Ngày 12 tháng 12 năm 2013, Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc Thông điệp Liên bang |
Ngày 12 tháng 12 năm 2013, trong Thông điệp liên bang đọc trước Quốc hội của điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên đề cập đến hệ thống tấn công nhanh toàn cầu C-PGS của Mỹ.
Ông cho biết, Nga đang theo dõi chặt chẽ kế hoạch có liên quan, "ai cũng không nên có ảo tưởng giành ưu thế quân sự trước Nga".
Phó thủ tướng phụ trách công nghiệp quốc phòng Nga Rogozin vừa cho biết, Nga sẽ giữ lại quyền sử dụng vũ khí hạt nhân trên phương diện ứng phó với tấn công quân sự thông thường, đồng thời cho biết vũ khí hạt nhân là "vũ khí cân bằng vĩ đại" ngăn chặn các cuộc xâm lược tiềm tàng, nhằm đáp trả chiến lược "tấn công nhanh toàn cầu" của Mỹ.
Bài báo đặt câu hỏi: Như vậy, tại sao Nga đưa ra phản ứng mạnh mẽ như vậy đối với hệ thống vũ khí mới của Quân đội Mỹ? Hệ thống tấn công nhanh toàn cầu của Mỹ rốt cuộc có gì đặc biệt? Trung Quốc nên phản ứng thế nào?
Tên lửa hạt nhân của Mỹ (ảnh minh hoạ) |
Theo bài báo, chiến lược "tấn công nhanh toàn cầu" được Chính phủ Mỹ đưa ra vào năm 2009. Nội dung cốt lõi của chiến lược này là sử dụng công nghệ tấn công mang tính huỷ diệt mới, tiến hành tấn công nhanh, chính xác cao đối với các mục tiêu ở bất cứ khu vực nào trên thế giới trong vòng 2 giờ đồng hồ, bao gồm tên lửa đạn đạo lắp đầu đạn thông thường, máy bay siêu thanh, thậm chí vũ khí như máy bay chiến đấu không gian, dựa vào tốc độ siêu nhanh để đột phá hệ thống phòng không - phòng thủ tên lửa hiện có, tiến hành tấn công đối với các mục tiêu.
Hiện nay, trong khuôn khổ của chiến lược này, Mỹ đang tích cực thúc đẩy nhiều chương trình nghiên cứu phát triển vũ khí siêu âm, trong đó vừa có máy bay HTV-1 Falcon có tính chất trình diễn công nghệ và máy bay siêu thanh X-51, vừa có HSSW - chương trình vũ khí siêu thanh này đã có sự đột phá công nghệ và chính thức được bố trí triển khai.
Cần phải thấy rằng, trong những vũ khí siêu thanh này chỉ có HSSW được cho là chương trình có thể phát triển thành vũ khí, còn các chương trình khác cách thời gian đưa vào sử dụng thực tế còn rất xa, vũ khí được cho là siêu thanh, siêu xa được Mỹ triển khai trong 10-15 năm tới vẫn rất khó khăn, muốn có thực lực tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên toàn cầu trong vòng 2 giờ đồng hồ cần phải khác phục rất nhiều khó khăn công nghệ.
Máy bay không người lái siêu thanh Falcon HTV-2 Mỹ |
Nói chung, vũ khí siêu thanh hiện hoàn toàn không phải là sự lựa chọn lý tưởng của chiến lược "tấn công nhanh toàn cầu" quân Mỹ, cũng không có kế hoạch triển khai loại vũ khí này trong ngắn hạn. Trong tương lai, quân Mỹ nếu triển khai hệ thống "vũ khí tấn công nhanh toàn cầu" cũng sẽ là công nghệ tương đối dễ thực hiện.
Thông thường mà nói, hệ thống "vũ khí tấn công nhanh toàn cầu" chủ yếu có 3 đặc điểm: Thứ nhất là khả năng tấn công trong nháy mắt. Như vậy, kế hoạch này có thể giúp Mỹ sử dụng vũ khí thông thường tại lãnh thổ Mỹ tấn công bất cứ mục tiêu nào trên toàn thế giới trong thời gian 60-120 phút. Nó có thể phóng bất cứ lúc nào, không cần triển khai trước như các cuộc tấn công khác.
Thứ hai là tấn công chính xác. Khi tên lửa đến được độ cao nhất định, sẽ phóng ra một thiết bị lướt đi được vệ tinh dẫn đường, từ đó tấn công mục tiêu với độ chính xác cao. Thứ ba là có uy lực mang tính hủy diệt, được biết, kế hoạch này một khi thực hiện, loại vũ khí này sẽ có thể tạo được hiệu quả tương tự như nổ đầu đạn hạt nhân ở khu vực cục bộ, uy lực rất lớn.
Máy bay siêu thanh X-51A Mỹ |
Một khi quân Mỹ triển khai thực tế hệ thống vũ khí này, thì sẽ có nghĩa là Trung Quốc và Nga mất đi hiệu quả răn đe chiến lược đối với Mỹ. Trong tình hình không sử dụng vũ khí hạt nhân, Mỹ có thể tiếp tục tiến hành tấn công đối với bất cứ nước nào trong đó có Trung Quốc, Nga, trong bất cứ thời gian nào, cân bằng chiến lược giữa Trung-Mỹ-Nga sẽ bị phá vỡ triệt để, lợi ích an ninh và chiến lược của hai nước Trung Quốc và Nga sẽ không còn.
Cho dù Trung Quốc và Nga áp dụng biện pháp khắc phục, thì cũng sẽ đối mặt với nguy cơ bị sụp đổ nền kinh tế do đầu tư cho quân sự quá lớn. Vì vậy, Mỹ đưa ra hệ thống "vũ khí tấn công nhanh toàn cầu" thực sự là một kế hoạch thâm độc "1 mũi tên trúng 4 mục tiêu".
Hiện nay, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu Quốc hội nghiên cứu có hệ thống tăng cường ủng hộ kinh phí 240.000 triệu USD, tổng kim ngạch của chương trình như vậy sẽ đạt trên 2 tỷ USD. Về thời gian biểu thực hiện kế hoạch, Lầu Năm Góc có kế hoạch vào năm 2014 hoặc năm 2015 có thể triển khai hệ thống vũ khí tấn công nhanh toàn cầu phiên bản ban đầu.
Vũ khí tấn công nhanh toàn cầu HSSW Mỹ |
Nhưng, cũng có phân tích cho rằng, cho dù là dự đoán lạc quan nhất, hoàn thành hệ thống đồng bộ gồm tên lửa, đầu đạn và bộ cảm biến thì cũng phải đến năm 2022, 2025 mới có thể thực hiện được. Để có thể đẩy nhanh triển khai hệ thống vũ khí tấn công nhanh toàn cầu, quân Mỹ đã lựa chọn một số phương án tương đối khả thi, trong những phương án này chủ yếu sử dụng chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Trident lắp đầu đạn thông thường, được cho là phương án C-PGS dễ thực hiện nhất, và đây cũng chính là phương án mà Nga phản đối.
Được biết, từ năm 1993, Hải quân Mỹ bắt đầu thử nghiệm chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Trident lắp đầu đạn thông thường, đầu tư tổng cộng 127 triệu USD. Năm 2008, Bộ Quốc phòng Mỹ cung cấp 100 triệu USD cho chương trình nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và đánh giá công nghệ tấn công tốc độ cao thông thường.
Tên lửa Trident thông thường và tên lửa Trident lắp đầu đạn hạt nhân có ngoại hình, tốc độ và vị trí phóng đều giống nhau. Kế hoạch hiện nay của Hải quân Mỹ là trang bị 1 quả tên lửa Trident thông thường và 22 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lắp đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Trident lắp đầu đạn hạt nhân, trang bị cho tàu ngầm Mỹ. Mỹ muốn cải tiến lắp đầu đạn thông thường. |
Trên thực tế, phương án tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Trident lắp đầu đạn thông thường thực sự rất dễ thực hiện yêu cầu hệ thống C-PGS của quân Mỹ, đồng thời có thể hình thành sức chiến đấu ban đầu trong thời gian rất ngắn, nhưng áp dụng phương án tên lửa xuyên lục địa phóng ngầm (trang bị cho tàu ngầm) mang theo đầu đạn thông thường lại có điểm chí tử.
Đó chính là, trong giai đoạn cảnh báo sớm, Nga không thể phán đoán được, tên lửa tấn công của đối phương có phải là tên lửa hạt nhân hay không, như vậy, Nga chỉ có thể tiến hành đáp trả hạt nhân. Nga tiến hành đáp trả hạt nhân nhanh chóng đối với mục tiêu định trước của Mỹ, từ đó gây ra chiến tranh hạt nhân, đây là điều mà Mỹ hoàn toàn không thể chấp nhận.
Một số nhà nghiên cứu quân Mỹ lập tức đề xuất phát triển một loại tên lửa phóng ngầm tầm trung mới để thay thế tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Trident, lắp đầu đạn dẫn đường chính xác thông thường cho tên lửa này, từ đó tránh để tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Trident tạo ra rủi ro chiến tranh hạt nhân.
Nhưng, rõ ràng, phương án này vẫn là “bình mới rượu cũ”, lập trường của Nga cho thấy, Nga sẽ áp dụng thái độ không khoan nhượng đối với hệ thống “vũ khí tấn công nhanh toàn cầu” của Mỹ. Logic kiểu Nga “chỉ cần phát hiện tên lửa bay đến, sẽ tiến hành đáp trả hạt nhân” làm cho Mỹ có chút dè dặt.
Chương trình HTV-3X Blackswift Mỹ (mô phỏng) |
Trong khi đó, do thiếu hệ thống cảnh báo sớm tên lửa trên không-mặt đất hiệu quả, Trung Quốc sẽ trở thành nạn nhân lớn nhất của chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Trident lắp đầu đạn thông thường do Mỹ phát triển.
Các chuyên gia, học giả của Quân đội Mỹ đều cho rằng, Trung Quốc thiếu công nghệ cảnh báo sớm, làm cho hệ thống “vũ khí tấn công nhanh toàn cầu” của Mỹ thừa cơ tận dụng.
Hiện nay, Trung Quốc vẫn có thái độ “bình tĩnh quan sát” đối với việc Mỹ phát triển hệ thống “vũ khí tấn công nhanh toàn cầu”, đang tiến hành đánh giá cần thiết về việc quân Mỹ tiến hành đầu tư mang tính giai đoạn đối với hệ thống tấn công chính xác, nhanh, siêu xa. Quân Mỹ có thể tiếp tục thúc đẩy hệ thống “vũ khí tấn công nhanh toàn cầu” hay không là một vấn đề rất phức tạp.
Do liên quan đến vấn đề công nghệ, chính sách, chiến lược và phản ứng của các nước nói trên, quân Mỹ cũng do dự khi đầu tư cho C-PGS. Hiện nay, chương trình Falcon và Blackswift (HTV-3X) đã kết thúc, X-51 muốn trở thành vũ khí cơ bản không thể, ý tưởng X-37B mang theo vũ khí cơ bản không thể có giá trị chiến đấu thực tế.
Máy bay không gian không người lái X-37B Mỹ |
Trong vấn đề hệ thống “vũ khí tấn công nhanh toàn cầu”, quân Mỹ vẫn nằm trong giai đoạn tìm kiếm/khám phá, việc trang bị trong vài năm tới như truyền thông đưa tin chỉ là phỏng đoán.
Theo bài báo, muốn ứng phó với “vũ khí tấn công nhanh toàn cầu” của Mỹ, các quốc gia trước hết phải xây dựng được hệ thống cảnh báo sớm tên lửa bao gồm radar cảnh báo sớm mặt đất, radar cảnh báo sớm siêu xa, vệ tinh cảnh báo sớm và hệ thống quan trắc tuần tra toàn cầu, chỉ có như vậy mới có thể có tư cách tiến hành “đánh cờ” với Mỹ.