Mỹ sẽ thiết lập "Bộ tư lệnh máy bay ném bom" đối phó Trung Quốc

27/04/2015 06:08
Việt Dũng
(GDVN) - Không quân Mỹ cần tư duy mới ứng phó mối đe dọa không ngừng gia tăng từ Trung Quốc, Bộ Tư lệnh Tấn công toàn cầu sẽ tập hợp tất cả máy bay ném bom cỡ lớn...

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 26 tháng 4 dẫn trang mạng nguyệt san "Lợi ích quốc gia" Mỹ ngày 23 tháng 4 đăng bài viết "Máy bay ném bom Mỹ làm thế nào có thể trở nên sát thương hơn" của nhà nghiên cứu cao cấp James Hasik, Trung tâm nghiên cứu các vấn đề an ninh quốc tế Brent Scowcroft.

Theo bài viết, trong tuần này, Không quân Mỹ tuyên bố sẽ tập trung tất cả máy bay ném bom hạng nặng vào Bộ Tư lệnh Tấn công toàn cầu. Việc làm này sẽ đưa tất cả máy bay ném bom cỡ lớn (bao gồm những máy bay ném bom tấn công tầm xa sắp đưa vào hoạt động) đặt dưới một tổ chức duy nhất.

Mặc dù yêu cầu về máy bay ném bom tấn công tầm xa vẫn chưa được công khai, nhưng xu thế công nghệ cho thấy sẽ mở rộng đặt ra nhiệm vụ đối với nó. Cùng với sự xuất hiện của khả năng mới, "Bộ Tư lệnh Máy bay ném bom" mới - cấu trúc khổng lồ này có lẽ sẽ đưa ra một số tư duy thực sự mới mẻ, hơn nữa, Không quân Mỹ cũng thực sự cần tư duy mới để ứng phó với mối đe dọa không ngừng gia tăng từ Trung Quốc.

Bộ Tư lệnh Tấn công toàn cầu được thành lập (lại) vào năm 2009, trụ sở Không quân khi đó kết hợp máy bay ném bom B-52 và B-2A có năng lực hạt nhân của đội hàng không 8 với tên lửa Minuteman-III của đội hàng không 20.

Nhưng, máy bay B-1B (đã bỏ đi năng lực hạt nhân) đã được giữ lại ở đội hàng không 12 của Bộ Tư lệnh Tác chiến không quân, chúng bắt đầu triển khai cho đội hàng không này từ năm 1992 - năm Bộ Tư lệnh Tác chiến không quân được thành lập dựa trên sự sáp nhập của Bộ Tư lệnh Không quân chiến lược và Bộ Tư lệnh Không quân chiến thuật thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Mỹ
Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Mỹ

Vì vậy, sự điều chỉnh lần này trên thực tế là cải tạo Bộ Tư lệnh Tấn công toàn cầu thành một Bộ Tư lệnh Máy bay ném bom và Tên lửa. Nhưng, không thể nói phần còn lại của Bộ Tư lệnh Không quân là một Bộ Tư lệnh Máy bay chiến đấu, bởi vì nó còn bao gồm các máy bay thực hiện nhiệm vụ trinh sát, theo dõi, giám sát, tấn công và cứu viện.

Điều này cho thấy, động cơ trực tiếp nhất thành lập Bộ Tư lệnh Tấn công toàn cầu có lẽ là tập trung các máy bay ném bom với nhau. Chính như thông cáo báo chí đã nói: "Một bộ tư lệnh duy nhất sẽ đưa ra một tiếng nói thống nhất để giữ tiêu chuẩn cao (cung cấp đào tạo cho nhiệm vụ tác chiến tầm xa đột phá phòng không)". Điều này hoàn toàn không phải là nói, một bộ tư lệnh gồm máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và tất cả máy bay khác có thể làm tốt hơn, hơn nữa có lẽ xem ra có một chút màu sắc của tinh thần tập thể.

Như vậy, Bộ Tư lệnh Máy bay ném bom được thành lập lại này sẽ có những khác biệt nào? Trước hết, nhiệm vụ cốt lõi không còn là, cũng sẽ không phải là nhiệm vụ chủ yếu của Không quân Mỹ. Nhưng, có thể khẳng định hơn, những máy bay ném bom tấn công tầm xa tương lai đó có thể sẽ làm cho năng lực tác chiến không chỉ giới hạn ở ném bom.

Hiện nay, bên ngoài còn biết ít về quy cách/yêu cầu rõ ràng của loại máy bay này, nhưng nó rất có khả năng là một hệ thống cảm biến bay, điểm này rất giống với máy bay F-35. Giả định loại máy bay này sẽ không gặp trở ngại phần mềm (giống như F-35), thì nó có thể đóng vai trò là “tàu hộ vệ” của hoạt động bay - phát huy vai trò trinh sát, theo dõi, ném bom, thậm chí còn tấn công máy bay chiến đấu địch.

Chính như John Stillion đã viết trong luận văn mới "Xu thế tác chiến không đối không: Ảnh hưởng tới quyền kiểm soát trên không trong tương lai" của ông, hoạt động không chiến hầu như không còn liên quan đến “đánh giáp lá cà”, bởi vì nếu có bộ cảm biến thích hợp, máy bay ném bom cỡ lớn có thể bảo vệ nó tránh bị máy bay ném bom tập kích. Quả thật, thể tích máy bay càng lớn, hệ thống bộ cảm biến lớn hơn sẽ có thể dò tìm được phạm vi lớn hơn.

John Stillion còn cho rằng, do dung lượng khoang đạn của máy bay có hạn, hơn nữa hoàn toàn không phải tất cả tên lửa đều có thể bắn trúng, vì vậy, điều này có lợi hơn cho máy bay ném bom. Mấy năm gần đây, John Stillion làm việc ở Trung tâm phân tích của Công ty Northrop - Grumman, vì vậy, quan điểm của ông đối với máy bay ném bom tấn công tầm xa có lẽ ít nhất có thể đại diện cho quan điểm của một nhà thầu.

Vào đầu tháng này, Colin Clark của trang mạng quốc phòng mới nhất đã nhắc tới quan điểm của một nguồn tin trong ngành giấu tên, đó là, sự thay đổi logic phù hợp với công nghệ này của máy bay ném bom tấn công tầm xa có lẽ sẽ làm cho "hạt nhân của lực lượng điều động Mỹ sẽ do khoảng 400 chiếc máy bay loại này thực hiện".

Nhưng, nguồn tin này đã bày tỏ nghi ngờ về khả năng này: "Giới lãnh đạo không quân - chủ yếu gồm các phi công máy bay chiến đấu  - sẽ đưa ra phản ứng thế nào đối với việc sử dụng 'máy bay ném bom' để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát trên không?". Có lẽ họ sẽ không có cơ hội ngăn cản, bởi vì tư tưởng này đã có một Bộ tư lệnh thống nhất đối lập với họ đang ủng hộ.

Bộ Tư lệnh Máy bay ném bom mới cơ bản sẽ do các phi công máy bay chiến đấu lãnh đạo. Sự thật sẽ chứng minh, máy bay ném bom chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong Không quân Mỹ, hoặc là sẽ đóng vai trò then chốt rất tốt, hoặc là sẽ đóng vai trò then chốt rất tồi. Ở Thái Bình Dương rộng lớn, đối mặt với lượng lớn tên lửa tầm xa của Trung Quốc, tăng cường đặt ra nhiệm vụ đối với máy bay tầm xa có lẽ là đáng giá.

Việt Dũng