LTS: Nhiều bạn trẻ từng có suy nghĩ rằng, chỉ cần đậu đại học là đã thành công và sẽ trở thành một người thành đạt.
Nhưng thực sự, đậu đại học chỉ mới là bước đi đầu tiên và phần quan trọng nhất để thành công hay thành đạt là nằm phía sau chặng đường vào cánh cửa đại học.
Tòa soạn trân trọng gửi đến đọc giả bài viết của giảng viên Thục Phương.
Vào đại học không phải để nghỉ ngơi
Sinh viên sau khi nhập học đại học dễ có quan điểm “phải nghỉ ngơi cái đã”. Vì theo suy nghĩ của nhiều bạn, chặng đường trung học vừa trãi qua đã quá nhiều vất vả, phải học ngày, học đêm để chinh phục con đường Đại học.
Vào đại học không phải để nghỉ ngơi, lãng phí thời gian mà để rèn tính tự lập và tích lũy kiến thức cho ngày mai. |
Nên khi “vượt vũ môn” thành công, các bạn tự cho mình cái quyền được nghỉ ngơi. Cũng vì quan điểm đó mà hậu quả nhãn tiền là nhiều sinh viên đầu vào Đại học rất cao, nhưng đầu ra thì vô cùng gian nan.
Thi rớt môn, học lại triền miên khiến việc học càng thêm ê chề. Nhiều bạn mặc dù chương trình học chỉ có 4 năm nhưng phải kéo dài đến tận 5-6 năm mới ra trường. Thậm chí không thể theo học tiếp, phải chấp nhận bỏ ngang giữa chừng.
Chọn nghề có hơn chọn trường?(GDVN) - “Chọn nghề quan trọng hơn chọn trường, bởi, khi chọn đúng nghề bạn sẽ là người giỏi trong ngành nghề đó và chính các doanh nghiệp sẽ nhiệt tình chào đón bạn". |
Phương thức học tập ở giảng đường Đại học sẽ khác hoàn toàn với 12 năm ngồi trên ghế nhà trường phổ thông.
Nếu như khi còn là học sinh các em được cha, mẹ, thầy, cô cận kề, nhắc nhở việc học hành thì bước chân vào giảng đường các em sẽ phải tự thân vận động.
Dưới mái trường phổ thông, các em được uốn nắn từng li, từng tý như tư thế học, cách thức học, thái độ học... Ai nói chuyện riêng trong lớp hay không làm bài tập về nhà cũng sẽ bị bêu tên, nhắc nhở ngay.
Việc tương tác giữa nhà trường với phụ huynh là thường xuyên để nhắc nhở các em học hành. Nhưng vào Đại học sẽ khác.
Tôi còn nhớ ngày vào đại học, mọi thứ trở nên ngỡ ngàng khi thấy cảnh hơn nửa lớp trên giảng đường gục đầu xuống bàn ngủ, mặc cho giảng viên vẫn miệt mài giảng bài. Sinh viên đi học trễ chẳng ai nhắc, sinh viên bỏ về trước không ai phạt.
Những tưởng đó sẽ là phần dễ dãi, khiến các bạn “dễ thở” trong quá trình học. Nhưng đó cũng chính là thách thức, khó khăn nhất để chính các bạn phải nâng cao ý thức tự giác, tự học, tự tích lũy kiến thức.
Tự giác và tự quyết tương lai
Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Thiết nghĩ đó là do khi bước chân vào giảng đường Đại học các bạn đã là người “trưởng thành”.
Phải tự ý thức những việc mình làm, thái độ học tập và đó cũng là tuổi để các bạn tự quyết tương lai của mình.
Các bậc cha mẹ, hãy để con được thò đầu ra cửa sổ(GDVN) - Mỗi kỳ tuyển sinh, chúng ta lại bắt gặp hình ảnh phụ huynh chen chúc nhau chờ nộp hồ sơ, ai cũng đau đáu với nỗi niềm chọn trường "chuẩn" cho con. |
Phần đông các bạn sinh viên phải sống cảnh xa quê, xa sự chăm lo, dìu dắt của bố mẹ. Nhưng đó cũng là lý do để các bạn nâng cao ý thức tự lập.
Không phải ai cũng có người thân thường xuyên ngồi bên cạnh nhắc nhở, giáo huấn các bạn. Việc học ở trường, ở lớp hay tự học tích lũy kiến thức, kinh nghiệm cũng là do các bạn.
Ở hầu hết các trường Đại học, ngoài chương trình trên giảng đường các bạn sinh viên sẽ phải tự “săn” những chứng chỉ, bằng cấp như tin học, ngoại ngữ...
Những môn học này có thể không đưa vào chương trình học của các bạn trên lớp nhưng là điều kiện để xét tốt nghiệp ra trường.
Không giảng viên nào nhắc nhở các bạn rằng: các em phải đi thi Toeic, học tin học hay rèn luyện kỹ năng mềm (khả năng hùng biện, thuyết phục người khác)…
Nhưng các bạn hãy nhớ rằng, đó là điều kiện để xét tốt nghiệp ra trường và là yêu cầu then chốt của nhiều nhà tuyển dụng sau này.
Vì vậy, nếu sinh viên nào có ý thức tốt thì phải “bắt tay” vào học ngay từ những ngày đầu tiên.
Ngoài những điều kiện xét tốt nghiệp mà nhà trường đề ra các bạn còn tìm hiểu nhu cầu thị trường lao động để chuẩn bị sẵn những kiến thức cần thiết, những loại bằng cấp, chứng chỉ cần thiết.
Nhiều sinh viên chờ “nước đến chân mới nhảy” nên 4 năm đại học trôi qua gần như là quãng thời gian lãng phí.
Nói vậy không có nghĩa là môi trường Đại học giảng viên bỏ mặc sinh viên tự bơi. Tuy nhiên, đó là một phần của sự tôn trọng, sự tự quyết tương lai dành cho mỗi con người.
Ngày vào Đại học, tôi từng nghe một Thầy đã gần ở tuổi về hưu nhưng Thầy luôn xưng hô với sinh viên là “bạn” và không bao giờ thầy nói: “tôi sẽ dạy các bạn cái này, dạy các bạn cái kia”. Mà Thầy luôn nói “tôi và các bạn cùng tìm hiểu về cái này, cái kia”
Theo quan điểm của Thầy, sinh viên đã qua tuổi 18 các bạn có cái tôi riêng, chính kiến riêng. Kiến thức của người Thầy truyền đạt cho sinh viên không chỉ là sự dạy dỗ mà là sự giao tiếp, truyền đạt và tìm tòi.