Học giả Mỹ muốn Đài Loan tham gia gây sức ép lên "đường lưỡi bò"

21/05/2015 18:49
Việt Dũng (dịch)
(GDVN) - Đài Loan và Trung Quốc không căn cứ vào Công ước Liên hợp quốc về Luật biển và luật pháp quốc tế để làm rõ yêu sách "đường lưỡi bò".
Hoạt động phi pháp của Đài Loan trên đảo Ba Bình - thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Hoạt động phi pháp của Đài Loan trên đảo Ba Bình - thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam

Tờ “Nhân Dân” Trung Quốc ngày 20 tháng 5 có bài viết cho rằng, Mỹ gần đây can thiệp vào tranh chấp Biển Đông gây ra căng thẳng tình hình (thực ra do Trung Quốc là chính - PV). Học giả Mỹ cho rằng: “Do chỉ có Đài Loan có thể gây sức ép với Trung Quốc, làm rõ yêu sách đường chín đoạn”.

Theo bài báo, nhà nghiên cứu Lynn Kuok của Viện Brookings Mỹ ngày 18 tháng 5 đã viết bài nói về lập trường của Đài Loan trong vấn đề Biển Đông, cho rằng, Đài Loan và Trung Quốc không căn cứ vào Công ước Liên hợp quốc về Luật biển và luật pháp quốc tế để làm rõ yêu sách "đường 11 đoạn" hoặc "đường chín đoạn" (đường lưỡi bò).

Nhưng, năm 2014, Đài Loan nói yêu sách của họ là "căn cứ vào địa hình, địa mạo" và "phù hợp với Công ước Luật biển và luật pháp quốc tế", đồng thời muốn áp dụng "Sáng kiến hòa bình biển Hoa Đông" cho Biển Đông.

Học giả Mỹ muốn Đài Loan tham gia gây sức ép lên "đường lưỡi bò" ảnh 2

Quyền lợi của Việt Nam sẽ không mất đi vì “đá hóa đảo” của Trung Quốc

(GDVN) - Theo báo Đức, ở Biển Đông, Tập Cận Bình muốn gì thì ông ta sẽ lấy cái đó. Trong ý thức của ông ta, Biển Đông là thứ thuộc về ông ta.

Theo bài viết, Đài Loan nếu muốn mở rộng không gian chính trị ở Biển Đông một cách thích hợp, trước hết cần không được tránh né yêu sách "đường 11 đoạn";

Thứ hai, thận trọng xử lý trong giáo dục công về vấn đề Biển Đông, tránh gây ra tình cảm "dân tộc chủ nghĩa", đồng thời căn cứ vào Công ước Luật biển để "cung cấp bằng chứng đảo Ba Bình (của Việt Nam) thích hợp với đời sống kinh tế".

Tại phiên điều trần Quốc hội Mỹ, chuyên gia vấn đề châu Á Glaser cho rằng, từ nay đến tháng 1 năm 2016, cuộc tổng tuyển cử là cơ hội để Đài Loan làm rõ "đường 11 đoạn", nếu việc này để Đảng Dân Tiến lên cầm quyền thực hiện trong tương lai sẽ gây lo ngại, bởi vì phản ứng của Bắc Kinh sẽ mạnh hơn rất nhiều.

Glaser cho rằng, Mỹ cần liên tục khuyến khích Đài Loan làm rõ nội hàm "đường 11 đoạn", nói rõ nguyên nhân vạch ra (vẽ bậy) trước đây, qua đó để Bắc Kinh làm rõ nội hàm "đường chín đoạn" (vẽ bậy).

Đối với vấn đề này, Bộ Ngoại giao Đài Loan ngày 19 tháng 5 cho biết, Đài Loan sẵn sàng tích cực tham gia cơ chế đối thoại và hợp tác, dùng phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp, bảo vệ hòa bình khu vực.

Phủ Tống thống Đài Loan cho biết, Đài Loan hy vọng trong giải quyết vấn đề Biển Đông tương lai có thể "tham gia đầy đủ", và hy vọng tham khảo "Sáng kiến hòa bình biển Hoa Đông", thông qua "chủ quyền không thể chia cắt, nhưng tài nguyên có thể chia sẻ" để giải quyết vấn đề.

Trên thực tế, khi Đài Loan và Trung Quốc vẽ bậy ra "đường 11 đoạn" hay "đường chín đoạn" (đường lưỡi bò), dùng vũ lực để ăn cướp biển đảo của Việt Nam thì họ không có chủ quyền đối với nó. Đài Loan cần nhanh chóng từ bỏ hoàn toàn yêu sách vô lý của mình - PV.

Đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Việt Dũng (dịch)