Người dân luôn không muốn cách thức giáo dục đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo kiểu “vuốt ve”, “gãi từ vai trở xuống”.
Có thể khẳng định bất kỳ công dân nào cũng muốn kỷ luật thật nghiêm những người mắc sai phạm.
Bằng chứng là rất nhiều người không đồng tình với hình thức kỷ luật “nghiêm túc rút kinh nghiệm” hoặc “khiển trách” khi nói đến kỷ luật cán bộ lãnh đạo.
Một vị lãnh đạo Quốc hội từng lên tiếng: “Ta thường có tình trạng cứ xong lại rút kinh nghiệm. Sợi dây này cứ dài tháng này sang năm khác, rút hoài không hết”.
Báo Thanhnien.vn gần đây có bài: “Vụ 'quan lộ thần tốc của hotgirl xứ Thanh': chỉ khiển trách Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh”.
Cụm từ “chỉ khiển trách” trong tiếng Việt được hiểu là hình thức kỷ luật chưa thỏa đáng, đúng ra phải ở mức cao hơn, nghiêm khắc hơn.
Trong khi tâm lý số đông là kỷ luật cán bộ phải nghiêm, rất nghiêm, không ít người còn mong muốn cách ly những người bị kỷ luật khỏi đời sống xã hội, vậy nhưng kỷ luật học đường có cần nghiêm hay không thì lại rất nhiều ý kiến, không thể nói là có sự thống nhất?
Tướng Thước nói về "điều đau lòng nhất" trong vụ Trần Vũ Quỳnh Anh |
Trước khi nói đến kỷ luật học đường, thiết nghĩ cũng nên nhận rõ một sự thật, tất cả cán bộ, công chức, viên chức đều là sản phẩm của học đường, của nền giáo dục do chính chúng ta xây dựng nên, của những quan niệm giáo dục đối chọi nhau giữa các tầng lớp cư dân và những người hoạch định, thực thi chính sách giáo dục.
Tác giả Phạm Thị Kim Anh (Viện Nghiên cứu sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng:
“Giáo viên hiện nay bị tước gần hết công cụ để giáo dục học sinh. Đây là vấn đề nhức nhối nhất đối với họ.
Giáo viên hiện nay không còn có cả quyền đuổi học sinh ra khỏi lớp, chứ đừng nói đến dùng đòn roi hoặc quát mắng học sinh.
Ngoài sử dụng các biện pháp trách phạt, hạ hạnh kiểm thì không còn biện pháp nào khác”. [1]
Liên quan đến chia sẻ của một người nguyên là phụ huynh học sinh Trường Trung học phổ thông Lương Thế Vinh, ý kiến của Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh (Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) được báo Dantri.com.vn trích dẫn:
“Ai cũng muốn điều tốt đẹp nhất cho tương lai của con cái. Mỗi người đều có quyền lựa chọn và chấp nhận mọi người kết quả/hậu quả của lựa chọn đó.
Riêng bản thân bà, bà không bao giờ chọn môi trường như trường Lương Thế Vinh”. [2]
Tại các nước phát triển, mỗi quốc gia đặt cho nền giáo dục nước mình một tiêu chí, chẳng hạn nền giáo dục Hoa Kỳ luôn đề cao quyền tự do, sáng tạo của công dân và đó chính là động lực khiến Hợp chủng quốc này đứng đầu thế giới về khoa học, công nghệ.
Do Thái là dân tộc chỉ có hơn 14 triệu người, số người Do Thái sinh sống tại quốc gia Israel là 6,4 triệu, tại Hoa Kỳ khoảng hơn 6 triệu, còn lại rải rác ở các nước châu Âu.
Mặc dù chỉ chiếm khoảng 0,2% dân số thế giới nhưng số người Do Thái được tặng giải Nobel ước tính khoảng 160 người, chiếm khoảng 20% số giải thưởng của toàn thế giới.
Vậy đâu là sự thần kỳ của nền giáo dục Do Thái?
Người Do Thái không quan tâm nhiều đến chỉ số thông minh IQ (lntelligent Quotient) mà là chỉ số vượt khó AQ (Adversity Quotient) và chỉ số cảm xúc EQ (Emotional Quotient).
Trong công thức thành công của người Do Thái, IQ chỉ chiếm khoảng 20%, 80% còn lại thuộc về các chỉ số AQ và EQ.
Cần biết rằng AQ chính là chỉ số biểu thị khả năng vượt qua nghịch cảnh, bất hạnh trong xã hội và trước thiên nhiên. Không nên hiểu nỗi bất hạnh đến với con người chỉ bởi sự bất công trong xã hội.
Nỗi đau lớn nhất của người thầy trước "khủng hoảng truyền thông" |
Giáo dục cho thế hệ trẻ năng lực vượt qua bất hạnh đã khiến Israel từ chỗ là quốc gia không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, lại luôn bị nguy cơ chiến tranh trở thành một nước công - nông nghiệp hàng đầu thế giới, đặc biệt là công nghiệp quốc phòng.
Tại Châu Á, Nhật Bản là quốc gia được cả thế giới thán phục về khoa học, công nghệ, nhưng có lẽ nổi bật nhất là văn hóa ứng xử giữa người với người.
Một em bé người Nhật đứng cuối hàng chờ được phân phát đồ ăn cứu trợ sau thảm họa động đất sóng thần.
Một người cho em gói lương khô, em bé cầm phong lương khô đi lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để gói lương khô vào thùng thực phẩm rồi lại quay lại xếp hàng. Khi được hỏi tại sao không ăn mà lại đem bỏ vào đó, em bé trả lời: "Bởi vì còn có nhiều người cũng bị đói, bỏ vào đó để phát chung cho công bằng".
Hành vi của em bé khiến người ta tự hỏi, đâu là điều đặc biệt của nền giáo dục Nhật Bản?
Vì sao nền giáo dục nước Nhật tạo nên những công dân tuyệt vời như vậy?
Để trả lời câu hỏi này, người viết đã phải dành thời gian xem lại bộ phim truyền hình nhiều tập của Nhật Bản: "Kamen Teacher" (Dịch sang tiếng Việt: Thày giáo mũ sắt hoặc Giáo viên mặt nạ sắt).
Bộ phim này từng được chiếu trên kênh Red By HBO HD vào năm 2016.
Rải rác trong các tập phim có những dòng dòng phụ đề:
“Năm 20XX, giáo viên bị cấm sử dụng bạo lực để trừng phạt, kể từ đó giáo viên đã mất hết quyền lực, trường học trở thành nơi vô kỷ luật.
Để chỉnh đốn tình trạng này, để chỉnh đốn những kẻ hư hỏng, Chính phủ đã tạo ra chương trình cải tạo giáo dục đặc biệt.
Để cải tạo những học sinh hư, để kiểm soát sự sợ hãi quyền lực, những giáo viên đặc biệt được cử đi khắp đất nước, họ được gọi là “Thày giáo mũ sắt”".
Các Kamen Teacher được phép dùng bạo lực mạnh với học trò (không dùng vũ khí nóng) với điều kiện phải đeo mặt nạ sắt để che giấu thân phận.
Tài liệu của Chính phủ về Kamen Teacher được đóng dấu Tuyệt mật (ảnh cắt từ phim) |
Một Kamen Teacher được cử đến một trường học, ở đó bạo lực học đường trở nên tồi tệ, có những nhóm học sinh bỏ học, đánh nhau, trộm cướp,…
Đa số giáo viên thu mình không muốn liên quan, thậm chí giờ lên lớp cô ngồi nói, học trò muốn làm gì thì làm.
Với mong muốn cảm hóa học trò, thày giáo tìm cách gần gũi thân thiện nhưng nhiều phen bị học trò xỉ vả, thậm chí có đứa còn dùng công cụ trích điện đánh thày rơi từ tầng hai xuống đất nhưng Kamen Teacher không đánh trả bởi khi đó thày không mang mặt nạ.
Thông cảm với nỗi khổ tâm của thày, một ông lão bán hàng nói với Kamen Teacher: “Trong thế giới này, có những người sẽ không thể thoát khỏi điều gì đó trừ khi họ bị đánh”.
Cộng đồng mạng có nhiều bình luận về bộ phim này, chẳng hạn: “Theo mình thì đây là một bộ Live-action khá hay, nói về cách dạy dỗ học trò, các mối quan hệ trong nhà trường, tình trạng bạo lực học đường và một số tệ nạn xã hội khác…”.
Người Mỹ, người Do Thái, người Nhật dạy trẻ như thế, chúng ta - những nhà giáo dục, các nhà báo, cha mẹ học sinh - dạy trẻ thế nào?
Kể từ ngày 1/6/2017, Luật Trẻ em chính thức có hiệu lực, Luật Trẻ em quy định Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em chứ không phải nhà trường, cũng không phải thày cô giáo.
Nhà giáo Phạm Toàn và chuyện Tôi đi học |
Ngay cả khi Luật Trẻ em có hiệu lực, người ta vẫn thấy đầy rẫy các chương trình truyền hình liên quan đến trẻ em, ở đó những đứa bé chín, mười tuổi đóng giả ca sĩ người lớn hát các bài tình yêu của người trưởng thành với “anh yêu em” hoặc “em yêu anh”.
Thậm chí người ta còn tung hô khi cháu bé gái hơn chục tuổi hát:
“Ôi đứa em tôi đứa em cút côi; Từ nay không còn nhìn đâu thấy nữa; Ôi đứa em tôi đứa em cút côi; Từ nay không còn ca hát nữa.
Chúng nó giết em rồi, chúng giết bằng chất độc màu da cam”.
Liệu những đứa bé chín, mười tuổi có cần vội vã trở thành người lớn theo ý chủ quan của người làm truyền hình và liệu có phải đó là giáo dục trẻ em hay chỉ là kinh doanh nghệ thuật?
Điều 73, Luật Giáo dục 2005 quy định về “Quyền của nhà giáo”
Nhà giáo có những quyền sau đây:
1. Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo;
2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
3. Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác;
4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự;
5. Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật lao động.
Quy định trong điều lệ trường học (từ mầm non đến trung học phổ thông) có đôi chút khác biệt song cơ bản là theo đúng các quy định trong Luật Giáo dục.
Công dân được phép làm những gì luật pháp không cấm, tuy nhiên Luật quy định nhà giáo chỉ được quyền dạy những gì thuộc “chuyên ngành đào tạo”!
Công dân được phép làm những gì luật pháp không cấm, tuy nhiên khi là công chức, viên chức họ bị ràng buộc bởi các đạo luật “dành riêng” cho họ như Luật Công chức, Viên chức, Luật Giáo dục,…
Luật quy định nhà giáo chỉ được quyền dạy những gì thuộc “chuyên ngành đào tạo” thì thày không thể tự do dạy những kiến thức “không thuộc chuyên ngành đào tạo”?
Vậy trong các trường Sư phạm các giáo sinh tương lai có được đào tạo cùng lúc cả chuyên môn lẫn “chuyên ngành đạo đức” để có thể dạy đạo đức cho học trò?
Câu hỏi này có vẻ hơi “quá đà” song đã nói đến luật pháp thì không thể không tuân thủ đúng từng câu, từng chữ bởi lẽ tới đây giáo viên có được giảng dạy các môn tích hợp khi chưa có “Chuyên ngành tích hợp” nào được đào tạo chính thức.
Cấm pháo, tôi đốt luôn trước mặt Ban giám hiệu, nhưng kỷ luật đã cứu vớt tôi |
Có thể thấy trong nhà trường, những gì gọi là “quyền” của nhà giáo cũng chẳng khác gì quyền của mọi công dân ngoài xã hội.
Có chăng họ chỉ được quyền nhắc lại những gì mà các trường Sư phạm trang bị cho họ.
Vậy các trường Sư phạm được quyền “nhắc lại” cái gì và ai/cơ quan nào trang bị cho họ?
Nhà giáo và nhà trường bị trói buộc bởi một rừng quy định, bị cả xã hội xăm soi, lúc nào cũng nơm nớp bị “ném đá” trên mạng xã hội, thậm chí ngay cả trên các phương tiện truyền thông chính thống.
Thật dễ hiểu khi có không ít nhà giáo, nhà trường cố gắng thu mình để không bị trở thành đối tượng cho các cuộc công kích, kiểu như có người đánh giá: “Trường học cư xử như phở mắng, cháo chửi”.
Những tiêu cực về sách giáo khoa, về lạm thu, bệnh thành tích,… đã quá nhiều và quá sức chịu đựng của người dân nên cũng cần thông cảm nếu có ai đó tìm đến truyền thông để giải tỏa căng thẳng.
Thiết nghĩ chọn trường ngoài công lập cho con em học cũng như phát biểu quan điểm cá nhân trên mạng xã hội là quyền của cha mẹ học sinh.
Vấn đề ở chỗ nếu chỉ là một vài ý kiến xả tức, cho đỡ ấm ức thì liệu đó có phải là thực trạng của tất cả trường học cũng như đội ngũ nhà giáo?
Không biết có bao nhiêu bậc cha mẹ học sinh và các “nhà” giáo dục đồng ý với quan niệm của người Nhật: “Trong thế giới này, có những người sẽ không thể thoát khỏi điều gì đó trừ khi họ bị đánh”?
Và nếu có những người đồng ý với quan điểm đó, liệu họ có bị coi là vi phạm pháp luật, không đủ tư cách làm phụ huynh cũng như làm nhà giáo, họ chỉ xứng đáng “bán phở mắng, buôn cháo chửi”?
Tài liệu tham khảo: