Chiều qua (2/12), World Bank tổ chức buổi công bố báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam trong đó nêu rõ trở ngại ngắn hạn, dài hạn dẫn đến kinh tế Việt Nam đang trì trệ và tăng trưởng ở mức thấp. Đồng thời World Bank đưa ra đánh giá về thuận lợi hóa thương mại, năng lực cạnh tranh và tăng trương trưởng kinh tế Việt Nam.
Trong báo cáo của World Bank cho rằng, kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang ổn định và tiếp tục được củng cố, thể hiện ở lãi suất giảm, cùng với việc kiểm soát giá lương thực thực phẩm khiến cho lạm phát ở Việt Nam được kiểm soát. Cùng với đó tỷ lệ nghèo ở nhóm dân tộc thiểu số đã giảm đáng kể, đây là nỗ lực đáng ghi nhận của Chính phủ Việt Nam.
Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới, ông Sandeep Mahajan nhận định, mức tăng trưởng GDP của Việt Nam dự kiến khoảng trên 5% trong năm 2013 có thể coi là thấp so với mức duy trì 7% trước đây, nhưng so với mặt bằng thế giới thì lại tốt. Lạc quan hơn ông Sandeep Mahajan cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để đạt mức tăng trưởng 6% hoặc hơn nữa trong năm 2013 so với mục tiêu 5,3%.
Trong báo cáo của World Bank cho rằng, kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang ổn định và tiếp tục được củng cố, thể hiện ở lãi suất giảm, cùng với việc kiểm soát giá lương thực thực phẩm khiến cho lạm phát ở Việt Nam được kiểm soát. Cùng với đó tỷ lệ nghèo ở nhóm dân tộc thiểu số đã giảm đáng kể, đây là nỗ lực đáng ghi nhận của Chính phủ Việt Nam.
World Bank tổ chức buổi công bố báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam |
Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới, ông Sandeep Mahajan nhận định, mức tăng trưởng GDP của Việt Nam dự kiến khoảng trên 5% trong năm 2013 có thể coi là thấp so với mức duy trì 7% trước đây, nhưng so với mặt bằng thế giới thì lại tốt. Lạc quan hơn ông Sandeep Mahajan cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để đạt mức tăng trưởng 6% hoặc hơn nữa trong năm 2013 so với mục tiêu 5,3%.
Tuy nhiên bên cạnh những điểm sáng, kinh tế Việt Nam cũng còn những điểm cần khắc phục, những trở ngại tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn gồm có thứ nhất do niềm tin khu vực tư nhân giảm thể hiện mức đầu tư của tư nhân giảm mạnh từ 15%GDP (giai đoạn 2007-2010) xuống khoảng 11,5% GDP năm 2013. Báo cáo chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) cho thấy các doanh nghiệp có xu hướng giảm dầu tư hoặc không mở rộng sản xuất.
Cùng với đó chi tiêu hộ gia đình giảm mạnh so với 4 năm trước. Thứ hai dư địa chính sách tài khóa bị thu hẹp ảnh hưởng đến tăng trưởng ngắn hạn. Theo World Bank việc nới lỏng tái khóa đang dẫn đến tình trạng căng thẳng về nợ.
Những trở ngại dài hạn ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế Việt Nam được World Bank đưa ra bao gồm tiến độ doanh nghiệp chập cho điều này được nhận định do chủ trương về phân loại sở hữu nhà nước còn chưa hoàn toàn rõ ràng, mục tiêu của doanh nghiệp nhà nước còn chưa thực thế. Thiếu các phân tích đánh giá về tài chính và hoạt động cho quá trình thoái vốn, tái cơ cấu.
Một trở ngại khác ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam dài hạn được World Bank chỉ ra xuất phát từ cải cách của khu vực ngân hàng. World Bank cho rằng khu vực ngân hàng vẫn còn mong manh, nợ xấu còn cao phân loại nợ chưa theo kịp chuẩn quốc tế…Tuy nhiên World Bank cũng đánh giá VAMC là biện pháp cụ thể mà Chính phủ đã triển khai, góp phần giải quyết nhanh vấn đề nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Đánh giá triển vọng trung hạn của kinh tế Việt Nam, Ngân hàng Thế giới nhìn nhận là tích cực, tuy nhiên vẫn còn nhiều rủi ro như dự trữ ngoại hối thấp, khu vực tư nhân dễ bị tổn thương, khu vực ngân hàng còn mong manh trạng thái tài chính còn yếu kém. Theo báo cáo, tăng trưởng GDP của Việt Nam năng 2013 sẽ duy trì ở 5,3% và sẽ tăng dần 0,1% vào các năm 2014 và 2015.
Hoàng Lực