Tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác thanh tra 6 tháng đầu năm 2015, báo cáo của Thanh tra Chính phủ thẳng thắn chỉ rõ, công tác phòng, chống tham nhũng của các cấp, các ngành chưa được tập trung cao, còn thiếu quyết liệt, tình hình tham nhũng chưa được đẩy lùi, còn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực.
Tham nhũng đã kinh khủng tới mức “người ta làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỷ đồng, thậm chí cả nghìn tỷ đồng.
Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân,
“Mèo ăn thịt mỡ thì bắt được, còn cọp bắt heo thì chẳng ai dám đụng đến” |
còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ – Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, đại biểu Bến Tre nói tại phiên thảo luận ở tổ đại biểu Quốc hội về dự án Bộ luật hình sự (sửa đổi) chiều 26/5 vừa qua.
Do đó, việc người dân nghi ngờ một bộ phận cán bộ giàu nhanh "bất thường" có tài sản bất minh, là điều hoàn toàn có cơ sở.
“Thử đặt câu hỏi, nếu làm ăn đàng hoàng, với đồng lương như vậy, tại sao có nhiều cán bộ giàu nhanh thế? Họ có nhiều nhà cửa, cho con cái học đi du học...
Nếu người ta không tham ô, tham nhũng hoặc có thu nhập bất thường liệu có được vậy không?
Do vậy, điều mà người dân phân vân về tài sản “bất thường” của họ là có cơ sở”, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền từng chia sẻ với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
Ảnh minh họa (Dân trí) |
Thực tế là vậy, tuy nhiên rất ít trường hợp cán bộ bị phát hiện không trung thực (tham nhũng tài sản), được đưa ra xét xử.
Con số 1 triệu bản kê khai tài sản mới được công bố mới đây, chỉ có… 04 trường hợp kê khai không trung thực, là minh chứng xác đáng cho nhận định trên.
Điều này hoàn toàn trái ngược với thực tế tình hình tham nhũng ở nước ta hiện nay.
Ngay cả những điều “mắt thấy, tai nghe”, thậm chí có
Mới đây, báo cáo thẩm tra của các cơ quan Quốc hội về công tác phòng chống tham nhũng hồi cuối tháng 9/2015, các đơn vị có liên quan đã đề nghị Chính phủ ngay từ bâu giờ cần triển khai xây dựng kế hoạch đề án kiểm soát tài sản của mọi người trong toàn xã hội, trong đó có công chức, viên chức, người có chức vụ quyền hạn. |
Đại biểu Quốc hội thẳng thắn chỉ thẳng mặt những "hạng" người dễ tham nhũng nhất, nhưng chưa chắc đã bắt được "chuột tham nhũng".
“Ai tham nhũng được? Đấy là những người có chức có quyền.
Ai có thể có chức có quyền? Với cơ chế chính chị như hiện nay thì đó phải là các đảng viên.
Trong số đó chỉ một số ít có quyền lực, có chức vụ, có quyền động, chạm đến ngân sách quốc gia, công sản quốc gia”, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc chia sẻ với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam trong bài viết Sự gương mẫu và liêm sỉ trong đời sống chính trị quốc gia.
Hình như như cho đến nay rất ít có trường hợp cán bộ nào khi bị đưa ra xét xử mà lại bị mất sạch nhà cửa, tài sản?
Giới chuyên gia cho rằng, để chống tham nhũng có hiệu quả cần phải công khai, minh bạch tài sản, có sự giám sát, giải trình trước nhân dân.
Nhưng hình như biện pháp này vẫn chưa được áp dụng một cách đúng nghĩa(!?)
Mặt khác nếu cứ tiếp tục áp dụng biện pháp kê khai tài sản, theo kiểu đọc (báo cáo) cho nhau nghe nhằm xác minh tài sản cán bộ có bất minh hay không, thì đừng hy vọng phát hiện và chống được tham nhũng…?
Trong khi đó, việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng còn hạn chế, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn chưa phát huy hiệu quả kỳ vọng...
Cho nên, công tác phòng chống tham nhũng sẽ khó đạt kỳ vọng nếu các biện pháp công khai minh, bạch tài sản (giải trình), có sự giám sát của người dân không được thực hiện một cách nghiêm túc.