South China Morning Post ngày 7/10 có bài phân tích về sáng kiến Vành đai và Con đường của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Bài viết nhận định, môi trường chiến lược đã thay đổi nhiều kể từ khi ông công bố sáng kiến này năm 2013, đã khiến Tập Cận Bình phải tự hỏi, làm thế nào để tiếp tục thúc đẩy sáng kiến của mình.
Mục đích ban đầu của Tập Cận Bình khi ông đưa ra sáng kiến Vành đai và Con đường, là muốn tạo ra sự đột phá trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng đường sắt, đường bộ, cầu và cảng khẩu trên 65 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Thủ tướng Malaysia nhắn nhủ Trung Quốc chớ theo đuổi chủ nghĩa thực dân kiểu mới |
Tuy nhiên sau 5 năm triển khai, một loạt các vấn đề và chỉ trích của dư luận quốc tế, cộng thêm sự thay đổi của môi trường chiến lược đã kiến Tập Cận Bình cảm thấy cần thiết phải đánh giá lại.
Vì thế, ông yêu cầu thuộc cấp báo cáo về những rủi ro phải đối mặt khi triển khai sáng kiến này.
Một nguồn tin của South China Morning Post cho biết, trong khi các quan chức Trung Quốc đang cố gắng gây ấn tượng với Tập Cận Bình khi mô tả tiến trình thực hiện sáng kiến của ông, Tập Cận Bình đã ngắt lời họ.
Ông nhấn mạnh yêu cầu họ báo cáo những rủi ro và khó khăn khi triển khai các dự án trong khuôn khổ Vành đai và Con đường.
Tham vọng siêu cường
Sáng kiến này được công bố lần đầu tiên vào tháng Chín 2013 trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Kazakhstan và Indonesia, được quảng bá như một nỗ lực tăng cường kết nối khu vực, nắm lấy một tương lai tươi sáng hơn.
Hình minh họa, nguồn: SCMP. |
Vành đai và Con đường nhắm tới 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng GDP lên tới 23 nghìn tỷ USD và tổng dân số 4,4 tỉ người;
Nó tập trung vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng không chỉ ở các nước đang phát triển, mà còn cả các quốc gia công nghiệp châu Âu, Bắc Mỹ đang cần thay thế các hệ thống đã lão hóa.
Những dự án lớn trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường có thể kể đến như dự án xây dựng khu công nghiệp Trung Quốc - Belarus trị giá 5 tỷ USD, dự án xây dựng cầu và đường sắt trị giá 3,1 tỷ USD ở Bangladesh và dự án tuyến đường sắt kết nối Trung Quốc với Lào, trị giá 5,8 tỷ USD.
Các hoạt động khác của Trung Quốc trong khuôn khổ sáng kiến này bao gồm xây dựng một nhà máy lọc dầu trị giá 10 tỷ USD tại Ả Rập Saudi, một thành phố mới bên cạnh cảng Colombo của Sri Lanka với tổng vốn đầu tư 25 tỷ USD trong 25 năm tới, một tuyến vận chuyển hàng hóa nối bờ biển phía Đông Trung Quốc với London, nước Anh.
Càng đổ nhiều tiền xây danh tiếng, Vành đai và Con đường càng lắm tai tiếng
Tại Trung Quốc, những nghi ngờ đã được thể hiện công khai, rằng không biết Vành đai và Con đường có thể cải thiện hệ thống phúc lợi nội địa hữu hình của mình hay không?
Bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, sáng kiến này được miêu tả như một nỗ lực của Bắc Kinh nhằm áp đặt một bẫy nợ cho các quốc gia mục tiêu để khiến họ ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc.
Giáo sư Wang Yiwei từ Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh cho biết, khi sáng kiến Vành đai và Con đường được nêu ra cách đây 5 năm, nó chủ yếu nhằm vào khu vực Á - Âu, chứ không ai hy vọng có thể mở rộng đến các khu vực rộng lớn hơn, ví dụ như châu Phi.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đã làm những bộ phim hoạt hình tuyên truyền cho Vành đai và Con đường, ảnh: CCTV. |
Khi sáng kiến mở rộng phạm vi của nó so với ban đầu, các doanh nghiệp Trung Quốc, thậm chí chính quyền một số địa phương nước này đã gắn cho các dự án của họ như là một phần của Vành đai và Con đường.
Xu hướng này đôi khi làm tổn hại đến tầm vóc của nỗ lực tổng thể triển khai Vành đai và Con đường, nhất là khi một số tổ chức và cá nhân đang cố gắng xuất khẩu "tài sản xấu" ra khỏi Trung Quốc nhưng lại nói họ làm điều đó cho sáng kiến này.
Ngày càng nhiều tiếng nói cảnh báo các nước nghèo về nguy cơ dính bẫy nợ của Trung Quốc nếu không vượt qua được cám dỗ từ đồng nhân dân tệ.
Trung Quốc đã bẫy và ép Sri Lanka "hai tay dâng cảng chiến lược" như thế nào? |
Cựu lãnh đạo cảng Djibouti, Abourahman Boreh, cho biết, rõ ràng tất cả những gì liên quan đến tỉ lệ vay bền vững đã vượt quá mức chuẩn;
Theo đó, con đường bền vững duy nhất để Trung Quốc triển khai các dự án cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ sáng kiến này tại các nước đang phát triển, là chia sẻ lợi ích liên tục cho người dân sở tại.
Sri Lanka đã vay mượn Trung Quốc quá nhiều để xây cảng biển Hambantota, nơi vẫn đang phải vật lộn với việc thu hút tàu cập cảng, buộc quốc gia này phải cho Trung Quốc thuê hơn 6000 héc ta đất xung quanh cảng trong 99 năm.
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã quyết định hủy 2 dự án lớn do Trung Quốc đầu tư, dự án đường sắt liên kết bờ biển phía Đông trị giá 20 tỷ USD và 2 dự án đường ống khí đốt trị giá 2,3 tỷ USD.
Mahathir Mohamad nói rằng, đất nước ông không thể trả tiền cho các dự án đó và chúng không cần thiết.
Nhiều quốc gia mục tiêu của Vành đai và Con đường đang là đích đến của công nghệ lạc hậu, nhà thầu và lao động tay chân Trung Quốc đi theo các dự án sử dụng vốn vay của Bắc Kinh. Ảnh minh họa: SCMP. |
Sự thay đổi lãnh đạo ở Pakistan gần đay cũng có thể đặt ra khả năng quốc gia này rút khỏi các thỏa thuận Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan, một dự án trị giá hàng tỉ USD trong khuôn khổ Vành đai và Con đường.
Phương Tây cạnh tranh gay gắt, Trung Quốc buộc phải hiệu chỉnh Vành đai và Con đường
Trong các nỗ lực thúc đẩy chiến lược phát triển tập trung, kết nối và hợp tác, Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.
Cả Mỹ lẫn EU đang theo đuổi kế hoạch của riêng mình để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc.
Cuối tháng Bảy năm nay, Washington đã đề xuất tăng gấp đôi chi tiêu toàn cầu cho Trung tâm Hợp tác tài chính quốc tế Mỹ, lên 60 tỷ USD để mở rộng các chương trình đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở châu Á - Thái Bình Dương.
Tháng trước, EU cũng đưa ra chương trình hợp tác, kết nối riêng giữa châu Âu với châu Á. Liên minh châu Âu nhấn mạnh tính bền vững và minh bạch, hai yếu tố Vành đai và Con đường bị cho là thiếu hụt.
Khi đã thành con nợ của Trung Quốc, chủ quyền lãnh thổ cũng khó giữ được |
Tuy nhiên Trung Quốc sẽ không từ bỏ Vành đai và Con đường.
Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc - châu Phi tại Bắc Kinh vào tháng Chín, ông Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẽ rót 60 tỷ USD cho châu Phi, sẽ xóa nợ cho một số quốc gia nghèo ở lục địa Đen.
Đầu năm nay tại một hội thảo kỷ niệm sáng kiến này, Tập Cận Bình tuyên bố rằng nước ông không tìm kiếm một liên minh địa chính trị cũng như quân sự thông qua Vành đai và Con đường.
Ông cho biết, Bắc Kinh cần phải điều chỉnh cách triển khai sáng kiến này để tập trung vào các dự án chất lượng cao và mang lại lợi ích cho cộng đồng sở tại.
Nga, Singapore, Malaysia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Kazakhstan được Trung Quốc xem như các quốc gia mục tiêu tốt nhất của sáng kiến Vành đai và Con đường, trong khi Yemen và Bhutan lại xếp chót bảng.
Ông Tập Cận Bình đang bốc sai thuốc?
Cá nhân người viết cho rằng, ông Tập Cận Bình đã phát hiện ra bản chất vấn đề của Vành đai và Con đường nằm chính trong bộ máy vận hành của nó, tức vấn đề nội tại của Trung Quốc.
"Tại sao phải sợ Trung Quốc? Mọi giao dịch thua lỗ với Trung Quốc phải kết thúc" |
Đó là các thuộc cấp của ông dường như chỉ tìm cách báo cáo những gì ông muốn nghe, nói cách khác là họ nịnh ông là chính, đồng thời cũng có thể trục lợi từ hàng chục, hàng trăm tỉ USD đổ vào các dự án Vành đai và Con đường.
Minh bạch, bền vững và hiệu quả chính là cái Vành đai và Con đường đang thiếu. Đó là nơi ẩn nấp của tham nhũng và hối lộ.
Nhưng dường như ông Tập Cận Bình chưa tìm được giải pháp chính sách nào để hiệu chỉnh điều này, thậm chí ngay cả khi ông thực sự muốn điều ấy thì liệu trong đội ngũ cộng sự và thuộc cấp của mình, có mấy người dám can gián?
Lịch sử các vương triều phong kiến Trung Hoa cho thấy, trung thần thường thuộc về số ít, như lá mùa thu, như sao buổi sớm.
Quyền lực tuyệt đối ông đã có trong tay, nhưng điều đó dường như sẽ là rào cản để ông Tập Cận Bình nghe được những lời nói thẳng, thấy được sự thật. Đấy có lẽ chính là điểm yếu lớn nhất của Vành đai và Con đường.
Nguồn:
https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/2166727/chinas-belt-and-road-initiative-after-five-years-bloom-rose