Các chuyên gia cảnh giác hơn với tàu sân bay thứ 2 của Trung Quốc

26/01/2014 07:49
Nguyễn Hường
(GDVN) - Tuy nhiên, nếu ông Dân nói rằng mất 6 năm để chế tạo được một chiếc thì họ sẽ phải bắt đầu đóng 3 chiếc trong năm nay.

Các chuyên gia về Hải quân Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo sau khi thông tin về việc Trung Quốc đang xây dựng tàu sân bay thứ hai được chính thức xác nhận hồi tuần trước, tờ Defense News hôm 25/1 đưa tin cho biết.

Để hoàn thành mục tiêu, Trung Quốc cần phải nhanh hơn nếu họ muốn có 4 tàu sân bay vào năm 2020.
Để hoàn thành mục tiêu, Trung Quốc cần phải nhanh hơn nếu họ muốn có 4 tàu sân bay vào năm 2020.

Tờ Đại Công báo phiên bản tiếng Trung có trụ sở tại Hồng Kông, được biết tới là một tờ báo thân Bắc Kinh, tuần trước dẫn lời Vương Dân, Bí thư tỉnh Liêu Ninh xác nhận rằng Trung Quốc đang tiến hành chế tạo tàu sân bay thứ hai và là tàu sân bay tự chế đầu tiên của mình. 

Con tàu này đang được xây dựng ở nhà máy đóng tàu Đại Liên và sẽ mất 6 năm để hoàn thành. Vương Dân cũng nói thêm rằng Hải quân Trung Quốc cần tổng cộng 4 tàu sân bay vào năm 2020.

"Họ cần phải nhanh hơn nếu họ muốn có 4 tàu sân bay vào năm 2020. Tuy nhiên, nếu ông Dân nói rằng mất 6 năm để chế tạo được một chiếc thì họ sẽ phải bắt đầu đóng 3 chiếc trong năm nay", Roger Cliff, thành viên cao cấp tổ chức Sáng kiến an ninh châu Á tại Hội đồng Đại Tây Dương cho biết.
"Nhưng đó không phải là cách Hải quân Trung Quốc thường làm. Trừ phi chúng là những bản sao của tàu Liêu Ninh. Tôi nghĩ rằng họ chỉ chế tạo một chiếc và thử nghiệm nó. Khi nào họ hài lòng với thiết kế đó thì họ mới chế tạo cái bổ sung", ông nói thêm.

Cho dù quân đội Trung Quốc có đang chế tạo bốn hay 40 chiếc tàu sân bay thì theo các nhà phân tích Mỹ, Trung Quốc cần phải sử dụng chúng một cách nghiêm túc. 

Sức mạnh của tàu sân bay Trung Quốc chỉ bằng 1/3 sức mạnh so với tàu sân bay Mỹ.
Sức mạnh của tàu sân bay Trung Quốc chỉ bằng 1/3 sức mạnh so với tàu sân bay Mỹ.
"Nó có nghĩa là quân đội Trung Quốc và các đơn vị của nó phải sử dụng các tàu sân bay một cách nghiêm túc ở vùng biển gần và xa vào khoảng năm 2020", Larry Wortzel - một thành viên cao cấp của Ủy ban Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung Quốc cho biết. "Đây là một trong những mục tiêu của quân đội Trung Quốc và nó có nghĩa là Trung Quốc có thể kiểm soát quyền lực hiệu quả hơn trong Biển Đông".
Trong tháng 1, Trung Quốc đã khẳng định quyền được giám sát và kiểm soát (bất hợp pháp) nhiều hơn ở Biển Đông bằng cách thiết lập cái gọi là vùng nhận diện phòng không ở Hoa Đông và các nhà phân tích Mỹ đã bày tỏ quan ngại rằng Bắc Kinh có thể thiết lập cái tương tự ở Biển Đông trong năm nay. 
Trong khi đó, tờ báo trên của Hồng Kông dẫn lời chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt nói thêm rằng tàu sân bay thứ hai sẽ là một tàu cỡ trung bình, khoảng 53.000 tấn, trọng tải tương tự như Liêu Ninh. 
Lý Kiệt nói rằng tin đồn Trung Quốc đang đóng thêm các tàu khác là không đúng sự  thật. Ông nói rằng Đại Liên đã có kinh nghiệm nhất định trong việc đóng các tàu chiến tiên tiến, tàu ngầm và tu sửa tàu sân bay Liêu Ninh.

Điều này, được các chuyên gia xem là bằng chứng của kế hoạch tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp quốc phòng của Trung Quốc, Richard Fisher, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Đánh giá và Chiến lược Quốc tế cho biết.

Theo các chuyên gia, các tàu sân bay tự chế chỉ cung cấp cho Trung Quốc khả năng phô trương sức mạnh trước các nước nhỏ hơn ở bên ngoài phạm chi của các chiến đấu cơ trên đất liền của Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, các tàu sân bay tự chế  chỉ cung cấp cho Trung Quốc khả năng phô trương sức mạnh trước các nước nhỏ hơn ở bên ngoài phạm chi của các chiến đấu cơ trên đất liền của Trung Quốc. 
Chuyên gia này cho rằng, nhà máy đóng tàu Giang Nam có thể sẽ sớm bắt đầu chế tạo một tàu sân bay. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc sẽ sớm có hai tài sân bay tự đóng hoàn toàn. 
Trong Quốc trong tháng 12 đã tiến hành diễn tập tác chiến cụm tàu sân bay để phô trương sức mạnh. Tuy nhiên, cụm tàu Liêu Ninh mang một thông điệp chính trị hơn là một tàu chiến ghê gớm do các hạn chế về trọng tải và bãi đáp cho J-15, theo  Bernard "Bud" Cole, một chuyên gia hải quân Trung Quốc tại học viện Chiến tranh Quốc gia Mỹ cho biết.   
Ông cho rằng phiên bản tàu sân bay tương lai của Trung Quốc có thể sẽ được trang bị máy bay chiến đấu tàng hình J-31 nhẹ hơn.
Tàu Liêu Ninh có thể mang khoảng 22 chiến đấu cơ so với 72 chiếc của một tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ. Vì vậy, mỗi tàu sân bay của Trung Quốc có sức chiến đấu chỉ bằng một phần ba so với tàu sân bay Mỹ. Khả năng tác chiến của tàu ngầm Trung Quốc cũng yếu nên việc bảo vệ các tàu sân bay của Mỹ trước các tàu ngầm tấn công sẽ là một vấn đề.
Bốn tàu sân bay Trung Quốc với trọng tải trung bình sẽ không phải là một mối đe dọa đáng kể so với uy lực của Hải quân Mỹ, ông Cliff nhận định thêm. Tuy nhiên, chúng sẽ cung cấp cho Trung Quốc khả năng phô trương sức mạnh trước các nước nhỏ hơn ở bên ngoài phạm vi của các chiến đấu cơ trên đất liền của Trung Quốc. 
Nguyễn Hường