đích, còn những người không nghiên cứu sâu thì có thể dịch được một đoạn, nhưng nếu có sự cố thì đành chịu, vậy là thất bại”, ông Khánh nhấn mạnh.
Ông Khánh đưa ra so sánh: “Tôi thấy rằng kỹ thuật nói chung trong cứu hộ, giải quyết tình huống của ta đều kém chứ không nói riêng gì vụ việc lần này.
Khi ở Mỹ, tôi thấy có tin báo một chiếc xe bị lật thì ngay lập tức một chiếc cứu hỏa và một xe cứu thương cùng lao đến, chứ không phải chỉ có một trong hai chiếc xe ấy, điều đó cho thấy họ tiên liệu trước khả năng xấu có thể xảy ra với con người. Ở ta, một chiếc xe bị lật giữa đường, cảnh sát còn phải đo đạc, chụp ảnh lấy lời khai, làm đủ thủ tục rồi mới cẩu xe đi, vậy là tắc đường một đoạn dài, đó là vì tính chuyên nghiệp của chúng ta chưa cao, sự phối hợp giữa các đơn vị có trách nhiệm quá chậm chạp, quá nặng nề về thủ tục”.
Ở nước ngoài thì bên cạnh sự phát triển của các các cơ quan công vụ thì có cả lực lượng cứu hộ tư nhân nữa, vì có những trường hợp người ta gọi cơ quan công vụ không được thì phải nhờ tới lực lượng cứu hộ bên ngoài. Ở ta thì lĩnh vực này chưa phát triển, vì chưa có khung pháp lý.
"Bài toán ngược"
“Thần đèn” phân tích, khi tháo dỡ trong một đống đổ nát như vậy mà lại muốn nhanh thì anh phải có kiến thức chuyên môn sâu. Vì vậy cần phải dạy cho anh em bài toán sự cố: đó là “bài toán ngược” so với những gì mà trong trường đang đào tạo. Chúng ta chỉ biết là sập rồi thì xúc đi, xây nhà mới chứ không thể mô phỏng được ngôi nhà trước khi sập ra sao, nạn nhân nằm ở góc nào, có điều gì đang đe dọa họ…
Ở Cộng hòa Séc người ta có cả chuyên ngành gọi nôm na là “Tòa án kỹ thuật”, họ đào tạo những kỹ sư làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra và đó là những người giải quyết bài “toán ngược” rất tốt. “Bản thân mỗi công trình cũng như cơ thể của con người vậy, con người bị bệnh sẽ có những biểu hiện lâm sàng, công trình thì có chuyển động học, quan trọng là ai nhìn thấy vấn đề để giải quyết một cách tốt nhất”, ông Khánh cho hay.
Sự bức xúc của dư luận là điều dễ hiểu và là cần thiết để chúng ta phải đổi mới, phải làm tốt hơn nữa, đảm bảo tính mạng cho con người.
Ông Khánh đặt ra vấn đề khiến cho chúng ta phải suy nghĩ: “Những nước đang trong quá trình phát triển như Việt Nam đều rơi vào tình trạng này cả, nhưng khi nào chúng ta bứt lên được thì phụ thuộc nhiều vào tư duy của những nhà quản lý vĩ mô. Đây chỉ là một sự việc đơn lẻ nhưng nó phản ánh tình trạng xã hội còn nhiều bất cập, tính mạng con người là vô giá nhưng cần tiếp tục hoàn thiện các giải pháp mang tính lâu dài”.
"Về bản chất, cuộc giải cứu đã thất bại"
Khi việc giải cứu hai đứa trẻ khỏi đống đổ nát trong vụ nổ gas gây sập nhà ở phố Tạ Quang Bửu bất thành, hàng trăm bạn đọc gửi chia sẻ về Báo Giáo dục Việt Nam đều tỏ ra rất lo lắng với khả năng “cứu trợ khẩn cấp” của lực lượng chức năng. Theo “thần đèn” Đỗ Quốc Khánh: “Sau mỗi vụ cháy, sập nhà, chết người… dù lực lượng chức năng đã cố gắng, nhưng kết mang lại không như mong đợi, cụ thể trong vụ việc này hai cháu bé đã tử vong, mà khi sập nhà người dân xung quanh còn nghe thấy tiếng khóc, tiếng kêu cứu.
Vậy thì bản chất của cuộc ứng cứu này đã thất bại rồi, dù xét dưới gốc độ nào đi nữa cũng là thất bại”.
"Thần đèn" Đỗ Quốc Khánh: Kỹ thuật xử lý tình huống khẩn cấp ở nước ta còn nhiều hạn chế |
“Tôi làm trong lĩnh vực xử lý sự cố xây dựng đã 26 năm nay và biết rằng có có nhiều việc chúng tôi tham gia còn vượt ra ngoài khung pháp lý, cho nên triển khai công việc vô cùng khó khăn. Thí dụ, tôi vừa đi đăng ký kinh doanh ‘Giám định Xây dựng’ – tức là nếu chẳng may hai đơn vị có kiện nhau thì chúng tôi là những đơn vị sẽ được chỉ định hoặc được thuê để giám định thiệt hại, nhưng Việt Nam thì chưa cấp phép việc này.
Theo quy luật phát triển thì tới một lúc nào đó chúng ta cũng sẽ có, nhưng vấn đề là bao lâu thì không có câu trả lời, vì vậy chuyện chúng ta chưa có một đội ngũ chuyên nghiệp để ứng phó với các tình huống khẩn cấp như vụ việc này là chuyện dễ hiểu”, ông Khánh chia sẻ.
Sở Cứu hộ?
Vụ nổ gas gây sập nhà là chuyện đã rồi, nhưng điều mà dư luận quan tâm lúc này là tại sao việc đưa các cháu nhỏ ra ngoài lại mất một khoảng thời gian quá dài như vậy?
Về vấn đề này, ông Khánh lý giải: “Tôi tin là các anh em thực hiện nhiệm vụ đã cố gắng lắm rồi, bản thân họ cũng mong sẽ cứu được các cháu. Tuy nhiên, phải thẳng thắn mà nói với nhau rằng, chuyên môn của các đơn vị ứng cứu chưa sâu, chúng ta có Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy nhưng chủ yếu là để dập lửa, mà cũng chỉ là ngăn chặn nguy cơ cháy lan, chứ đúng nghĩa từ ‘cứu” thì chưa phải, nhất là chuyện giải quyết các vấn đề sau cháy, sập nhà, sập công trình… thì càng khó khăn.
Tôi nghĩ rằng để đảm bảo đúng với ý nghĩa của các tình huống khẩn cấp thì chúng ta phải có Sở Cứu hộ các tình huống khẩn cấp mới đúng, trong đó có cả cứu hỏa và các bộ phận chuyên môn khác thì mới nâng cao được khả năng bảo vệ tính mạng con người.
Đây là một sự cố với nhà dân thôi, nếu chẳng may xảy ra sự cố với một Nhà máy điện hạt nhân hay một Nhà máy hóa chất cỡ lớn thì ứng cứu thế nào đây? Muốn giải quyết được vấn đề thì phải quy tụ được nhiều chuyên gia giỏi ở các lĩnh vực khác nhau, còn nếu cứ xông vào thì có khi chẳng cứu được mà còn ‘nướng’ thêm cả một đội quân, điều đó là hoàn toàn có căn cứ nếu chúng ta nghĩ tới những vụ việc có thể xảy ra ở các công trình tầm cỡ như Nhà máy điện hạt nhân hay Nhà máy hóa chất, các công trình vài chục tầng…”.
Bé Duy Anh (7 tuổi) ra đi trong sự tiếc thương của người dân |
Chị gái của bé Duy Anh là Ngọc Tâm cũng ra đi sau sự cố đáng tiếc này |
“Tôi cho rằng, đổ mồ hôi trên thao trường còn hơn là đổ mồ hôi và cả nước mắt trên chiến trường. Thí dụ khi tôi thực hiện di chuyển thành công tòa nhà nặng 3000 tấn ở Khu công nghệ cao Phú Cát ra một vị trí cách đó 50m thì những nhà khoa học nghe trình bày của tôi không tin, nhưng sự thật là di chuyển thành công.
Việc tính toán di chuyển ra sao thì đó là bí quyết, nhưng tôi xin nói thế này, để lập được kỳ tích ấy tôi đã phải mất tới 10 năm học tập, nghiên cứu, đặt ra nhiều phương án, nhiều giả thuyết, bởi thế mà tôi biết những gì chờ mình khi dịch được 1m, 10m và khi về đích, còn những người không nghiên cứu sâu thì có thể dịch được một đoạn, nhưng nếu có sự cố thì đành chịu, vậy là thất bại”, ông Khánh nhấn mạnh.
Ông Khánh đưa ra so sánh: “Tôi thấy rằng kỹ thuật nói chung trong cứu hộ, giải quyết tình huống của ta đều kém chứ không nói riêng gì vụ việc lần này.
Khi ở Mỹ, tôi thấy có tin báo một chiếc xe bị lật thì ngay lập tức một chiếc cứu hỏa và một xe cứu thương cùng lao đến, chứ không phải chỉ có một trong hai chiếc xe ấy, điều đó cho thấy họ tiên liệu trước khả năng xấu có thể xảy ra với con người. Ở ta, một chiếc xe bị lật giữa đường, cảnh sát còn phải đo đạc, chụp ảnh lấy lời khai, làm đủ thủ tục rồi mới cẩu xe đi, vậy là tắc đường một đoạn dài, đó là vì tính chuyên nghiệp của chúng ta chưa cao, sự phối hợp giữa các đơn vị có trách nhiệm quá chậm chạp, quá nặng nề về thủ tục”.
Ở nước ngoài thì bên cạnh sự phát triển của các các cơ quan công vụ thì có cả lực lượng cứu hộ tư nhân nữa, vì có những trường hợp người ta gọi cơ quan công vụ không được thì phải nhờ tới lực lượng cứu hộ bên ngoài. Ở ta thì lĩnh vực này chưa phát triển, vì chưa có khung pháp lý.
"Thần đèn" Khánh nhận định: Cần phải có chuyên môn sâu thì mới xử lý tốt những sự cố như thế này |
"Bài toán ngược"
“Thần đèn” phân tích, khi tháo dỡ trong một đống đổ nát như vậy mà lại muốn nhanh thì anh phải có kiến thức chuyên môn sâu. Vì vậy cần phải dạy cho anh em bài toán sự cố: đó là “bài toán ngược” so với những gì mà trong trường đang đào tạo. Chúng ta chỉ biết là sập rồi thì xúc đi, xây nhà mới chứ không thể mô phỏng được ngôi nhà trước khi sập ra sao, nạn nhân nằm ở góc nào, có điều gì đang đe dọa họ…
Ở Cộng hòa Séc người ta có cả chuyên ngành gọi nôm na là “Tòa án kỹ thuật”, họ đào tạo những kỹ sư làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra và đó là những người giải quyết bài “toán ngược” rất tốt. “Bản thân mỗi công trình cũng như cơ thể của con người vậy, con người bị bệnh sẽ có những biểu hiện lâm sàng, công trình thì có chuyển động học, quan trọng là ai nhìn thấy vấn đề để giải quyết một cách tốt nhất”, ông Khánh cho hay.
Sự bức xúc của dư luận là điều dễ hiểu và là cần thiết để chúng ta phải đổi mới, phải làm tốt hơn nữa, đảm bảo tính mạng cho con người.
Ông Khánh đặt ra vấn đề khiến cho chúng ta phải suy nghĩ: “Những nước đang trong quá trình phát triển như Việt Nam đều rơi vào tình trạng này cả, nhưng khi nào chúng ta bứt lên được thì phụ thuộc nhiều vào tư duy của những nhà quản lý vĩ mô. Đây chỉ là một sự việc đơn lẻ nhưng nó phản ánh tình trạng xã hội còn nhiều bất cập, tính mạng con người là vô giá nhưng cần tiếp tục hoàn thiện các giải pháp mang tính lâu dài”.
Ngọc Quang