Ông Thôi Thiên Khải - Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ |
Mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 12 tháng 5 đưa tin, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải ngày 11 tháng 5 trả lời phỏng vấn báo chí ở Houston đã nói về vấn đề Biển Đông.
Theo tuyên truyền ngọt xớt của Thôi Thiên Khải, Trung Quốc từ trước đến nay thực hiện quan điểm "người không phạm đến ta, ta sẽ không phạm đến người", các nước khác không cần thiết lo ngại ý đồ của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ông ta nói: Mặc dù bị nghi ngờ một cách khó hiểu, Trung Quốc sẽ không bài xích Mỹ, vẫn sẵn sàng "cung cấp dịch vụ" cho tàu thuyền Mỹ ở các đảo đá trên Biển Đông, "trong tương lai nếu tàu thuyền của họ đi qua đó, có nhu cầu tránh gió, dẫn đường, dịch vụ trên các phương diện, chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho họ".
Đại sứ Trung Quốc ở Mỹ thừa nhận xây căn cứ quân sự tại quần đảo Trường sa
(GDVN) - Thôi Thiên Khải tuyên truyền "lập trường Trung Quốc" trong vấn đề Biển Đông, thừa nhận xây dựng căn cứ quân sự ở quần đảo Trường Sa, lòe bịp "dịch vụ công"...
Ngoài ra, đối với việc Mỹ yêu cầu Trung Quốc điều tra các cuộc tấn công mạng nhằm vào Mỹ, Thôi Thiên Khải nói rằng, Trung Quốc sẽ làm việc theo pháp luật, nhưng sự lên án của Mỹ thường thiếu bằng chứng tin cậy.
Ngày 11 tháng 5, ông Thôi Thiên Khải được mời tham gia ăn trưa với phân hội Texas của Hiệp hội châu Á tại Houston, tại đây, ông này đã phát biểu về tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương và sự tương tác giữa Trung-Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.
Foster - Chủ tịch phân hội bang Texas, Neel Bush - con cựu Tổng thống Bush Mỹ, Lý Cường Dân - tổng lãnh sự Trung Quốc tại Houston, cùng hơn 100 người thuộc chính giới, thương nhân, học giả của khu vực Houston đã tham gia bữa ăn này.
Thôi Thiên Khải nói: "Việc xây dựng đảo đá Biển Đông trước hết là việc được tiến hành trên đảo đá của Trung Quốc, thuộc phạm vi chủ quyền của Trung Quốc, nước khác không nên nói ra nói vào. Các báo cáo công bố gần đây, trong đó có Trung tâm nghiên cứu và chiến lược quốc tế Mỹ cũng cho thấy, nước khác đã sớm tiến hành công trình bồi đắp, tôn tạo nhiều năm ở Biển Đông".
"Việc xây dựng đảo của Trung Quốc chủ yếu là để cung cấp dịch vụ có tính chất dân dụng. Hơn nữa, chúng tôi từ trước đến nay thực hiện 'người không phạm đến ta thì ta không phạm đến người'. Đa xây dựng ở đá ngầm mà chúng tôi có chủ quyền, người khác chỉ cần không đến khiêu khích, xâm phạm thì sẽ không lo ngại. Chúng tôi sẽ không đi làm những việc mà một số nước quen làm".
"Giải quyết bất đồng trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc và Mỹ cần thiện chí, cam kết chính trị và ý nguyện chính trị. Hai nước cần có thái độ mang tính xây dựng, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau để giải quyết vấn đề. Trung Quốc sẽ không bài xích Mỹ, vẫn sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho Mỹ ở các đảo đá trên Biển Đông".
Thôi Thiên Khải - Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ |
"Hiện nay, chúng tôi vẫn chưa xây xong, một số người Mỹ đã vô cùng nghi ngờ, chúng tôi cũng không biết tại sao. Đương nhiên, cho dù như vậy thì chúng tôi cũng sẽ không bài xích, trong tương lai, nếu tàu thuyền của họ đi qua đó, có nhu cầu tránh gió, dẫn đường, dịch vụ trên các phương diện, chúng tôi vẫn sẵn sàng cung cấp cho họ" - Thôi Thiên Khai "thơn thớt nói cười".
Ngoài ra, đối với việc gần đây Chính phủ Mỹ yêu cầu Trung Quốc điều tra các sự kiện tấn công mạng nhằm vào Mỹ, Thôi Thiên Khải nói: "Các cơ quan liên quan của hai nước Trung Quốc và Mỹ tiến hành trao đổi, Trung Quốc kiên quyết phản đối tội phạm mạng, bất cứ nước nào nếu có thể cung cấp bằng chứng tin cậy, Trung Quốc sẽ làm việc theo pháp luật".
Trung Quốc tức giận chống chế dư luận, quay sang chỉ trích vô lý Việt Nam
(GDVN) - Một loạt các tuyên bố của cộng đồng quốc tế về hoạt động phi pháp của Trung Quốc đã làm Trung Quốc giãy nảy, ra sức chống chế, lộ rõ lòng tham lố bịch.
"Mỹ thường đưa ra lên án như vậy, nhưng rất ít cung cấp bằng chứng tin cậy cho chúng tôi. Anh muốn chúng tôi điều tra, chúng tôi cũng không biết điều tra từ đâu. Ngoài ra, về năng lực mạng, Mỹ bất kể về tấn công hay phòng thủ đều có năng lực mạnh nhất thế giới. Cho nên, logic thông thường là, nước tương đối yếu lo ngại hơn nước có công nghệ mạnh, chứ không phải ngược lại".
Như vậy, Thôi Thiên Khải tiếp tục giở giọng tuyên truyền xuyên tạc, đánh lừa dư luận về chủ quyền ở Biển Đông với người Mỹ, ra giọng "ta đây phong độ nước lớn - cung cấp dịch vụ an ninh công" cho người khác - nhưng thực chất "bụng một bồ dao găm", muốn xác lập chủ quyền đảo đá đã cướp bằng chiến tranh xâm lược đẫm máu của Việt Nam - PV.
Từ miệng lưỡi của Thôi Thiên Khải, người ta sẽ nhớ đến câu "Bề ngoài thơn thớt nói cường/ Mà trong nham hiểm giết người không dao" của đại thi hào Nguyễn Du, câu thơ này áp dụng rất phù hợp với kẻ bành trướng lãnh thổ “đường lưỡi bò” trên Biển Đông - PV.
Ông Khải nói nước khác cũng đã bồi đắp, tôn tạo nhiều năm, nhưng, như Philippines nói, việc xây dựng này được tiến hành trước khi có Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, hơn nữa, nằm trong phạm vi chủ quyền của Việt Nam với đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý tin cậy - PV.
Trung Quốc đang xây dựng tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam |
Ông Khải nói, Trung Quốc xây dựng phi pháp đảo đá chủ yếu để cung cấp dịch vụ có tính chất dân dụng, nhưng chính ông gần đây thừa nhận đang xây dựng “cơ sở quân sự” ở Trường Sa của Việt Nam - PV.
Từ phát biểu của Thôi Thiên Khải, nhận thấy, Trung Quốc tiếp tục tìm mọi cách để Mỹ không can thiệp vào vấn đề Biển Đông, nhưng đây không phải là xu thế mà ông Khải mong muốn. Bởi vì, mọi dấu hiệu cho thấy, Mỹ và đồng minh đang ngày càng tăng cường can dự vào vấn đề Biển Đông - PV.
Trung Quốc phản ứng việc Tư lệnh Mỹ kêu gọi ASEAN tuần tra Biển Đông
(GDVN) - Trung Quốc nói tướng Mỹ phát biểu vô trách nhiệm, đòi các nước ngoài khu vực không can thiệp, tiếp tục đòi đàm phán song phương về Biển Đông...
Do đó, tư tưởng “người không phạm ta thì ta không phạm người” tưởng là tốt đẹp, nhưng cũng cần hết sức cảnh giác. Trên thực tế, Mỹ và nhiều nước khác có “lợi ích quốc gia” ở Biển Đông, rõ nhất là Nhật Bản, đó là an ninh hàng hải. Bởi thế mà Nhật Bản vừa có 2 cuộc diễn tập với Philippines trên Biển Đông và trong thời gian tới có thể cùng Mỹ tuần tra ở Biển Đông - PV.
Việc Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp đảo nhân tạo trên Biển Đông gần đây đã bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ, không chỉ Philippines, Việt Nam, mà có cả ASEAN, Mỹ và nhiều nước khác. Trung Quốc rõ ràng đã xâm phạm nghiêm trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cản trở xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và xâm phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế - PV.
Phải luôn luôn khẳng định rằng, Trung Quốc có cực nam là đảo Hải Nam, không hề có chủ quyền ở các đảo đá trên Biển Đông, do đó mọi việc làm đòi áp đặt yêu sách bành trướng “đường lưỡi bò” tham lam vô độ đều là hành vi bất hợp pháp, chứ không nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc như Thôi Thiên Khải rêu rao không biết ngượng mồm - PV.
Trung Quốc gần đây còn có một số tuyên truyền rất hay và rất đáng áp dụng cho Trung Quốc, ví dụ như người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh nói ngày 4 tháng 5 rằng “hành vi phi pháp không sinh ra quyền lợi hợp pháp và hiệu lực”.
Hoa Xuân Oánh - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc |
Đúng vậy, dựa trên nguyên tắc này, hành vi xâm lược của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào các năm 1956, 1974, 1988, 1995…, đối với bãi cạn Scarborough vào năm 2012 sẽ không đem lại chủ quyền cho Trung Quốc - PV.
Ông Thôi Thiên Khải cũng nói một câu rất hay, đó là: “Nước tương đối yếu lo ngại nước có công nghệ mạnh, chứ không phải ngược lại”. Nói về tấn công mạng, có lẽ Trung Quốc không phải là “nước yếu”, đương nhiên không mạnh bằng Mỹ, song cũng đã gây lo ngại - PV.
Song, câu nói này của ông ta cũng nên được áp dụng cho vấn đề Biển Đông. Trung Quốc mạnh hơn các nước ven Biển Đông khác, nhất là về vũ lực, vậy thì hà cớ gì Trung Quốc lo ngại các nước này, cớ gì Trung Quốc bảo ỷ “bé” làm hại “lớn”. Sao Trung Quốc không dám tham gia vụ kiện về vấn đề Biển Đông của Philippines? - PV.