Ngày 5/3/2013, 10 ngày trước khi Tổng bí thư Tập Cận Bình được bầu làm Chủ tịch Trung Quốc, hãng tin BBC bình luận rằng:
Phát triển vẫn là chìa khóa để giải quyết tất cả các vấn đề của Trung Quốc, tuân thủ cải cách và mở cửa vẫn là con đường mà Trung Quốc sẽ đi dưới thời Tập Cận Bình, song không có cải cách chính trị.
Hãng tin của nước Anh cho rằng những công thức cũ đã giúp cho Trung Quốc “thay da đổi thịt” sẽ vẫn là hướng đi của Trung Quốc sau quyền lực được chuyển giao cho thế hệ lãnh đạo thứ 5.
“Một dấu hiệu rõ ràng rằng ông Tập Cận Bình sẽ thực hiện cải cách, song sẽ ở mức độ rất khiếm tốn”.[1]
Đến nay, thực tế chứng minh nhận định của BBC là không chuẩn xác.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc sáng 18/10. Ảnh: THX/TTXVN |
Ngày 4/3/2017 - trong 4 năm Trung Quốc được lãnh đạo bởi Chủ tịch Tập Cận Bình, The New York Times cho rằng:
Đã đến lúc nhà lãnh đạo Trung Quốc thực sự nghiêm túc về việc thực hiện các bước cần thiết để cải cách nền kinh tế Trung Quốc, thay vì chỉ thực hiện một cách nửa vời nhằm phục vụ cho việc củng cố quyền lực của mình.
Tờ báo Mỹ cho rằng, đã gần hết nhiệm kỳ mà nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn chỉ tập trung củng cố quyền lực, song lại ngập ngừng trong cải cách kinh tế khiến nền kinh tế Trung Quốc vẫn lệch pha quá lớn với phần còn lại của kinh tế thế giới.[2]
Sáu tháng sau, những số liệu thống kê kết quả mà Trung Quốc đạt được hoàn toàn khác với nhận định của The New York Times.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã có một nhiệm kỳ thành công với những chủ trương, chính sách hợp lý, giúp đất nước Trung Quốc đạt được những thành tích quả ấn tượng – nhất là về kinh tế - tạo ra một nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
Những cải cách "đặc sắc Trung Quốc"
Thứ nhất, đổi mới chính trị tạo động lực cho đổi mới kinh tế, những góc khuất của kinh tế không thể được che lấp bằng quyền lực, tạo ra động lực thúc đẩy phát triển đất nước.
Điều này thể hiện qua sự liên kết giữa chiến dịch làm trong sạch bộ máy công quyền với chính sách tái cơ cấu nền kinh tế.
Sự quyết liệt trong phòng chống tham nhũng và lạm quyền đã giúp cho những kế hoạch hành động của chính quyền không chỉ là tiền khả thi mà được thực thi quyết liệt, khi quyền lực được kiểm soát – minh bạch chính trị.
Sự ngu ngơ tinh quái |
Có thể thấy rằng, chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” đã giúp cho việc minh bạch hoá những “của chìm” - một đặc tính riêng có của những nền kinh tế kế hoạch tập trung - từ đó giúp cho chính quyền trung ương kiểm soát được chính quyền địa phương, nhất là trong lĩnh vực kinh tế.
Nợ vay do chính quyền địa phương bảo lãnh vượt tầm kiểm soát và tài sản thế chấp - nhất là bất động sản - không đúng giá trị thật, khiến kinh tế Trung Quốc giống như nền kinh tế bong bóng và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.
Đến nay Trung Quốc đã giải quyết căn bản vấn đề này.
Thứ hai, giải quyết hậu quả vấn đề phát triển nóng dựa trên tăng tưởng tín dụng – vay nợ để đầu tư phát triển;
Đưa kinh tế Trung Quốc lớn về quy mô sang mạnh về tiềm lực với chính sách tái cơ cấu lại nền kinh tế.
Đây là hướng đi chuẩn xác và kết quả là giảm phát triển nóng nhưng không gây ra khủng hoảng, sụp đổ.
Hơn 30 năm cải cách, kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh và đa dạng, song cơ cấu phát triển chỉ tập trung trong lĩnh vực sản xuất và đầu tư, những lĩnh vực khác chiếm tỷ trọng không lớn trong cấu thành quy mô kinh tế.
Chất lượng phát triển không song hành cùng chất lượng sống của người dân - người dân không được hưởng nhiều thành quả của phát triển đất nước.
Trung Quốc có nền kinh tế hàng hoá lớn nhưng kỹ thuật trung bình, chất lượng và giá trị thấp.
Sức mạnh kinh tế Trung Quốc chủ yếu nằm ở việc chiếm lĩnh kênh hàng giá rẻ, song giá trị vô hình chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong giá thành.
Kinh tế tiêu dùng chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP khiến chất lượng phát triển không bền vững.
Đến nay, kinh tế Trung Quốc đã thực sự đổi thay.
Đế chế kinh tế ngoài lãnh thổ, chiêu thức Trung Quốc hóa giải Donald Trump |
Thứ ba, đảm bảo được sự độc lập khi chủ trương, chính sách luôn song hành cùng biện pháp thực hiện và công cụ hỗ trợ.
Điều này giúp cho Trung Quộc hạn chế được việc lệ thuộc vào đối tác, ngược lại biến thành trung tâm có lực hút mạnh, kéo nguồn lực từ nước ngoài phục vụ cho phát triển đất nước.
Sáng kiến “Vành đai và Con đường” là những chủ trương lớn, nhưng có thể trở thành thành bất khả thi khi niềm tin chiến lược của Trung Quốc với các đối tác chưa thể được xác lập do hậu quả của phát triển nóng.
Cho nên Trung Quốc phải có biện pháp hiện thực hoá bằng nội lực và các công trụ hỗ trợ mạnh.
Chủ trương M&A by Chinese đã tạo ra một “nền kinh tế mình ong xác ve” lớn bên ngoài biên giới Trung Quốc, thành lập AIIB và xây dựng hệ thống các công cụ tài chính đủ mạnh, đã giúp cho việc hiện thực hoá sáng kiến trở nên khả thi hơn bằng nội lực.
Tận dụng vị thế của BRICS hay vị thế của Trung Quốc trong G-20, giúp Trung Quốc kết nối với các đối tác và xác lập được niềm tin chiến lược.
Quốc tế hoá đồng CNY, chỉ số MSCI, từ đó chuyển ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc với kinh tế thề giới từ hàng hoá sang tiền tệ và dịch vụ.
Đến lúc này, đây là bước đi căn bản và mang lại kết quả tốt nhất có thể cho Trung Quốc.[3]
Những dấu ấn Tập Cận Bình trong nhiệm kỳ đầu tiên
Thứ nhất, thay đổi căn bản trong chất lượng tăng trưởng, tạo ra sự bền vững, tiệm cận chất lượng tăng trưởng của những nền kinh tế phát triển trên thế giới.
Điều đó thể hiện qua cơ cấu tăng trưởng thay đổi, kinh tế tiêu dùng, kinh tế dịch vụ đã chiếm tỷ trọng lớn trong tăng trưởng GDP - chất lượng sống của người dân song hành cùng tăng trưởng kinh tế đất nước.
Có thể lấy kết quả tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc quý 2/2017 làm ví dụ.
Tăng trưởng GDP đạt 6,9%, từ doanh số bán lẻ đến kinh tế đầu tư, từ sản xuất công nghiệp đến tiêu dùng nội địa đều vượt mọi dự báo.
Đặc biệt, kinh tế tiêu dùng Trung Quốc đã đóng góp tới 63,4% vào tăng trưởng GDP – trong khi với kinh tế Mỹ là 70%.
Ông Rob Subbaraman, chuyên gia kinh tế của Tập đoàn Nomura Holdings Inc. tại Singapore đã nhận định:
Thế lực thống trị mới đang bắt đầu |
"Thực tế đó cho thấy sự mất cân bằng của Trung Quốc đã được xác định đúng thời điểm và có hướng giải quyết thận trọng nên không gây ảnh hưởng tiêu cực”.[4]
Với thực tế thay đổi căn bản của kinh tế Trung Quốc, lãnh đạo Citigroup đã nhận định kinh tế Trung Quốc đã thực sự ổn định.
Rõ ràng, chất lượng tăng trưởng đã là rào cản tốt nhất cho kinh tế và đất nước Trung Quốc trước những tác động trái chiều từ bên ngoài cũng như vận động ngược chiều ở trong nước.
Lần đầu tiên Trung Quốc có được điều này.
Thứ hai, giải được bài toán nợ quốc gia một cách căn bản, khiến cho việc gia tăng tổng nợ quốc gia trong bối cảnh kinh tế phát triển chậm lại cũng không gây sụp đổ kinh tế.
Đó là tái cơ nợ quốc gia theo hướng “tăng nợ gia đình - giảm nợ doanh nghiệp” và đã thể hiện rõ qua kỷ lục cho vay năm 2016.
Theo Bloomberg, trong năm 2015, nợ quốc gia của Trung Quốc có cơ cấu như sau:
Nợ của doanh nghiệp chiếm 165%/GDP, nợ của hộ gia đình chiếm 41%/GDP, nợ của chính phủ chiếm 22%/GDP, nợ của hệ thống ngân hàng chiếm 19%/GDP.
Rõ ràng nợ doanh nghiệp chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng nợ quốc gia, do vậy phải trong cơ cấu lại khoản nợ này.
Năm 2016, ngân hàng Trung Quốc cho vay kỷ lục mà khủng hoảng nợ không xảy ra, đó chính là nhờ cơ cấu được nợ quốc gia.
Trong khi cho vay mua nhà tăng từ 3.050 tỷ CNY trong năm 2015 lên 5.680 tỷ CNY trong năm 2016, ngược lại các khoản vay của các doanh nghiệp và các tổ chức phi tài chính giảm từ 7.380 tỷ CNY xuống 6.100 tỷ CNY.
Doanh nghiệp công nghệ cao ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc, hình minh họa. Nguồn: Tân Hoa Xã. |
Như vậy, nợ hộ gia đình tăng đến hơn 86% trong năm 2016 và làm thay đổi tỷ trọng trong tổng nợ quốc gia của Trung Quốc.
Dù lượng cho vay của các ngân hàng Trung Quốc tăng 8% trong năm 2016, làm tăng tổng nợ quốc gia song áp lực nợ của Trung Quốc đã giảm đi rất nhiều.
Chính phủ đã dần kiểm soát được nợ - nhất là nợ địa phương – qua việc tái cơ cấu nợ.
Khi giải được bài toán nợ quốc gia, thì việc gia tăng nợ cũng không gây sụp đổ nền kinh tế. [5]
Nỗi lo vỡ nợ đã lùi xa.
Thứ ba, một “nền kinh tế mình ong xác ve” mang tính chất một “nền kinh tế đa quốc gia” của Trung Quốc nằm ngoài biên giới Trung Quốc, hình thành từ gần 1.000 tỷ USD được thực hiện qua những thương vụ M&A by Chinese ở nước ngoài, đảm bảo cho kinh tế Trung Quốc khả năng đề kháng cao nhất trước những bất lợi.
Có thể thấy rằng đây là hiện tượng “độc nhất vô nhị” trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới mà Trung Quốc đã tạo ra.
Chiến lược “mình ong xác ve” cũng đã phục vụ hiệu quả cho chính sách “đi tắt đón đầu” trong việc nâng cao khả năng quản trị, đổi mới công nghệ nhằm giúp Trung Quốc rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.
“Bắc Kinh hy vọng sẽ sản xuất nhiều hơn các thành phần cần thiết để tạo ra sản phẩm cuối cùng, dù cho thị trường nước hoặc nước ngoài.
"Made in China 2025" là chương trình, mục tiêu nhằm nâng cao hàm lượng nội địa của các thành phần cốt lõi và nguyên liệu đến 40% vào năm 2020 và 70% vào năm 2025”.
Đây là ý tưởng hay, khát vọng lớn nhưng khó hiện thực hoá và "Bắc Kinh đã biến “Made in China” sang “Made by China”, nhằm tránh tạo ra một sự gián đoạn của Trung Quốc với chuỗi cung ứng toàn cầu".[6]
Và M&A by Chinese đã giúp cho Trung Quốc thực hiện điều đó.
Có thể thấy rằng, trong 5 năm qua, đất nước Trung Quốc, nền kinh tế Trung Quốc đã có những đổi thay mạnh mẽ.
Những cảnh báo nguy hại như sụp đổ, vỡ nợ, bất ổn xã hội đã được hoá giải và đã được thay thế bằng những hiệu ứng tích cực từ thành quả mà đất nước này đã được.
Rõ ràng ông Tập Cận Bình đã có một giai đoạn nắm giữ và thực thi quyền lực hiệu quả, thành công.
Tài liệu tham khảo:
[1]http://www.bbc.com/news/world-asia-china-21666152
[3]https://www.ft.com/content/14f929de-ffc5-11e6-96f8-3700c5664d30
[5]http://bnews.vn/cac-ngan-hang-trung-quoc-cho-vay-ky-luc-12-560-ty-ndt-nam-2016/33155.html
[6]https://www.bloomberg.com/news/articles/2017-02-15/from-made-in-china-to-made-by-china-for-china