Câu chuyện của tỉnh Quảng Ngãi, Hà Tĩnh đưa ra quy định chỉ cán bộ có bằng tốt nghiệp đại học chính quy sinh sau 1975 mới được đưa vào quy hoạch gây nhiều tranh cãi gay gắt từ phía dư luận.
Nhiều quan điểm ủng hộ tư duy bằng cấp trong tuyển dụng, bổ nhiệm.
Tuy nhiên, một số ý kiến khác thì cho rằng, hiệu quả công việc mới chính là thước đo chính xác để đánh giá năng lực cán bộ khi thực hiện quy hoạch, bổ nhiệm.
Vậy, nên chọn cán bộ có năng lực hay chọn người dựa
Có người lận lưng 4 đến 5 tấm bằng "xịn" nhưng giao việc gì thì hỏng việc đó |
vào bằng cấp?
Bình luận về việc này, hôm 4/12, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Đại biểu Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, bằng cấp chưa phải yếu tố quyết định để đánh giá năng lực cán bộ.
"Tôi không đồng tình với quan điểm này, bởi lẽ, luật không cho phép phân biệt đào tạo chính quy hay tại chức.
Mặt khác, chất lượng giáo dục phụ thuộc vào chất lượng dạy học học chứ không phải phụ thuộc vào hệ đào tạo tại chức hay chính quy", Đại biểu Ngô Thị Minh cho biết.
Vị Đại biểu Quốc hội cũng nêu thực tế trong việc tuyển dụng, sử dụng lao động hiện nay:
"Rất nhiều nơi người ta chỉ cần tuyển nguồn nhân lực có trình độ trung cấp - những người được rèn tay nghề qua thực tiễn để làm việc chứ không cần người có trình độ đại học.
Trong khi thực tế, đào tạo đại học tại nhiều cơ sở còn nặng về lý thuyết mà thiếu thực hành.
Điều đó để thấy rằng, năng lực, kinh nghiệm thực tế mới là yếu tố quyết định khi tuyển dụng, bổ nhiệm chứ không hẳn là bằng cấp", Đại biểu Minh cho biết.
Đại biểu Quốc hội Ngô Thị Minh (ảnh quochoi.vn). |
Đại biểu Ngô Thị Minh đưa ra dẫn chứng một số trường hợp trong thực tế chỉ có bằng tốt nghiệp đại học tại chức nhưng có kinh nghiệm, năng lực thực tiễn vượt trội hơn người khác, được cử tri, nhân dân tín nhiệm.
"Trường hợp 2 đồng chí công tác tại Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh là ví dụ điển hình cho thấy, năng lực con người không do bằng cấp quyết định.
Họ đều là những người có điều kiện hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện học đại học chính quy. Nhưng những cán bộ này đều là những người ham học hỏi, trưởng thành qua thực tế.
Với kinh nghiệm và năng lực thực tiễn, họ được đánh giá vượt trội hơn nhiều người khác, và được cử tri, nhân dân tín nhiệm trong công việc.
Thậm chí một trong số đó còn nằm trong danh sách đi học lớp bồi dưỡng dự nguồn...", Đại biểu Minh nêu ví dụ thực tế.
Vị Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh thêm:
"Đối với những người có ý thực tu dưỡng, tự học, ham học hỏi, có kiến thức thực tiễn thì dù họ chỉ học tại chức vẫn có thể khẳng định được mình trong công việc, cuộc sống".
Từ những phân tích trên, bà Ngô Thị Minh cho rằng, việc đưa người không có bằng đại học chính quy ra khỏi quy hoạch là cách làm có phần cứng nhắc.
"Cách tốt nhất để đánh giá năng lực cán bộ là áp dụng hình thức thi tuyển chức danh lãnh đạo.
Điểm bằng cấp chỉ chiếm khoảng 30% năng lực con người.
Do đó, để đánh giá toàn diện năng lực con người thì phải thông qua thi tuyển để chọn cán bộ vào chức vụ quản lý", Đại biểu Minh nêu quan điểm.