Mỹ đe dọa Trung Quốc, Nga cần tận dụng tăng quân ở Viễn Đông

29/01/2014 08:39
Đông Bình
(GDVN) - Sự tương tác giữa các nước lớn, đặc biệt là Mỹ tập trung ngăn chặn Trung Quốc đem lại cơ hội cho Nga thâm nhập khu vực châu Á-Thái Bình Dương để đạt lợi ích.
Hạm đội Thái Bình Dương Nga
Hạm đội Thái Bình Dương Nga

Đài tiếng nói nước Nga ngày 28 tháng 1 đưa tin, Mỹ vẫn đang tiếp tục khuếch trương sức mạnh quân sự ở Thái Bình Dương.

Ở đó đã có 50% trở lên tàu ngầm hạt nhân của Mỹ. Hiện nay, Thái Bình Dương đang từng bước trở thành khu vực cạnh tranh giữa các nước lớn trên thế giới. Moscow cũng quan tâm rất lớn đến khu vực này.

Ngăn chặn và đe dọa

Phân bố lực lượng chiến đấu chủ lực của hải quân các nước lớn trên thế giới hiện nay có thể phản ánh đầy đủ nhất sự thay đổi tình hình chính trị toàn cầu.  

Trên thực tế, trong toàn bộ thời gian Chiến tranh Lạnh, sức mạnh chủ yếu của Hải quân Mỹ đều tập trung ở Đại Tây Dương, trong khi đó hạm đội mạnh nhất chính là Hạm đội 2 của Mỹ ở Đại Tây Dương - thời kỳ Liên Xô cũng được gọi là hạm đội cơ động 2.

Mãi đến giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, nó luôn là hạm đội mạnh nhất, sau này bắt đầu co lại, năm 2011 bị xóa bỏ.

Khu vực trách nhiệm của Hạm đội 2 Đại Tây Dương do Hạm đội 6 (chủ yếu phụ trách Địa Trung Hải) và Hạm đội 4 (kiểm soát vùng biển xung quanh Nam Mỹ) phân chia đảm nhiệm.

Nhưng, chủ lực của Hải quân Mỹ lúc này đã bắt đầu chuyển dịch tới Thái Bình Dương - khu vực trách nhiệm của Hạm đội 7.

Năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là ông Leon Panetta công khai cho biết, Mỹ có kế hoạch tập trung chủ lực ở khu vực Thái Bình Dương. Cán cân sức mạnh lý tưởng của Thái Bình Dương và Đại Tây Dương được cho là 60 : 40.

Tàu săn ngầm cỡ lớn Shaposhnikov của Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Nga
Tàu săn ngầm cỡ lớn Shaposhnikov của Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Nga

Hải quân Mỹ là công cụ linh hoạt nhất của lực lượng vũ trang nước này, đồng thời hoàn thành nhiệm vụ kép ngăn chặn và đe dọa đối thủ tiềm tàng.

Đối tượng ngăn chặn và uy hiếp ở Thái Bình Dương rất rõ ràng: đó chính là Trung Quốc, nước đang thực hiện kế hoạch xây dựng hải quân mạnh, bao gồm kế hoạch chế tạo 4 tàu sân bay.

Nếu cân nhắc tới việc Mỹ có kế hoạch triển khai 6 tàu sân bay ở Thái Bình Dương, trong đó một phần thường xuyên qua lại vịnh Ba Tư và toàn bộ Trung Đông, thì đối với Trung Quốc, cán cân sức mạnh hoàn toàn không phải là không đáng tin cậy.

Tuy nhiên, mối đe dọa do Hải quân Mỹ tạo ra vẫn rất lớn. Mỹ luôn có ý đồ tìm kiếm lợi ích từ vị thế của họ, trong đó có xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển, cải thiện rất lớn tính cơ động cho họ. Phần lớn tàu chiến lắp tên lửa đánh chặn SM-3 được triển khai ở Thái Bình Dương.

Cơ hội của Nga

Theo bài báo, phải thấy được rằng, sức chú ý của Mỹ đối với Viễn Đông trong kế hoạch quân sự chủ yếu tập trung vào Trung Quốc - nước có thực lực kinh tế và quân sự  ngày càng tăng.

Còn có một nước nữa là CHDCND Triều Tiên: do tính chất khó dự đoán và kho vũ khí hạt nhân của nước này cũng sẽ tạo ra mối đe dọa. Chính nhân tố CHDCND Triều Tiên khiến cho Mỹ triển khai nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa trên tàu chiến như vậy ở khu vực này.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey Nga
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey Nga

Trong kế hoạch quân sự của Mỹ, Nga không có tính chất là đối thủ khả năng nhất. Nếu đến Thái Bình Dương thì ở đây, đối với Nga, thực tế nhất là mối đe dọa có thể đến từ Nhật Bản.

Nhật Bản luôn yêu cầu đòi lại chủ quyền quần đảo Nam Kuril. Nhưng, nỗ lực này của người Nhật Bản thực chất không thể được người Mỹ ủng hộ.

Do đối đầu với Trung Quốc, Mỹ cần hơn một nước Nga hữu nghị. Nga lại đang khôi phục hiện diện quân sự của mình ở Viễn Đông, bao gồm có kế hoạch xây dựng lực lượng hải quân.

Trong mấy năm tới, hạm đội sẽ có các vũ khí trang bị mới như tàu hộ vệ mới, tàu ngầm (gồm tàu mới và tàu nâng cấp), tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral.

Nhiệm vụ chính của hạm đội cũng vì vậy sẽ thay đổi - từ trực tiếp đối đầu với Hải quân Mỹ chuyển sang giải quyết nhiệm vụ thường ngày - từ tăng cường phòng thủ quần đảo Kuril đến đấu tranh với cướp biển.

Trong tương lai, giống như Mỹ, ở Thái Bình Dương cũng cần tập tập trung phần lớn tàu chiến của Hải quân Nga - vấn đề chủ yếu là phải xây dựng hạ tầng cơ sở bờ biển tương ứng.

Nhưng, tiền đề chủ yếu làm cho Moscow cảm thấy yên tâm không phải là vũ khí, mà là các nước lớn ở khu vực này - quan hệ hữu nghị giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Như vậy, Nga có khả năng phát triển hạm đội của họ, phát triển kinh tế ở Thái Bình Dương, không còn lo ngại sẽ bỏ dở việc thực hiện kế hoạch do nguyên nhân ngoại giao.

Máy bay chiến đấu tàng hình T-50 Nga
Máy bay chiến đấu tàng hình T-50 Nga
Đông Bình