Báo Hồng Kông: "Trung Quốc-Nga không thể hình thành đồng minh quân sự"

"Anh em leo núi đều phải tự lực, TQ-Nga không thể liên minh quân sự"

23/04/2014 07:11
Việt Dũng
(GDVN) - Quan hệ Trung-Nga không phải là quan hệ giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo. Tiền đề của liên minh chính trị quân sự là lòng tin và một bên tiếp nhận lãnh đạo.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Sochi, Nga vào ngày 6 tháng 2 năm 2014
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Sochi, Nga vào ngày 6 tháng 2 năm 2014

Tờ "Tin tức bình luận Trung Quốc" Hồng Kông ngày 22 tháng 4 đăng bài viết nhan đề "Anh em leo núi đều phải tự lực, Trung Quốc và Nga không xây dựng liên minh quân sự".

Theo bài viết, những năm gần đây, bất kể về kinh tế hay chính trị, quan hệ Trung-Nga ngày càng tốt đẹp hơn so với trước, các nhà lãnh đạo cao nhất của hai nước này cũng đều cho biết, quan hệ hợp tác tin cậy giữa Nga và Trung Quốc, trong đó có lập trường đối với một loạt vấn đề quốc tế đã ở mức cao chưa từng có.

Dưới sự dẫn dắt và thúc đẩy ngoại giao cấp cao hai nước, trao đổi cấp cao song phương rất "nóng", hợp tác thiết thực đạt cao trào mới, thực sự là "tuần trăng mật" tiếp tục xuất hiện. Bởi vì, về quốc tế không ít người cho rằng, hai nước lớn Trung Quốc và Nga cuối cùng sẽ xây dựng liên minh chính trị, quân sự.

Nhưng gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin trả lời phỏng vấn báo chí cho biết: "Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng tôi sẽ phát triển quan hệ với Trung Quốc. Về lĩnh vực quân sự, chúng tôi chưa từng có quan hệ tin cậy như vậy, chúng tôi bắt đầu tổ chức diễn tập quân sự liên hợp ở trên biển, trên đất liền, ở Trung Quốc và cả ở Liên bang Nga, nhưng Nga sẽ không xem xét liên minh với Trung Quốc". Ông còn cho biết, "hình thức liên minh này đã lỗi thời".

Để ứng phó với phương Tây, ông Vlaidmir Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc?
Để ứng phó với phương Tây, ông Vlaidmir Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc?

Tuy tranh cãi về khả năng liên minh Trung-Nga đã lắng xuống trong những năm gần đây, nhưng những phỏng đoán vẫn xuất hiện. Vậy tại sao Trung Quốc và Nga không liên minh với nhau?

Báo Hồng Kông cho rằng: Thứ nhất, về lịch sử, liên minh đã có bài học đau đớn. Việc liên minh ngay từ thời đại Liên Xô đã đóng vai trò tích cực để chống lại thế tấn công "Chiến tranh Lạnh" của Mỹ, nhưng liên minh cũng đã "gây thiệt hại" nghiêm trọng đến cái Bắc Kinh gọi là "lợi ích chiến lược và an ninh" của Trung Quốc, sau này quan hệ xấu đi cũng đã gây thiệt hại rất lớn đến quan hệ song phương.

Thứ hai, quan hệ Trung-Nga không phải là quan hệ giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo. Tiền đề của liên minh chính trị quân sự là tin cậy lẫn nhau và một bên có thể tiếp nhận sự lãnh đạo của bên kia.

Nhưng, hiện nay, Trung Quốc và Nga đều là nước lớn, ai cũng không muốn chịu khuất phục ai, hai bên ngang hàng, không thể là quan hệ lãnh đạo và bị lãnh đạo. Hơn nữa, do nguyên nhân lịch sử, hai nước vẫn nằm trong trạng thái đề phòng và nghi ngờ lẫn nhau, không có lòng tin tuyệt đối, còn lâu mới đạt được yêu cầu của liên minh chính trị quân sự.

Tổng thống Nga Vladimir Putin: Nga sẽ sử dụng vũ lực đối với Ukraine trong trường hợp cực đoan nhất
Tổng thống Nga Vladimir Putin: Nga sẽ sử dụng vũ lực đối với Ukraine trong trường hợp cực đoan nhất

Thứ ba, thế giới quan của hai nước Trung Quốc và Nga khác xa với liên minh chính trị quân sự.

Hiện nay, quan hệ quốc tế hết sức phức tạp, một khi kết thành đồng minh chính trị quân sự thì có nghĩa là phải trở thành kẻ thù của rất nhiều quốc gia, mất đi quan điểm và tiếng nói của mình trong rất nhiều vấn đề, điều này cũng không phù hợp với chiến lược trỗi dậy nước lớn "độc lập, tự chủ", "phát triển hòa bình" mà Trung Quốc vốn đã tuyên bố.

Nói tóm lại, bây giờ còn sử dụng tư duy Chiến tranh Lạnh để nhìn nhận quan hệ Trung-Nga hiện nay là không thích hợp. Quan hệ Trung-Nga hoàn toàn không phải là đồng minh quân sự thời kỳ Chiến tranh Lạnh, mà là có một số đồng thuận về các vấn đề quốc tế, quan hệ hai nước, là một loại quan hệ đối tác hợp tác chiến lược cùng có lợi, cùng thắng, đồng thời không nhằm vào bên thứ ba.

Trung Quốc luôn thực hiện chính sách không liên kết. Trung Quốc nếu thay đổi chính sách này, đem lại nhiều vấn đề hơn cho môi trường quốc tế của Trung Quốc, không có lợi sự phát triển hòa bình của Trung Quốc. Trung Quốc và Nga nếu đi con đường liên minh, không phù hợp với trào lưu thời đại, không phù hợp với lợi ích quốc gia có liên quan, đối với Trung Quốc, được không bằng mất.

Theo truyền thông, Nga đã quyết định bán hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Trung Quốc.
Theo truyền thông, Nga đã quyết định bán hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Trung Quốc.

Chuyên gia chiến lược quân sự Trung Quốc Bành Quang Khiêm nói rằng, hợp tác chiến lược Trung-Nga là chín muồi nhất trên thế giới, cũng có nội hàm chiến lược mới nhất. Quan hệ đối tác chiến lược của hai nước là sự phủ định đối với tư duy đồng minh Chiến tranh Lạnh, đã làm thay đổi phương hướng mới của quan hệ quân sự tương lai.

Trong tương lai, quan hệ đối tác chiến lược Trung-Nga sẽ đi vào chiều sâu hơn, nhưng sẽ không xuất hiện quan hệ đồng minh quân sự thời kỳ "Chiến tranh Lạnh". Việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Trung-Nga có lợi cho cái mà truyền thông nước này vẫn đang cố gắng kêu gào là "ổn định khu vực và hòa bình thế giới, có lợi cho phá vỡ tư duy cường quyền" (?-PV).

Nếu Trung Quốc và Nga hiện nay lại liên minh, thành quả đạt được không chỉ sẽ không phải là "1 + 1 = 2", trái lại có thể sẽ trở nên "1 + 1 = 0". Tục ngữ thường nói: Anh em leo núi, tự mình nỗ lực. Giữa Trung-Nga có thể đạt tới quan hệ anh em, trên phương diện "leo cao" chiến lược cũng cần sự nỗ lực của mỗi bên.

Nga có khả năng cung cấp nhiều dầu khí hơn cho Trung Quốc
Nga có khả năng cung cấp nhiều dầu khí hơn cho Trung Quốc
Việt Dũng