The Wall Street Journal ngày 17/6 đưa tin, truyền thông nhà nước Trung Quốc tuần này tuyên truyền rằng đã có 60 quốc gia trên thế giới ủng hộ lập trường của Bắc Kinh chống lại phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) trong vụ Philippines kiện Trung Quốc (áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 - UNCLOS) ở Biển Đông.
Lesotho, một vương quốc nhỏ bé ở châu Phi không có quyền lợi hay liên hệ gì ở Biển Đông lại nằm trong số 60 nước Trung Quốc tuyên bố rằng đang ủng hộ họ chống PCA.
Sự tham gia đột ngột của Lesotho và 7 quốc gia xa xôi nằm ngoài châu Á ủng hộ Bắc Kinh chống PCA là kết quả của một chiến dịch vận động, mua chuộc để tập hợp lực lượng chống lại phán quyết của PCA có thể có trong tháng này.
Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc không đưa ra được danh sách 60 nước ủng hộ Bắc Kinh "tẩy chay" phán quyết của PCA khi bị truyền thông quốc tế chất vấn. |
Tuy nhiên bất chấp chiến lược vận động, tuyên truyền, mua chuộc và lôi kéo rộng rãi của Trung Quốc, những phản ứng đã kém nhiệt tình hơn nhiều so với kỳ vọng của Trung Nam Hải. Chỉ có 8 quốc gia công khai tuyên bố đứng về phía Trung Quốc để "tẩy chay" phán quyết của PCA.
8 quốc gia này bao gồm Afghanistan, Gambia, Kenya, Niger, Sudan, Togo, Vanuatu và Lesotho, theo nghiên cứu riêng biệt của The Wall Street Journal và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington.
Có 5 quốc gia nằm trong con số 60 nước Bắc Kinh tuyên bố ủng hộ họ đã công khai lên tiếng bác bỏ sự bịa đặt trắng trợn, trong đó có hai nước thành viên Liên minh châu Âu là Ba Lan và Slovenia.
Tháng Tư vừa qua, các quan chức Ba Lan đã vô cùng sửng sốt khi Bắc Kinh đột nhiên ra tuyên bố nói rằng Ba Lan ủng hộ chính sách của Trung Quốc giải quyết tranh chấp Biển Đông "thông qua đối thoại và tham vấn", có nghĩa là gạt PCA và cơ quan tài phán ra ngoài.
Tuyên bố này là bịa đặt, không phản ánh sự đồng thuận của hai bên sau một cuộc gặp giữa Ngoại trưởng hai nước. Bộ Ngoại giao Ba Lan phải lập tiếng lên tiếng đính chính, tuyên bố đơn phương của Trung Quốc không phản ánh chính xác lập trường của Ba Lan về Biển Đông mà họ đã thông báo cho phía Bắc Kinh.
Làm rõ lập trường của Moscow về Biển Đông không có nghĩa là chống lại Nga |
Lập trường của Ba Lan không thay đổi và phù hợp với chính sách tổng thể của EU về Biển Đông. Slovenia cùng với Liên bang Bosnia và Herzegovina cũng lên tiếng phủ nhận tuyên bố đơn phương của Trung Quốc nói họ ủng hộ Bắc Kinh chống phán quyết của PCA là bịa đặt.
2 quốc gia còn lại gồm Fiji và Campuchia. Trong tháng Tư, Bộ Ngoại giao Fiji đã phải lên tiếng bác bỏ tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Còn Campuchia cũng đã lên tiếng bác bỏ cái gọi là "nhận thức chung 4 điểm" mà Bắc Kinh tuyên bố đạt được với nước này cùng Brunei, Lào sau chuyến công du của ông Vương Nghị. Lào và Brunei đến nay vẫn im lặng.
Tháng trước, truyền thông Trung Quốc nói có 40 quốc gia ủng hộ họ "tẩy chay" phán quyết của PCA, tuần này con số nâng lên 60, nhưng không có danh sách kèm theo.
Bắc Kinh cũng tuyên truyền rằng các quốc gia Ả Rập đã ủng hộ họ chống lại PCA trong một cái gọi là "Tuyên bố Doha" tại một cuộc họp ở Qatar tháng trước. Nhưng cho đến nay không ai nhìn thấy bản "Tuyên bố Doha" này, kể cả phía Qatar lẫn Trung Quốc đều không đưa ra được bản sao. Một quan chức Trung Quốc nói rằng nó vẫn đang được dịch thuật.
Riêng về lập trường của Nga theo The Wall Street Journal, cường quốc duy nhất nằm đầu danh sách Bắc Kinh tuyên bố ủng hộ mình, Moscow đã đồng ý rằng không nên "quốc tế hóa tranh chấp", nhưng không tuyên bố rõ ràng rằng sẽ tẩy chay phán quyết của PCA.