Cùng thầy cô đi "kiếm cơm" để đến trường dạy chữ ở Cá Ráng

13/09/2017 07:25
XUÂN QUANG - HỮU CHÍ
(GDVN) - Vào rừng bắt bọ, hái măng, lội suối bắt cá làm thực phẩm để cải thiện bữa ăn là việc làm thường xuyên của giáo viên ở điểm trường này nhiều năm qua...

Vượt qua quãng đường 260km từ Thành phố Thanh Hóa, trong đó có 60km đường rừng núi, chúng tôi đã có mặt tại bản Cò Cài, xã Trung Lý, Mường Lát, Thanh Hóa sau 7 tiếng di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau.

Nhưng từ đây, phải mất thêm 2 tiếng đồng hồ, vượt qua 5km đường núi, dốc đá lởm chởm mới đến được với khu lẻ Cá Ráng, thuộc trường Tiểu học Trung Lý 2. Khu lẻ này hiện có 5 giáo viên cắm bản…

Nơi đây không có đường giao thông, không điện lưới, không sóng điện thoại. Cuộc sống của dân bản dường như tách biệt với thế giới bên ngoài.

Chính vì vậy mà cái đói, cái nghèo luôn đeo đuổi họ hết năm này qua năm khác. Sự học của con em vùng cao cũng vì thế mà bị ảnh hưởng ít, nhiều.

Bên cạnh việc dạy chữ cho trò nghèo, nghị lực vượt khó của các thầy cô giáo cắm bản cũng khiến nhiều người cảm phục.

Giáo viên cắm bản Cá Ráng đã quá quen với cảnh lội suối bắt cá, lên rừng hái măng… Phần lớn thực phẩm tươi sống dùng trong bữa ăn hằng ngày đều được lấy từ rừng, suối.

Vào những ngày mưa, khi thực phẩm dự trữ cạn dần, giáo viên phân công nhau mỗi người một việc. Người thì lên núi đào măng, săn dế, người thì xuống suối bắt cá...

Cuộc sống sinh hoạt tập thể cũng giúp giáo viên cắm bản vơi bớt nỗi nhớ nhà.

Dưới đây là một số hình ảnh của phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, tư liệu ảnh của giáo viên trường tiểu học Trung Lý 2, Khu Cá Ráng ghi lại cảnh thầy cô vùng cao leo đèo, lội suối tìm thực phẩm để cải thiện bữa ăn.

Như thường lệ, sau khi kết thúc giờ học, thầy Tuất lại ra suối đánh cá như một ngư dân chài lưới chuyên nghiệp. Con suối nhỏ bên cạnh khu lẻ của trường tiểu học Trung Lý 2 được xem là nguồn cung cấp thực phẩm tươi sống chính (tôm, cá) cho bữa ăn của các thầy cô giáo. Ảnh: Hữu Chí.
Như thường lệ, sau khi kết thúc giờ học, thầy Tuất lại ra suối đánh cá như một ngư dân chài lưới chuyên nghiệp. Con suối nhỏ bên cạnh khu lẻ của trường tiểu học Trung Lý 2 được xem là nguồn cung cấp thực phẩm tươi sống chính (tôm, cá) cho bữa ăn của các thầy cô giáo. Ảnh: Hữu Chí.
Ở điểm trường lẻ này, thầy Lang Văn Tuất được phong là “thợ săn” với những kỹ năng bắt cá, tôm có một không hai. Ảnh: Hữu Chí.
Ở điểm trường lẻ này, thầy Lang Văn Tuất được phong là “thợ săn” với những kỹ năng bắt cá, tôm có một không hai. Ảnh: Hữu Chí.
Mỗi lần ra suối đánh cá, thầy Tuất đều mang theo "hành trang" là chiếc chài và giỏ đựng cá, tôm. Ảnh: Hữu Chí.
Mỗi lần ra suối đánh cá, thầy Tuất đều mang theo "hành trang" là chiếc chài và giỏ đựng cá, tôm. Ảnh: Hữu Chí.
Với kinh nghiệm của mình, thầy Tuất có thể biết chi tiết khu vực tránh trú của cá, tôm và thời điểm có thể bắt được nhiều cá, tôm nhất...
Với kinh nghiệm của mình, thầy Tuất có thể biết chi tiết khu vực tránh trú của cá, tôm và thời điểm có thể bắt được nhiều cá, tôm nhất...
Thầy bảo: “Thường khoảng 20 giờ tối, khi sương bắt đầu rơi, cá trong hang mới ra ngoài ăn sương. Đây là thời điểm thích hợp nhất để bắt cá. Chỉ cần một mảnh chài lưới nhỏ, quăng vài mẻ là đủ ăn cho cả ngày hôm sau...

Thầy bảo: “Thường khoảng 20 giờ tối, khi sương bắt đầu rơi, cá trong hang mới ra ngoài ăn sương. Đây là thời điểm thích hợp nhất để bắt cá. Chỉ cần một mảnh chài lưới nhỏ, quăng vài mẻ là đủ ăn cho cả ngày hôm sau...

...Còn ban ngày, cá, tôm thường chui vào các hộc đá, rễ cây ven suối để tránh nắng...
...Còn ban ngày, cá, tôm thường chui vào các hộc đá, rễ cây ven suối để tránh nắng...
...Muốn bắt được cá vào ban ngày, phải choàng lưới chài quanh hộc đá hoặc gốc cây, sau đó dùng sức tác động mạnh vào vật trú ẩn của cá, tôm để chúng từ hộc đá, gốc cây lao ra, dính vào chài lưới”, thầy Tuất cho hay. Ảnh: Hữu Chí.
...Muốn bắt được cá vào ban ngày, phải choàng lưới chài quanh hộc đá hoặc gốc cây, sau đó dùng sức tác động mạnh vào vật trú ẩn của cá, tôm  để chúng từ hộc đá, gốc cây lao ra, dính vào chài lưới”, thầy Tuất cho hay. Ảnh: Hữu Chí.
Thầy Tuất cho biết, có những hôm nước suối dâng, chỉ cần đi một đoạn là bắt được vài cân cá Lăng. Cũng chính vì thế mà chưa lần nào ra suối, thầy Tuất phải về tay trắng. Ảnh tư liệu giáo viên cung cấp.
Thầy Tuất cho biết, có những hôm nước suối dâng, chỉ cần đi một đoạn là bắt được vài cân cá Lăng. Cũng chính vì thế mà chưa lần nào ra suối, thầy Tuất phải về tay trắng.  Ảnh tư liệu giáo viên cung cấp. 
Sau những lần đánh cá, thầy Tuất lại thực hiện công đoạn thủ công khâu vá chiếc chài bị hư hỏng. Ảnh: Hữu Chí.
Sau những lần đánh cá, thầy Tuất lại thực hiện công đoạn thủ công khâu vá chiếc chài bị hư hỏng. Ảnh: Hữu Chí.
Sản phẩm của những lần đi đánh bắt cá là những con cá lăng có cân nặng khoảng 1kg. Ảnh: Xuân Quang.
Sản phẩm của những lần đi đánh bắt cá là những con cá lăng có cân nặng khoảng 1kg. Ảnh: Xuân Quang.
Cá, tôm sau mỗi lần đánh bắt sẽ được chế biến thành các món canh, kho để phục vụ cho bữa ăn hằng ngày. Ảnh: Xuân Quang.
Cá, tôm sau mỗi lần đánh bắt sẽ được chế biến thành các món canh, kho để phục vụ cho bữa ăn hằng ngày. Ảnh: Xuân Quang.
Cô Trần Kim Quế, giáo viên trường tiểu học Trung Lý 2 cho biết, vào mùa măng, thì vào rừng lấy măng và chế biến thành các món măng xào, măng luộc, măng nấu canh. Đến mùa dế, thì vào rừng đào dế. Mùa trứng kiến thì lên rừng đi tìm tổ. Ảnh: Xuân Quang.
Cô Trần Kim Quế, giáo viên trường tiểu học Trung Lý 2 cho biết, vào mùa măng, thì vào rừng lấy măng và chế biến thành các món măng xào, măng luộc, măng nấu canh. Đến mùa dế, thì vào rừng đào dế. Mùa trứng kiến thì lên rừng đi tìm tổ. Ảnh: Xuân Quang.
Những chú dế bị săn sẽ được chế biến thành món ăn mặn để cải thiện bữa ăn cho các thầy cô giáo. Cô Quế bảo: "Việc vào rừng, lội suối để săn bắt không chỉ cải thiện bữa ăn của giáo viên mà còn tạo thêm niềm vui cho thầy cô mỗi lúc nhớ nhà". Ảnh: Xuân Quang.
Những chú dế bị săn sẽ được chế biến thành món ăn mặn để cải thiện bữa ăn cho các thầy cô giáo. Cô Quế bảo: "Việc vào rừng, lội suối để săn bắt không chỉ cải thiện bữa ăn của giáo viên mà còn tạo thêm niềm vui cho thầy cô mỗi lúc nhớ nhà". Ảnh: Xuân Quang.
Một loại động vật sống dưới đất hình thù giống con bọ hung mà dân bản thường gọi là "cho che" cũng được sử dụng làm thực phẩm. Ban đầu loại thực phẩm này rất khó ăn nhất là đối với người lạ, nhưng ăn nhiều sẽ quen và rất thấy ngon. Nhưng có người bụng dạ yếu kém, ăn vào đau bụng như chơi. Ảnh: Xuân Quang.
Một loại động vật sống dưới đất hình thù giống con bọ hung mà dân bản thường gọi là "cho che" cũng được sử dụng làm thực phẩm. Ban đầu loại thực phẩm này rất khó ăn nhất là đối với người lạ, nhưng ăn nhiều sẽ quen và rất thấy ngon. Nhưng có người bụng dạ yếu kém, ăn vào đau bụng như chơi.  Ảnh: Xuân Quang.
XUÂN QUANG - HỮU CHÍ