Theo dự kiến, phiên họp kéo dài trong hai ngày 11-12/7/2017, tại hội trường Diên Hồng, Hà Nội.
Trong phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực tín ngưỡng;
Tổng kết kỳ họp thứ 3 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 4 của Quốc hội;
Cho ý kiến về việc phân bổ, sử dụng số tăng thu, tiết kiệm chi của ngân sách trung ương năm 2016;
Cho ý kiến việc phê duyệt Nghị định thư 7 về hệ thống quá cảnh hải quan thuộc Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh;
Về việc điều chỉnh đối tượng sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ dự phòng giai đoạn 2012-2015 của Chương trình kiên cố hóa trường lớp học.
Theo dự kiến, phiên họp này sẽ lấy ý kiến lần này là việc tổng kết kỳ họp thứ 3 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 4 của Quốc hội (ảnh quochoi.vn). |
Phiên họp thứ 12, diễn ra sau kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa 14 được tổ chức thành công nên rất được chờ đợi nhất là việc tổng kết kỳ họp thứ 3 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 4.
Trước đó, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa tin về đánh giá, nhận định của các đại biểu Quốc hội về kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa 14.
Theo Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đoàn Bến Tre cho rằng: “Nếu đánh giá thành công của kỳ họp thì đánh giá cả thành công trực tiếp và gián tiếp.
Vừa qua, trong phiên chất vấn, sự giám sát trực tiếp của Quốc hội và đại biểu Quốc hội với các trưởng ngành, Chính phủ, đó là những cái rất thành công.
Việc chất vấn đã thể hiện tính dân chủ cao, tính tranh luận cao giữa đại biểu Quốc hội với các thành viên Chính phủ và tranh luận giữa các đại biểu với nhau.
Như vậy, cùng nhau xây dựng để tìm ra một giải pháp đầy đủ, khách quan, toàn diện và đúng đắn nhất, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Đại biểu Bùi Văn Phương đoàn Ninh Bình đánh giá: “Tại kỳ họp này, có thể nói nổi bật nhất là phần chất vấn, với tinh thần rất thẳng thắn và trách nhiệm.
Qua những cuộc chất vấn này, các Đại biểu Quốc hội nói lên tiếng nói của cử tri, của nhân dân cả nước đến những cơ quan hữu quan có trách nhiệm;
Những điều nhân dân và cử tri chưa hài lòng cũng được các cơ quan có trách nhiệm giải trình.
Điều quan trọng nhất là lãnh đạo các Bộ, ngành nhận thấy những thiếu sót thuộc trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan mình, và đã có những lời hứa trước Quốc hội và cử tri cả nước, để tiếp tục sửa chữa, khắc phục những thiếu sót đó”....