Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa nên tự làm rõ nguồn gốc tài sản trăm tỷ

16/02/2017 07:49
QUỐC TOẢN
(GDVN) - Thứ trưởng Bộ Công thương cần giải trình rõ ràng về nguồn gốc khối tài sản của mình, để tránh sự hiểu lầm đáng tiếc của dư luận.

Bà Thoa nên tự chứng minh việc sở hữu tài sản của mình 

Thông báo mới nhất từ Bộ Công thương hôm 10/2 khẳng định khẳng định việc bà Hồ Thị Kim Thoa nắm giữ cổ phần tại Công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang đã được kê khai đầy đủ trong hồ sơ bổ nhiệm Thứ trưởng vào năm 2009.

Bộ Công thương cũng nhấn mạnh trong quá trình công tác, Bộ đã chỉ đạo đối với Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa thực hiện đúng quy định về quản lý cán bộ và kê khai tài sản.

Vấn đề đặt ra là, mặc dù Bộ Công thương xác nhận tài sản bà Thoa có từ trước khi bà Thoa được bổ nhiệm làm Thứ trưởng, nhưng việc kiểm tra, xác minh tính minh bạch, hợp pháp của tài sản này liệu có được thực hiện?

Cần phải nói thêm rằng, năm 2005 Công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang đã cổ phần hóa đồng thời điểm bà Thoa nắm giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt tại đơn vị này.

Hôm 15/2, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục

Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa nên tự làm rõ nguồn gốc tài sản trăm tỷ ảnh 1

Thanh tra Chính phủ nói gì về việc kiểm tra tài sản của bà Hồ Thị Kim Thoa?

Việt Nam, Luật sư Trương Anh Tú, Trưởng văn phòng Luật sư Trương Anh Tú cho rằng, việc cán bộ công chức sở hữu tài sản lớn như vậy là hết sức bất thường.

Vị luật sư này tỏ vẻ băn khoăn: “Việc cán bộ giàu có một cách nhanh chóng, nhất là khi họ không phải là doanh nhân, trong bối cảnh đất nước còn nghèo, thì thử hỏi tiền của họ ở đâu ra? có hợp pháp không?

Theo tôi, cán bộ công chức giàu nhanh như vậy có hai trường hợp: Một là trúng sổ số vietlott; hai là cán bộ đó được thừa hưởng tài sản kếch xù từ cha ông.

Nếu căn cứ vào thực tế trên, thì hai trường hợp trên rất khó xảy ra đối với bà Thoa.

Chưa thể kết luận rằng, tài sản của bà Thoa được hình thành một cách không hợp pháp nhưng tôi chưa nghĩ ra lý do tại sao bà Thoa sở hữu khối tài sản lớn đến vậy!

Do đó, cần xem xét việc bà Thoa giải trình việc hình thành khối tài sản này với cơ quan chức năng ra sao? Có minh bạch, hợp pháp không hay không? Cơ quan có thẩm quyền đã kiểm tra hay chưa? Nếu đã kiểm tra thì có đảm bảo tính khách quan không?

Nếu không làm rõ được những vấn đề nêu trên, đừng trách người dân có những ý nghĩ tiêu cực về số tài sản do bà Thoa có được”, Luật sư Trương Anh Tú nêu quan điểm.

Luật sư Trương Anh Tú, Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú. Ảnh nhân vật cung cấp.
Luật sư Trương Anh Tú, Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú. Ảnh nhân vật cung cấp.

Trên tờ Tuổi trẻ hôm 11/2, TS. Ngô Minh Hải - phó trưởng ban Câu lạc bộ doanh nghiệp nhà nước đặt câu hỏi, khi ở vị trí Thứ trưởng Bộ Công thương, mặc dù sở hữu lượng lớn cổ phần tại Công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang nhưng tại sao bà Thoa vẫn được Bộ Công thương phân công quản lý chính lĩnh vực có liên quan đến công ty này? (Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa từng được phân công chỉ đạo ngành công nghiệp nhẹ - PV).

Về việc này Trưởng Văn Phòng Luật sư Trương Anh Tú cho rằng, nếu thông tin trên là chính xác, thì điều đó chưa phù hợp với Luật phòng chống tham nhũng.

Mặt khác, dù tài sản của bà Thoa dưới dạng nào, giai đoạn nào đi nữa, thì đó là tài sản có được do chức vụ, quyền hạn của bà mang lại.

"Thực tế, trong một nền kinh tế chuyển đổi nói chung, nếu không có cơ chế giám sát chặt chẽ tài sản công của hệ thống các doanh nghiệp nhà nước, thì rất dễ xảy ra thất thoát. 

Ngày 21/1, Thủ tướng đã ký văn bản thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa vì vi phạm liên quan tới công tác cán bộ tại Bộ Công thương.

Trước đó, kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương, bà Thoa có phần trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự Đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016. Cá nhân bà Thoa có vi phạm, khuyết điểm trong việc đồng ý với đề xuất tiếp nhận, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh trái quy định; thực hiện không đúng nguyên tắc, quy định khi ký quyết định.

Trên thế giới đã đã có hiện tượng, người ta trở thành tỷ phú USD chỉ sau một đêm? 

Vấn đề đặt ra là, liệu Công ty bóng cổ phần bóng đèn Điện Quang có phải là “sân sau” của bà Thứ trưởng không?

Tôi cho rằng, rất khó có câu trả lời khác ngoài đáp án đó”, Luật sư Trương Anh Tú nhận định.

Đúng hay sai cũng cần công khai thông tin cho dân biết

Ông Nguyễn Bá Thuyền, nguyên Đại biểu Quốc hội đoàn Lâm Đồng cho rằng, căn cứ vào thông tin báo chí phản ánh, cơ quan có thẩm quyền có thể vào cuộc, xác minh, làm rõ khối tài sản của bà Hồ Thị Kim Thoa.

"Cần làm rõ thông tin, có hay không việc bà Thoa lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thâu tóm cổ phần tại Công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang?

Nếu đúng thì phải xem xét lại.

ông Nguyễn Bá Thuyền, nguyên Đại biểu Quốc hội đoan Lâm Đồng. Ảnh: Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam.
ông Nguyễn Bá Thuyền, nguyên Đại biểu Quốc hội đoan Lâm Đồng. Ảnh: Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam.

Trường hợp Thứ trưởng Bộ Công thương có được tài sản do sự quản lý yếu kém trong việc định giá tài sản của nhà nước thì cũng nên làm rõ. Sau khi kiểm tra, nếu tài sản của bà Thoa có được là hợp pháp thì cũng nên thừa nhận và công bố cho nhân dân biết", ông Nguyễn Bá Thuyền nêu quan điểm.

Nguyên Đại biểu Quốc hội đoàn Lâm Đồng cho rằng, Thứ trưởng Bộ Công thương cần giải trình rõ ràng về nguồn gốc khối tài sản của mình, để tránh sự hiểu lầm đáng tiếc của dư luận.

QUỐC TOẢN