Máy bay chiến đấu J-15 |
Tân Hoa xã ngày 19 tháng 1 đưa tin, trang mạng "Strategy Page" Mỹ ngày 16 tháng 1 cho biết, loại máy bay chiến đấu chế tạo riêng đầu tiên cho tàu sân bay J-15 của Trung Quốc hầu như đã trang bị cổng/pod tiếp dầu trên không. Những hệ thống này có thể cung cấp dầu cho máy bay chiến đấu.
Theo bài báo, như vậy, khi một chiếc tàu sân bay cất cánh 4 chiếc máy bay chiến đấu, trong đó 2 chiếc có thể lắp pod tiếp dầu, đồng thời chuyển nhiên liệu cho 2 chiếc khác, từ đó mở rộng thời gian và bán kính tác chiến cho 2 máy bay chiến đấu khác. Điều này cho thấy: Khi cất cánh, máy bay có thể mang theo tải trọng nhiều hơn.
Loại hệ thống tiếp dầu này thích hợp với tàu sân bay áp dụng hệ thống STOBAR (cất cánh cự ly ngắn và dùng cáp hãm đà khi hạ cánh), loại tàu sân bay này (như tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc) sử dụng đường băng kiểu nhảy cầu thay cho đường băng máy phóng.
Tàu sân bay quân Mỹ áp dụng nhiều hệ thống CATOBAR (đường băng kiểu máy phóng), làm cho máy bay cất cánh có thể mang trọng lượng (nhiên liệu hoặc vũ khí) nhiều hơn so với máy bay chiến đấu cất cánh kiểu nhảy cầu.
Máy bay chiến đấu của Mỹ và Nga đều có hệ thống pod, nhưng, trước đây chưa từng nhìn thấy hệ thống này trên máy bay chiến đấu Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu J-15 |
Theo bài báo, máy bay chiến đấu J-15 bắt đầu đưa vào sản xuất quy mô lớn vào cuối năm 2013, cách thời gian một số máy bay chiến đấu J-15 bị phát hiện hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh đã 1 năm.
Sau đó, nhiều máy bay chiến đấu J-15 xuất hiện ở căn cứ hải quân, hơn nữa sơn màu xám cho máy bay chiến đấu, chứ không phải màu vàng của máy bay thử nghiệm.
Đến cuối năm 2013, đã chế tạo khoảng 20 máy bay chiến đấu J-15 dùng cho thử nghiệm. Lô đầu tiên 5 chiếc máy bay chiến đấu chuyên dùng để thử nghiệm, còn sau đó rõ ràng có ý thông qua điều chỉnh và sửa chữa (giải quyết vấn đề bị phát hiện trong giai đoạn thử nghiệm), sau đó đưa vào sử dụng thực tế.
Điều này giúp cho Trung Quốc có thể sử dụng máy bay để huấn luyện cho phi công và nhân viên trên tàu sân bay nhằm thao tác tàu sân bay thực tế. Quá trình này có thể cần phải mất thời gian tới chục năm để đào tạo được một đội ngũ sĩ quan và binh lính nòng cốt, quản lý an toàn và hiệu quả một số hoạt động có tính chất nguy hiểm rất cao.
Bài báo cho rằng, mọi người đã sớm chú ý tới vấn đề là: do hệ thống cất cánh kiểu nhảy cầu của tàu sân bay Liêu Ninh, máy bay chiến đấu J-15 không thể mang theo nhiều bom hoặc tên lửa chống hạm cất cánh từ tàu sân bay này.
Đường băng kiểu nhảy cầu không có vấn đề gì đối với máy bay chiến đấu thực hiện nhiệm vụ phòng không, nhưng không có nhiều khả năng thực hiện nhiệm vụ yêu cầu trọng tải nặng.
Tàu sân bay Liêu Ninh |
Trái lại, thiết kế tàu sân bay mới của Trung Quốc đang chế tạo hầu như áp dụng điều khiển kiểu máy phóng (đường băng bằng phẳng, chứ không theo kiểu nhảy cầu).
Thiết kế bánh trước của J-15 cũng có thể đáp ứng được cất cánh đường băng kiểu máy phóng. Ngoài ra, máy bay chiến đấu J-15 trên tàu Liêu Ninh một khi cần thực hiện nhiệm vụ tấn công tầm xa nào đó (sử dụng bom thông minh hoặc tên lửa chống hạm), thì có thể sử dụng pod tiếp dầu.
Bài báo cho biết, trong phần lớn thời gian 10 năm qua, Trung Quốc luôn tập trung nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu J-15, đây là phiên bản máy bay tàu sân bay của máy bay chiến đấu Su-27 Nga. Loại máy bay này đã có một phiên bản Nga tên là Su-33.
Nga từ chối bán máy bay chiến đấu Su-33 cho Trung Quốc, bởi vì khi đó họ quan ngại việc Trung Quốc đang sao chép máy bay chiến đấu Su-27 (tức là máy bay chiến đấu J-11), hơn nữa Trung Quốc hoàn toàn không muốn mua số lượng lớn máy bay Su-33, chỉ muốn mua 2 chiếc để đánh giá, thẩm định.
Cuối cùng, vào năm 2001, Trung Quốc đã mua được máy bay mẫu Su-33 từ Ukraine. Ukraine đã kế thừa một số máy bay chiến đấu loại này sau khi Liên xô giải thể.
Tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp Nimitz, Hải quân Mỹ |
Theo bài báo, chế tạo lô máy bay mẫu đầu tiên của J-15 mất 2 năm, đồng thời đã tiến hành bay thử lần đầu tiên vào năm 2010. Tiến triển này làm cho người Nga rất không hài lòng. Chuyên gia hàng không Nga công khai châm biếm J-15, nghi ngờ các kỹ sư Trung Quốc có khả năng sao chép tính năng quan trọng của máy bay chiến đấu Su-33.
Điều này còn chưa rõ, Trung Quốc trước đây từng bị thất bại khi sao chép công nghệ quân sự Nga. Nhưng, người Trung Quốc luôn có kinh nghiệm phong phú ăn cắp công nghệ của nước ngoài, vì vậy, tính năng của J-15 hứa hẹn ít nhất có thể ngang ngửa với Su-33.
Trung Quốc từng công khai khoe khoang rằng, J-15 có tính năng tương đương với máy bay chiến đấu F-18E nặng 30 tấn của Mỹ. Điều này còn chưa rõ, J-15 nặng 33 tấn hiện càng giống với máy bay chiến đấu F-18A phiên bản khá sớm, nặng 23 tấn (tương đương ngoại hình của F-18E, nhưng thiết kế rất không giống nhau).
Máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet được máy bay KC-135 tiếp dầu trên không. |
Đồng thời, bản thân Nga đã chấm dứt sử dụng máy bay chiến đấu Su-33, chuyển sang sử dụng máy bay chiến đấu MiG-29K rẻ hơn (Ấn Độ cũng đang sử dụng loại máy bay này).
Máy bay chiến đấu Su-33 nặng 33 tấn và MiG-29K nặng 21 tấn đều được thiết kế cho 3 tàu sân bay lớp Kuznetsov chế tạo vào thập niên 80 của thế kỷ 20 của Liên Xô cũ. Chiếc thứ hai của lớp này mang tên Varyag sau này đã bán cho Trung Quốc và đã cải tạo thành tàu sân bay Liêu Ninh.