BGM-109 Tomahawk bắn khỏi dàn phóng bằng một môđun sơ tốc có chứa thuốc phóng, sau khi đạt gia tốc cần thiết môđun sơ tốc bị tách bỏ, động cơ phản lực mini hoạt động và đẩy quả đạn theo hành trình của nó. |
Tomahawk là loại đạn tự hành tầm dài, có khả năng sống sót cao, rất khó phát hiện bằng ra đa, hay hồng ngoại. |
Các thiết bị chính bên trong bao gồm: hệ thống dẫn đường (Integrated Mid-Course Guidance), môđun tấn công hay thường gọi là đầu đạn (có nhiều loại theo từng phiên bản), hệ thống lái, khoan nhiên liệu và động cơ phản lực. |
Có một vài dạng khác nhau của BGM-109 Tomahawk gồm: loại nguyên khối TLAM-C, loại dải bom chùm TLAM-D, loại hạt nhân TLAM-A và TLAM-N (chưa được sử dụng), loại tên lửa chống tàu (TASM). loại Tên lửa hành trình phóng từ trên cạn (GLCM). |
loại Block III TLAM được đưa vào sử dụng năm 1993 có thể bay xa hơn và sử dụng Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) để tăng độ chính xác. Block IV TLAM có sự phát triển hơn do có hệ thống so sánh ảnh quang học kỹ thuật số về vị trí mục tiêu mà nó sẽ tấn công (DSMAC). |
Một cải tiến lớn với Tomahawk là khả năng chiến tranh trung tâm mạng, sử dụng dữ liệu từ nhiều cảm biến (máy bay, UAV, vệ tinh, binh sĩ dưới măt đất, xe tăng, tàu chiến) để tìm kiếm mục tiêu của mình. |
Nó cũng có khả năng truyền dữ liệu từ các cảm biến của mình tới các phương tiện đó. Nó sẽ là một phần của lực lượng kết nối mạng đang được Lầu năm góc triển khai. |
Tên lửa BGM-109 Tomahawk |
Tên lửa BGM-109 Tomahawk |
Tên lửa BGM-109 Tomahawk |
Tên lửa BGM-109 Tomahawk |
Tên lửa BGM-109 Tomahawk |
Tên lửa BGM-109 Tomahawk |
Tên lửa BGM-109 Tomahawk |
Tên lửa BGM-109 Tomahawk |
Tên lửa BGM-109 Tomahawk |
Tên lửa BGM-109 Tomahawk |
Tên lửa BGM-109 Tomahawk |
Tên lửa BGM-109 Tomahawk |
Tên lửa BGM-109 Tomahawk |
Tên lửa BGM-109 Tomahawk |
Tên lửa BGM-109 Tomahawk |
Tên lửa BGM-109 Tomahawk |
Tên lửa BGM-109 Tomahawk |
Tên lửa BGM-109 Tomahawk |
Tên lửa BGM-109 Tomahawk |
Quân Cơ (theo US Navy)