“Mở rộng tâm để đón nhận hạnh phúc…” - lời chia sẻ bình dị mà sâu thấm mở đầu buổi tọa đàm của Bậc lãnh đạo tâm linh Truyền thừa Drukpa ngay lập tức đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến toàn thể khách mời tại khán phòng.
Đức Gyalwang Drukpa giảng về hạnh phúc tại Thành phố Hồ Chí Minh. |
Theo Ngài phân tích, nếu mỗi người biết tự mở rộng lòng mình, hài lòng với điều đang có thì hạnh phúc sẽ đến.
Cần học cách nghĩ và trân trọng những gì mình đang có thay vì khắc khoải day dứt về những gì ta chưa có hoặc không còn.
Các bạn có một đất nước tươi đẹp, một thân thể lành lặn, một công việc để mưu sinh... Những điều này chính là hạnh phúc.
Trong thế giới hiện tại vẫn luôn có nhiều sự cạnh tranh, xét theo nghĩa tích cực, thì đây cũng là mặt tốt vì điều đó thúc đẩy xã hội phát triển.
Tuy nhiên nếu sự cạnh tranh bị thúc đẩy bởi lòng tham hay ham muốn chiến thắng bất chấp mọi thứ, bạn sẽ dễ rơi vào tuyệt vọng vì đã nỗ lực hết sức mà không được như nguyện và còn chuốc thêm khổ đau.
Vậy làm thế nào để sự cạnh tranh không bị căng thẳng, tuyệt vọng?
Có một số người may mắn, họ hiểu được trong sự cạnh tranh này ta đang ở đâu, ta sẽ đi đến đâu. Song số đông còn lại đều mờ mịt, không biết mình đang ở đâu hay sẽ đi đến đâu.
Đó là vì ta không biết nhìn nhận cuộc sống với con mắt tỉnh thức. Đây chính là sự tiếp nhận cuộc sống bằng trí tuệ của mình để nhìn nhận thực tại một cách đúng đắn.
Gần 600 trí thức, doanh nhân, Phật tử dự tọa đàm “Sống hạnh phúc”. |
Luận giảng cho câu hỏi: Làm cách nào để dung hòa được ham muốn, khát vọng vì nó vốn là động lực phát triển của xã hộivà lời khuyên về sự “biết đủ” của đạo Phật ?
Đức Gyalwang Drukpa chia sẻ: “Biết đủ” khác với tham muốn, tham muốn thường hướng tới sự sở hữu những gì ngoài khả năng. Còn biết đủ là trân trọng những gì mình đang có.
Đối với tôi, trân trọng nhưng gì mình đang có và biết đủ là một trong những nền tảng mang lại hạnh phúc trong cuộc sống.
Từng trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn khi doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản, doanh nhân Ngô Mạnh Hùng thỉnh hỏi Đức Gyalwang Drukpa về phương pháp đối trị để vượt qua thời điểm khủng khoảng.
Ngài đã dẫn chứng bằng câu chuyện về một người đệ tử ở Châu Phi. Người này là cổ đông lớn của một đội bóng. 15 năm trước đội bóng của ông này bị khủng hoảng nghiêm trọng và rất nhiều cổ đông khác đã rơi vào trầm cảm, tiêu cực, thậm chí tìm đến cái chết.
Tuy nhiên do có sự tu tập rèn luyện tâm linh nên ông ấy không cảm thấy thống khổ như những người kia. Đứng trên bờ vực của sự đổ vỡ, nếu có sức mạng tinh thần, chúng ta sẽ không tuyệt vọng, biết nâng đỡ bản thân để vượt qua chướng ngại thử thách.
Đó là lý do vì sao chúng ta phải kết hợp trưởng dưỡng hai hài hòa cả hai khía cạnh vật chất và tâm linh để có được cuộc sống thành công, hạnh phúc.
Đức Gyalwang Drukpa cũng chia sẻ rằng cuộc sống mỗi người không thể vắng bóng khổ đau phiền não.
Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta phải giữ được tâm tích cực, nhận ra hạnh phúc ngay trong những khó khăn, stress đó.
Phật tử thực hành một pháp thiền với sự hướng đạo của Đức Gyalwang Drukpa. |
Hãy biết nuôi dưỡng động cơ tốt đẹp trong mọi việc mình làm, tìm thấy hạnh phúc trong việc giúp đỡ mọi người, ngay cả khi trên hành trình này bạn gặp chướng ngại khó khăn, cả lúc thành công cũng như khi thất bại.
Ngài luận giảng: “Chúng ta có thể hạnh phúc ngay cả khi bản thân đang lo lắng, mệt mỏi.
Tôi luôn nghĩ về động cơ lợi ích người khác trong hành động của mình. Nhờ đó tôi có được sức mạnh thể chất và tinh thần để vượt qua vất vả khổ đau hay khó khăn chướng ngại.
Hạnh phúc không phải mặt trái của khổ đau, mà ngay trong chính cuộc sống khó khăn này ta vẫn có thể tìm được hạnh phúc chân thật”.
1. Ca sĩ, người dẫn chương trình Hùng Thanh chia sẻ: Tôi có phước duyên tham gia dẫn chương trình Tọa đàm Sống Hạnh Phúc của Đức Gyalwang Drukpa và các Phật tử Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi đặc biệt tâm đắc lời Ngài giảng về hạnh phúc: “Tìm hạnh phúc, bình an trong nghịch cảnh, lo lắng nhờ sự biết đủ và tri ân”. Điều này thật gần gũi với nhân sinh quan của tôi. Trong cuộc sống, có nhiều khi tôi trải nghiệm khổ đau để cảm nhận niềm vui sướng; trong thăng trầm thử thách nuôi dưỡng sự giác ngộ. |
2. Anh Hồng Sơn: Theo thống kê của đại học Harvard, hạnh phúc có thể đo lường bằng các mối quan hệ tốt đẹp mà mình có. Ngài có đồng ý với kết luận này không, và theo ngài làm thế nào để ta có thể cải thiện các mối quan hệ trong cuộc sống. Đức Gyalwang Drukpa: Tôi biết là nhiều trường đại học trên thế giới nghiên cứu về hạnh phúc, tại sao? Vì con người rất mơ màng về vấn đề hạnh phúc, mặc dù họ có tất cả mọi thứ rất đẹp nhưng vẫn không hạnh phúc. Họ vẫn tự tử hay giết hại người thân -> các nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề hạnh phúc và họ cũng tìm được một chút gì đó. Theo tôi, hạnh phúc có thể tìm được qua trí tuệ hay sự hiểu biết đúng đắn. Ta sẽ trân trọng cuộc sống, những gì mình đã có. Nếu ta không biết giá trị những gì mình đang có, thì cuộc sống sẽ không có ý nghĩa gì cả. Ta phải biết giá trị về đôi mắt sáng, về đôi chân, về tôi tay. Nếu ta không có chân để đi, không có tay để cầm nắm, không có mắt để nhìn thì cuộc sống sẽ vô cùng khó khăn. Vì vậy ta hãy trở lại trân trọng những gì ta đang có trong cuộc sống, chính những giá trị này ta thường lỡ mất. Mặc dù nhưng thông tin trên báo, mạng, mỗi ngày ta nắm bắt rất nhiều nhưng theo cách nghĩ của tôi không phải toàn bộ thong tin đều có ý nghĩa, mà đôi khi mang lại sự mệt mỏi căng thẳng, tuyệt vọng. Vì vậy theo tôi hãy quay trở lại nhận những thông tin về giá trị những gì ta đã có, sự quý giá của kiếp người, biết sử dụng chúng đúng đắn thì cuộc sống của ta sẽ có chất lượng tốt hơn rất nhiều. Trí tuệ hay sự hiểu biết sẽ nâng cao chất lượng của cuộc sống. Tôi đọc một statement của Steve Jobs nói rằng : Mọi người nghĩ rằng tôi rất thanh công, nhưng không phải. Tôi có một cuộc sống đáng buồn. Câu nói này ý rằng sự thanh công về vật chất không phải tất cả nhưng không phải tất cả. Sự thanh công vè vật chat quan trọng nhưng không phải tất cả dể làm nên cuộc sống chất lượng. Chúng ta đang ở cõi Dục, có nhiều ham muốn. Ham muốn cũng tốt, làm cuộc sống sinh động hơn vì thúc đẩy ta làm mọi việc. Nhưng đôi khi ham muốn làm ta tuyệt vọng, khổ đau, chán nản vì cạnh tranh mà không đi đến đâu. Ngay cả mối quan hệ trong gia đình, ta cũng cần cách để lèo lái hướng cho cuộc sống gia đình hạnh phúc. Một số người ngại nói đến mối quan hệ gia đình hay vợ chồng. Nếu ta biết cac mối quan hệ trong cuộc sống này quan trọng và cần được hướng tới những gì tốt đẹp. Các bạn có thể thành công về vật chất nhưng không có những mối quan hệ tốt đẹp thì không có cuộc sống chất lượng. Ta cần có cách tự nói với mình làm thể nào để ta mở rọng trái tim, trở thanh một người tốt, có những mối quan hệ tốt đẹp để có cuộc sống chất lượng hơn. Tôi muốn nhắc lại một lần nữa, sự thành công về tinh thần, tâm linh sẽ giúp cho cuộc sống ta chất lượng hơn và hạnh phúc vững bền. |
3. Anh Sơn Hà: Làm sao để dung hòa được ham muốn, khát vọng vốn là động lực phát triển của xa hội và lời khuyên về sự biết đủ của đạo Phật. Đức Gyalwang Drukpa: Nếu nói nhìn theo cách nhìn của Phật giáo, Đức Phật đã dạy biết đủ là một vấn đề quan trọng. Không phải là ta không làm gì cả, chỉ ăn và ngủ. Ta phải hiểu rằng biết đủ ở đây là biết trân trọng những gì ta đang có, không quá tham vọng với những gì ta chưa có. Đây tôi muốn chia sẻ về sự trải nghiệm của chính bản thân, từ nhỏ tôi luôn biết đủ và tôi luôn cảm thấy mình bình an, hạnh phúc và có tất cả mọi thứ trên thế giới này. Mặc dù tôi không có tất cả. Tôi không biết tôi có suy nghĩ giống mọi người không nhưng tôi biết trân trọng những gì mình có. Chính sự trân trọng đó là nguồn cảm hứng cho tôi làm việc nhiều hơn, lợi ích mọi người và cộng đồng nhiều hơn. Biết đủ khác với tham muốn, tham muốn là ta muốn những gì ngoài khả năng của mình. Còn biết đủ là trân trọng những gì mình đang có và đạt được. Nếu ta có cuộc sống gia đình hạnh phúc, thơ mộng ta cần biết nâng đỡ, trưởng dưỡng tình yêu thương cho vợ chồng con cái. Khi gia đình phát triển, ta lại thấy cần có nhà lớn hơn, nhiều tiền hơn đó chính là động cơ phát triển cho cuộc sống. Ta dung đó la động cơ mang lại hạnh phúc cho gia đình. Đối với tôi, trân trọng những gì mình đang có và biết đủ là một trong những động cơ mang lại hạnh phúc trong cuộc sống. |
4. Diệu Hương: Ngài thường dạy về tri ân, nhưng làm sao con có thể tri ân cuộc sống khi xung quanh con có quá nhiều người vô ơn? Đức Gyalwang Drukpa: Ta có cách nhìn nhận lệch lạc khi nói rằng người người quá vô ơn, sao ta có thể tri ân được. Hãy nghĩ đến bản thân ta trước, hãy rèn luyện cho bản thân cho khỏe mạnh về thân và tâm để không bị đau khổ trước khi đổ lỗi cho người khác. Mọi người hay đổ lỗi cho thế giới bên ngoài nhưng thật sự do chính ta chưa đủ cởi mở, bao dung, khỏe mạnh nên ta đau khổ. Vì vậy làm sao có thể đổ tội cho thế gian bên ngoài được. Đức Phật cũng nói ta phải tự lo, tự trân trọng cuộc sống của mình để có sự bình an, hạnh phúc trước khi nghĩ tới cuộc sống của người khác. Ta phải có trải nghiệm thực tế cho bản thân trước khi nghĩ tới cuộc sống của người bên ngoài. |
5. Quốc Bảo: Ngài là người đứng đầu hàng trăm tự viện trên khắp thế giới và hàng triệu đệ tự và rất nhiều dự án thiện hạnh. Làm sao ngài có thể chia sẻ bí quyết quản lý của mình? Làm sao để Ngài có thể giữ được động lực và truyền cảm hứng cho mọi người. Đức Gyalwang Drukpa Như đã nói, đã nhiều năm tôi thực hành sự tri ân trân trọng tới mọi người và điều đó làm tôi muốn làm lợi lạc cho mọi người. Tôi không biết tôi còn sống trong thế giới này bao nhiêu năm nữa nhưng tôi muốn làm lợi lạc cho tất cả mọi người cho tới lúc rời bỏ thế gian này. Chính sự hoan hỉ hạnh phúc và nụ cười hạnh phúc trên mặt mọi người là nguồn cảm hứng vô tận cho cuộc sống của tôi. Tôi có thể mệt mỏi về thân thể đôi chút nhưng nguồn cảm hứng không bao giờ dứt, tôi sẽ vẫn tiép tục làm các thiện hạnh để lợi lạc mọi người. Tôi không biết những điều tôi làm mọi người có đón nhận tốt không, vì tùy vào cách tiếp nhận mọi người. Tôi sẽ tiếp tục làm những thiện hạnh như nhặt rác, hoằng pháp, bảo vệ môi trường cho tới ngày rời bỏ thế gian… |
6. Lê Thu Hương: Kính bạch Đức Gyalwang Drukpa, hạnh phúc có phải là hoàn toàn vắng bóng phiền não? Có khi nào ngài cảm thấy mệt mỏi, căng thẳn hay tức giận hay không? Đức Gyalwang Drukpa: Tôi nghĩ rằng ai hỏi câu này đã hiểu nhầm về tôi rồi, vì hạnh phúc không phải sự vắng bóng khổ đau hay phiền não. Hạnh phúc cần tìm được ngay trong chính khổ đau hay stress. Ta cần phải trải nghiệm tâm linh việc này, ta sẽ thấy hạnh phúc đến với chúng ta ngay khi ta lo lắng, mệt mỏi, căng thẳng. Đây chính là sự trải nghiệm của tôi. Nhờ đó tôi có sự nỗ lực hơn trong công việc, trong lợi ích mọi người. hạnh phúc không phải mặt trái của khổ đau, mà ngay trong chính cuộc sống khó khăn khổ đau này ta vẫn tìm được hạnh phúc chân thật. Đôi khi bác sĩ nói tôi cần nghĩ ngơi vì stress quá nhưng tôi thấy vẫn hạnh phúc trong khó khăn, stress đó. Tôi vẫn tìm thấy hạnh phúc trong việc phụng sự mọi người, cho tới khi vô thường tới. Cũng giống như các chương trình đại lễ quán đỉnh cầu an, cầu siêu do Ngài trực tiếp cử hành lễ tâm linh nghi lễ tâm linh |